Sáng 7/6, tại buổi thảo luận được truyền hình trực tiếp chủ đề việc thực hiện chính sách pháp luật về thành lập trường, đầu tư và bảo đảm chất lượng đào tạo đối với giáo dục đại học, nghị trường Quốc hội “nóng” lên với hàng loạt ý kiến “xoáy” thẳng vào một số tồn tại mang tính “kinh niên” của ngành giáo dục nước nhà.
Dễ dãi trong việc thành lập mới đại học, cao đẳng
Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát chỉ rõ thời gian qua, việc thành lập trường đại học chưa căn cứ đầy đủ vào nhu cầu về nhân lực cũng như khả năng đầu tư của cả nước và từng địa phương, chưa gắn với việc nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo.
Việc thực hiện cam kết nêu trong đề án thành lập trường còn chậm. Chất lượng giáo dục đại học, đặc biệt là đối với nguồn nhân lực chất lượng cao nói chung chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
Chất lượng tuyển sinh đầu vào chưa cao, ít có tính sàng lọc ở bậc đào tạo sau đại học và đặc biệt bị coi nhẹ ở các hệ đào tạo không chính quy; nội dung, phương pháp đào tạo và quản lý giáo dục đại học chậm đổi mới.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đề nghị Chính phủ ban hành các tiêu chí xác định trường đại học, cao đẳng ngoài công lập hoạt động theo nguyên tắc “không vì lợi nhuận” và “vì lợi nhuận hợp lý” để áp dụng chính sách, chế độ ưu tiên phù hợp, đồng thời áp dụng chính sách đầu tư có trọng điểm theo kế hoạch trung và dài hạn để hình thành một số trường đại học có chất lượng đào tạo cao.
Cơ quan giám sát của Quốc hội cũng đề nghị quy định cụ thể trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ, ngành và Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố đối với các trường đại học, cao đẳng; quy định rõ mối quan hệ công tác giữa Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các bộ, ban, ngành liên quan trong quản lý giáo dục đại học; xác định rõ vai trò, trách nhiệm của bộ quản lý ngành đối với các trường thuộc lĩnh vực chuyên môn do bộ quản lý.
“Đừng để con em của chúng ta thành nạn nhân của kinh doanh giáo dục,” đại biểu Trương Văn Nọ (Long An) nhận xét như vậy khi đề cập đến công tác quản lý nhà nước đối với các cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng ngoài công lập.
Đại biểu Trương Văn Nọ cho rằng khoảng 5 năm gần đây, việc đăng ký thành lập các trường loại này có phần dễ dãi, chưa gắn với việc nâng cao chất lượng và hiệu quả trong đào tạo, khiến việc đầu tư vào giáo dục đại học bị dàn trải, manh mún.
Trong khi đó, nhiều trường mới thành lập, cơ sở vật chất chưa đảm bảo nhưng đã tổ chức tuyển sinh đào tạo. Một thực tế là đội ngũ giảng viên đại học tại các trường ngoài công lập hầu hết đều là cán bộ về hưu và giảng viên thỉnh giảng nên khó đảm bảo chất lượng.
Đại biểu Trương Văn Nọ đề nghị Chính phủ cần có các biện pháp chấn chỉnh các trường đang hoạt động mà chưa đúng quy định của pháp luật; xây dựng hệ thống chế tài đủ mạnh để áp dụng đối với các trường không thực hiện đúng cam kết khi đăng ký thành lập; bổ sung nguyên nhân và quy trách nhiệm cụ thể của Bộ chủ quản và địa phương trong công tác quản lý giáo dục đại học.
Đại biểu Đinh Ngọc Lượng (Cao Bằng) cho rằng việc cho phép nâng cấp và thành lập trường đại học, cao đẳng mới quá dễ dàng trong thời gian vừa qua đẫn đến số giảng viên có trình độ chuyên môn sâu tăng chậm, cơ sở vật chất của nhà trường chưa đáp ứng; làm ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra.
