Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các thành viên Chính phủ nghiêm túc kiểm điểm những chỉ tiêu không hoàn thành kế hoạch, đặc biệt là chỉ tiêu về môi trường, giá cả tăng cao... phân tích rõ nguyên nhân để tập trung chỉ đạo đạt hiệu quả.
Kết luận phiên họp thường kỳ tháng 12 thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội năm 2010 và triển khai kế hoạch năm 2011, cùng một số vấn đề khác, tổ chức ngày 29/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo các bộ, ngành tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, quan tâm công tác tuyên truyền.
Thủ tướng cũng chỉ đạo các thành viên Chính phủ chủ động cung cấp thông tin, đối thoại trên các cơ quan thông tấn, báo chí để nhân dân hiểu các chủ trương chính sách của Nhà nước, tạo đồng thuận thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội.
Về nhiệm vụ trong thời gian tới, Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành chức năng thực hiện quyết liệt các giải pháp đã đề ra; trong đó tập trung ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát. Coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, phấn đấu năm 2011 đạt mức tăng trưởng trên 7%.
Thủ tướng lưu ý Ngân hàng Nhà nước rút kinh nghiệm trong công tác điều hành chính sách tiền tệ, nhằm đảm bảo kiểm soát tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán và tín dụng ở mức hợp lý, thị trường ngoại tệ và thị trường vàng...
Ông Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các bộ, ngành tăng cường kiểm tra, giám sát tình hình giải ngân và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển, đồng thời đẩy nhanh tiến độ thi công nhằm đưa các công trình vào hoạt động theo kế hoạch.
Thủ tướng cũng đề nghị các bộ, ngành cần nâng cao dự báo tình hình, phát hiện nhanh nhạy những vấn đề mới phát sinh để chủ động xử lý, trong đó cần quan tâm xây dựng thể chế, cơ chế đặc biệt là những lĩnh vực yếu kém về quản lý đất đai, khoáng sản, đầu tư xây dựng, quản lý doanh nghiệp nhà nước... Các bộ, ngành sớm tổng kết đánh giá nhiệm kỳ công tác, đề xuất chức năng, nhiệm vụ phù hợp với quản lý ngành trình Quốc hội xem xét.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Văn phòng Chính phủ tiếp thu các ý kiến đóng góp vào báo cáo kiểm điểm sự chỉ đạo điều hành của các thành viên Chính phủ năm 2010, để đưa ra thảo luận tại Hội nghị của Chính phủ với các địa phương triển khai Nghị quyết của Quốc hội về nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2011; trong đó đánh giá những thuận lợi, khó khăn khách quan và chủ quan để có những giải pháp điều hành cụ thể phù hợp với điều kiện thực tiễn.
Thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội năm 2010, các thành viên Chính phủ nhất trí cho rằng mặc dù phải đương đầu với nhiều khó khăn, thách thức do hậu quả của khủng hoảng kinh tế thế giới, cộng với thiên tai khắc nghiệt với những trận mưa lũ liên tiếp xảy ra đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống nhân dân, nhưng được sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của Đảng, Quốc hội và Chính phủ, sự chủ động vượt khó của các doanh nghiệp nên sản xuất kinh doanh của các ngành đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trên tất cả các lĩnh vực.
Nổi bật, Việt Nam đã phục hồi tăng trưởng kinh tế cao hơn năm 2009, tăng tính ổn định kinh tế vĩ mô, nâng cao chất lượng tăng trưởng, ngăn chặn lạm phát cao quay trở lại, tăng khả năng bảo đảm an sinh xã hội, chủ động hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, bảo đảm yêu cầu quốc phòng, an ninh.
GDP năm 2010 tăng 6,78%; trong đó tất cả các ngành, lĩnh vực đều đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn so với cùng kỳ năm trước như khu vực nông lâm và thủy sản tăng 2,78%, công nghiệp và xây dựng tăng 7,7% và dịch vụ tăng 7,52%.
Cụ thể, giá trị sản xuất nông lâm nghiệp tăng 4,7%; công nghiệp tăng 14%; hàng hóa bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng tăng 24,5%; thu hút 5 triệu khách du lịch quốc tế; tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng 17,1%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 11 tỷ USD và xuất khẩu đạt trên 71,6 tỷ USD, tăng 25,5%...
Các vấn đề về an sinh xã hội, y tế, văn hóa và các lĩnh vực xã hội khác được quan tâm đầu tư như giải quyết việc làm cho trên 140.000 người, hỗ trợ có hiệu quả giúp đồng bào miền Trung vượt qua mất mát, khắc phục hậu quả thiên tai khôi phục sản xuất và ổn định đời sống, thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 9,45%...
Song các thành viên Chính phủ cũng cho rằng nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn thách thức, nhất là giá cả hàng hóa trên thị trường thế giới tăng mạnh, tạo áp lực lên giá cả tiêu dùng trong nước (so với tháng 12/2009, chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2010 tăng 11,75%), đặc biệt là những ngày giáp Tết Nguyên đán gây khó khăn cho kiềm chế lạm phát, lãi suất cho vay còn ở mức khá cao ảnh hưởng đến việc huy động vốn vay của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh...
Trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới năm 2011 dự báo còn nhiều diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều khó khăn, các thành viên Chính phủ kiến nghị cần tăng cường chỉ đạo, điều hành bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, bảo đảm an sinh xã hội.
Đồng thời, các thành viên Chính phủ cũng kiến nghị tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm ổn định thị trường, tiếp tục thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả của các đợt lũ lụt vừa qua tại các tỉnh miền Trung, chủ động linh hoạt trong điều hành chính sách tiền tệ, hoàn thiện cơ chế nhằm nâng cao phát triển hạ tầng xã hội...