Đại biểu dẫn chứng từ 1998-2009 đã có tới 304 trường đại học, cao đẳng được thành lập, trong đó thành lập mới là 58 trường, còn lại là nâng cấp từ bậc học thấp hơn; nâng tổng số trường đại học, cao đẳng của nước ta lên 440 trường.
Tuy nhiên, 20% số trường ngoài công lập được thành lập mới lại chưa xây dựng trường tại các địa điểm đăng ký, thiếu cơ sở vật chất, thiếu thiết bị dạy học, phòng thực hành thí nghiệm, thư viện, ký túc xá... hoặc có trường tỷ lệ đất mới chỉ đạt 0,9 m2/sinh viên (trong khi quy định là 25m2/sinh viên).
Tuy nhiên, Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn giao chỉ tiêu tuyển sinh cho các cơ sở này mà không kiểm tra, xem xét các trường này có đủ điều kiện hoạt động giáo dục hay không, đại biểu Lượng nói.
Cũng theo đại biểu Đinh Ngọc Lượng, vấn đề đặt ra hiện nay là trong khi số giảng viên trường đại học hiện nay rất thiếu, tỷ lệ giảng viên đạt trình độ tiến sỹ mới đạt 10,16%, thạc sỹ mới đạt 37,31%; Bộ Giáo dục và Đào tạo thì chưa ban hành đủ các chương trình khung, giáo trình và tài liệu giảng dạy còn thiếu và lạc hậu, việc đổi mới phương pháp giảng dạy còn chậm, chuẩn giáo viên giảng dạy đại học chưa rõ ràng... nhưng quy mô đào tạo lại tăng rất nhanh.
Nhiều ý kiến thảo luận đồng tình với quan điểm này như đại biểu Triệu Thị Bình (Yên Bái), Quàng Thị Xuyến (Sơn La), Nguyễn Ngọc Minh (Ninh Thuận), Lý Kim Khánh (Cà Mau) cho rằng cần rà soát các tiêu chí hợp lý làm căn cứ để từng trường xác định tiêu chí tuyển sinh sát với năng lực đào tạo.
Đào tạo gắn với nghiên cứu khoa học
Các đại biểu Nguyễn Xuân Thuyết (Vĩnh Phúc), Nguyễn Minh Hồng (Nghệ An), Quàng Thị Xuyến (Sơn La) đều cho rằng để đảm bảo chất lượng đào tạo trong hệ thống giáo dục đại học, trước hết phải gắn giáo dục với nghiên cứu khoa học.
Các nước trên thế giới đào tạo được các cử nhân, tiến sỹ có chất lượng cao là vì họ luôn gắn đào tạo và nghiên cứu khoa học thành một khối thống nhất. Các thành tựu nghiên cứu khoa học mới luôn được đưa vào quá trình đào tạo, từ đó chương trình đào tạo được đổi mới, cập nhật không ngừng. Trong khi đó ở Việt Nam mặc dù có rất nhiều đề tài nghiên cứu nhưng việc đưa các đề tài đã được nghiên cứu, nghiệm thu vào ứng dụng thực tế của các trường rất hạn chế. Nhiều công trình khoa học chưa gắn với thực tiễn và đáp ứng đòi hỏi của cuộc sống.
Các đại biểu kiến nghị cần đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học, kỹ thuật và các đề tài khoa học thiết thực tham gia vào việc phát triển kinh tế, xã hội bên cạnh đó gắn kết đào tạo, giảng dạy với nghiên cứu, ứng dụng khoa học; có chính sách rõ ràng đối với những người tham gia nghiên cứu khoa học...
Cũng về vấn đề này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đề nghị Chính phủ nghiên cứu, đổi mới cơ chế, tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục đại học tăng cường hoạt động và nâng cao hiệu quả nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ.
Bên cạnh việc giao kinh phí đề tài, dự án như quy định hiện hành, cần thực hiện phân bổ kinh phí hoạt động khoa học thường xuyên cho cơ sở giáo dục đại học theo số lượng và trình độ cán bộ nghiên cứu cho các viện nghiên cứu; bổ sung hoàn thiện chính sách ưu đãi miễn, giảm thuế đối với việc chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ của các cơ sở giáo dục đại học; khôi phục biên chế nghiên cứu viên cho các trường đại học như trước những năm 1990./.
Dễ dãi trong việc thành lập mới đại học, cao đẳng
Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát chỉ rõ thời gian qua, việc thành lập trường đại học chưa căn cứ đầy đủ vào nhu cầu về nhân lực cũng như khả năng đầu tư của cả nước và từng địa phương, chưa gắn với việc nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo.
Việc thực hiện cam kết nêu trong đề án thành lập trường còn chậm. Chất lượng giáo dục đại học, đặc biệt là đối với nguồn nhân lực chất lượng cao nói chung chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
Chất lượng tuyển sinh đầu vào chưa cao, ít có tính sàng lọc ở bậc đào tạo sau đại học và đặc biệt bị coi nhẹ ở các hệ đào tạo không chính quy; nội dung, phương pháp đào tạo và quản lý giáo dục đại học chậm đổi mới.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đề nghị Chính phủ ban hành các tiêu chí xác định trường đại học, cao đẳng ngoài công lập hoạt động theo nguyên tắc “không vì lợi nhuận” và “vì lợi nhuận hợp lý” để áp dụng chính sách, chế độ ưu tiên phù hợp, đồng thời áp dụng chính sách đầu tư có trọng điểm theo kế hoạch trung và dài hạn để hình thành một số trường đại học có chất lượng đào tạo cao.
Cơ quan giám sát của Quốc hội cũng đề nghị quy định cụ thể trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ, ngành và Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố đối với các trường đại học, cao đẳng; quy định rõ mối quan hệ công tác giữa Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các bộ, ban, ngành liên quan trong quản lý giáo dục đại học; xác định rõ vai trò, trách nhiệm của bộ quản lý ngành đối với các trường thuộc lĩnh vực chuyên môn do bộ quản lý.
“Đừng để con em của chúng ta thành nạn nhân của kinh doanh giáo dục,” đại biểu Trương Văn Nọ (Long An) nhận xét như vậy khi đề cập đến công tác quản lý nhà nước đối với các cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng ngoài công lập.
Đại biểu Trương Văn Nọ cho rằng khoảng 5 năm gần đây, việc đăng ký thành lập các trường loại này có phần dễ dãi, chưa gắn với việc nâng cao chất lượng và hiệu quả trong đào tạo, khiến việc đầu tư vào giáo dục đại học bị dàn trải, manh mún.
Trong khi đó, nhiều trường mới thành lập, cơ sở vật chất chưa đảm bảo nhưng đã tổ chức tuyển sinh đào tạo. Một thực tế là đội ngũ giảng viên đại học tại các trường ngoài công lập hầu hết đều là cán bộ về hưu và giảng viên thỉnh giảng nên khó đảm bảo chất lượng.
Đại biểu Trương Văn Nọ đề nghị Chính phủ cần có các biện pháp chấn chỉnh các trường đang hoạt động mà chưa đúng quy định của pháp luật; xây dựng hệ thống chế tài đủ mạnh để áp dụng đối với các trường không thực hiện đúng cam kết khi đăng ký thành lập; bổ sung nguyên nhân và quy trách nhiệm cụ thể của Bộ chủ quản và địa phương trong công tác quản lý giáo dục đại học.
Đại biểu Đinh Ngọc Lượng (Cao Bằng) cho rằng việc cho phép nâng cấp và thành lập trường đại học, cao đẳng mới quá dễ dàng trong thời gian vừa qua đẫn đến số giảng viên có trình độ chuyên môn sâu tăng chậm, cơ sở vật chất của nhà trường chưa đáp ứng; làm ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra.
Đại biểu dẫn chứng từ 1998-2009 đã có tới 304 trường đại học, cao đẳng được thành lập, trong đó thành lập mới là 58 trường, còn lại là nâng cấp từ bậc học thấp hơn; nâng tổng số trường đại học, cao đẳng của nước ta lên 440 trường.
Tuy nhiên, 20% số trường ngoài công lập được thành lập mới lại chưa xây dựng trường tại các địa điểm đăng ký, thiếu cơ sở vật chất, thiếu thiết bị dạy học, phòng thực hành thí nghiệm, thư viện, ký túc xá... hoặc có trường tỷ lệ đất mới chỉ đạt 0,9 m2/sinh viên (trong khi quy định là 25m2/sinh viên).
Tuy nhiên, Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn giao chỉ tiêu tuyển sinh cho các cơ sở này mà không kiểm tra, xem xét các trường này có đủ điều kiện hoạt động giáo dục hay không, đại biểu Lượng nói.
Cũng theo đại biểu Đinh Ngọc Lượng, vấn đề đặt ra hiện nay là trong khi số giảng viên trường đại học hiện nay rất thiếu, tỷ lệ giảng viên đạt trình độ tiến sỹ mới đạt 10,16%, thạc sỹ mới đạt 37,31%; Bộ Giáo dục và Đào tạo thì chưa ban hành đủ các chương trình khung, giáo trình và tài liệu giảng dạy còn thiếu và lạc hậu, việc đổi mới phương pháp giảng dạy còn chậm, chuẩn giáo viên giảng dạy đại học chưa rõ ràng... nhưng quy mô đào tạo lại tăng rất nhanh.
Nhiều ý kiến thảo luận đồng tình với quan điểm này như đại biểu Triệu Thị Bình (Yên Bái), Quàng Thị Xuyến (Sơn La), Nguyễn Ngọc Minh (Ninh Thuận), Lý Kim Khánh (Cà Mau) cho rằng cần rà soát các tiêu chí hợp lý làm căn cứ để từng trường xác định tiêu chí tuyển sinh sát với năng lực đào tạo.
Đào tạo gắn với nghiên cứu khoa học
Các đại biểu Nguyễn Xuân Thuyết (Vĩnh Phúc), Nguyễn Minh Hồng (Nghệ An), Quàng Thị Xuyến (Sơn La) đều cho rằng để đảm bảo chất lượng đào tạo trong hệ thống giáo dục đại học, trước hết phải gắn giáo dục với nghiên cứu khoa học.
Các nước trên thế giới đào tạo được các cử nhân, tiến sỹ có chất lượng cao là vì họ luôn gắn đào tạo và nghiên cứu khoa học thành một khối thống nhất. Các thành tựu nghiên cứu khoa học mới luôn được đưa vào quá trình đào tạo, từ đó chương trình đào tạo được đổi mới, cập nhật không ngừng. Trong khi đó ở Việt Nam mặc dù có rất nhiều đề tài nghiên cứu nhưng việc đưa các đề tài đã được nghiên cứu, nghiệm thu vào ứng dụng thực tế của các trường rất hạn chế. Nhiều công trình khoa học chưa gắn với thực tiễn và đáp ứng đòi hỏi của cuộc sống.
Các đại biểu kiến nghị cần đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học, kỹ thuật và các đề tài khoa học thiết thực tham gia vào việc phát triển kinh tế, xã hội bên cạnh đó gắn kết đào tạo, giảng dạy với nghiên cứu, ứng dụng khoa học; có chính sách rõ ràng đối với những người tham gia nghiên cứu khoa học...
Cũng về vấn đề này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đề nghị Chính phủ nghiên cứu, đổi mới cơ chế, tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục đại học tăng cường hoạt động và nâng cao hiệu quả nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ.
Bên cạnh việc giao kinh phí đề tài, dự án như quy định hiện hành, cần thực hiện phân bổ kinh phí hoạt động khoa học thường xuyên cho cơ sở giáo dục đại học theo số lượng và trình độ cán bộ nghiên cứu cho các viện nghiên cứu; bổ sung hoàn thiện chính sách ưu đãi miễn, giảm thuế đối với việc chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ của các cơ sở giáo dục đại học; khôi phục biên chế nghiên cứu viên cho các trường đại học như trước những năm 1990./.
Quang Vũ-Phúc Hằng (TTXVN/Vietnam+)