Bên cạnh đó, các thành viên Chính phủ cũng đề nghị tiếp tục tăng cường đầu tư hơn nữa cho nông nghiệp nông thôn; trong đó chú trọng đào tạo nghề và giải quyết việc làm, chăm sóc sức khỏe nhân dân và tháo gỡ khó khăn nhằm đảm bảo tiến độ các công trình xây dựng, bảo đảm an ninh trật tự trong dịp Tết, thực hiện tốt các Nghị quyết của Chính phủ..../.
Kết luận phiên họp thường kỳ tháng 12 thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội năm 2010 và triển khai kế hoạch năm 2011, cùng một số vấn đề khác, tổ chức ngày 29/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo các bộ, ngành tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, quan tâm công tác tuyên truyền.
Thủ tướng cũng chỉ đạo các thành viên Chính phủ chủ động cung cấp thông tin, đối thoại trên các cơ quan thông tấn, báo chí để nhân dân hiểu các chủ trương chính sách của Nhà nước, tạo đồng thuận thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội.
Về nhiệm vụ trong thời gian tới, Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành chức năng thực hiện quyết liệt các giải pháp đã đề ra; trong đó tập trung ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát. Coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, phấn đấu năm 2011 đạt mức tăng trưởng trên 7%.
Thủ tướng lưu ý Ngân hàng Nhà nước rút kinh nghiệm trong công tác điều hành chính sách tiền tệ, nhằm đảm bảo kiểm soát tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán và tín dụng ở mức hợp lý, thị trường ngoại tệ và thị trường vàng...
Ông Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các bộ, ngành tăng cường kiểm tra, giám sát tình hình giải ngân và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển, đồng thời đẩy nhanh tiến độ thi công nhằm đưa các công trình vào hoạt động theo kế hoạch.
Thủ tướng cũng đề nghị các bộ, ngành cần nâng cao dự báo tình hình, phát hiện nhanh nhạy những vấn đề mới phát sinh để chủ động xử lý, trong đó cần quan tâm xây dựng thể chế, cơ chế đặc biệt là những lĩnh vực yếu kém về quản lý đất đai, khoáng sản, đầu tư xây dựng, quản lý doanh nghiệp nhà nước... Các bộ, ngành sớm tổng kết đánh giá nhiệm kỳ công tác, đề xuất chức năng, nhiệm vụ phù hợp với quản lý ngành trình Quốc hội xem xét.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Văn phòng Chính phủ tiếp thu các ý kiến đóng góp vào báo cáo kiểm điểm sự chỉ đạo điều hành của các thành viên Chính phủ năm 2010, để đưa ra thảo luận tại Hội nghị của Chính phủ với các địa phương triển khai Nghị quyết của Quốc hội về nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2011; trong đó đánh giá những thuận lợi, khó khăn khách quan và chủ quan để có những giải pháp điều hành cụ thể phù hợp với điều kiện thực tiễn.
Thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội năm 2010, các thành viên Chính phủ nhất trí cho rằng mặc dù phải đương đầu với nhiều khó khăn, thách thức do hậu quả của khủng hoảng kinh tế thế giới, cộng với thiên tai khắc nghiệt với những trận mưa lũ liên tiếp xảy ra đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống nhân dân, nhưng được sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của Đảng, Quốc hội và Chính phủ, sự chủ động vượt khó của các doanh nghiệp nên sản xuất kinh doanh của các ngành đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trên tất cả các lĩnh vực.
Nổi bật, Việt Nam đã phục hồi tăng trưởng kinh tế cao hơn năm 2009, tăng tính ổn định kinh tế vĩ mô, nâng cao chất lượng tăng trưởng, ngăn chặn lạm phát cao quay trở lại, tăng khả năng bảo đảm an sinh xã hội, chủ động hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, bảo đảm yêu cầu quốc phòng, an ninh.
GDP năm 2010 tăng 6,78%; trong đó tất cả các ngành, lĩnh vực đều đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn so với cùng kỳ năm trước như khu vực nông lâm và thủy sản tăng 2,78%, công nghiệp và xây dựng tăng 7,7% và dịch vụ tăng 7,52%.
Cụ thể, giá trị sản xuất nông lâm nghiệp tăng 4,7%; công nghiệp tăng 14%; hàng hóa bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng tăng 24,5%; thu hút 5 triệu khách du lịch quốc tế; tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng 17,1%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 11 tỷ USD và xuất khẩu đạt trên 71,6 tỷ USD, tăng 25,5%...
Các vấn đề về an sinh xã hội, y tế, văn hóa và các lĩnh vực xã hội khác được quan tâm đầu tư như giải quyết việc làm cho trên 140.000 người, hỗ trợ có hiệu quả giúp đồng bào miền Trung vượt qua mất mát, khắc phục hậu quả thiên tai khôi phục sản xuất và ổn định đời sống, thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 9,45%...
Song các thành viên Chính phủ cũng cho rằng nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn thách thức, nhất là giá cả hàng hóa trên thị trường thế giới tăng mạnh, tạo áp lực lên giá cả tiêu dùng trong nước (so với tháng 12/2009, chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2010 tăng 11,75%), đặc biệt là những ngày giáp Tết Nguyên đán gây khó khăn cho kiềm chế lạm phát, lãi suất cho vay còn ở mức khá cao ảnh hưởng đến việc huy động vốn vay của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh...
Trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới năm 2011 dự báo còn nhiều diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều khó khăn, các thành viên Chính phủ kiến nghị cần tăng cường chỉ đạo, điều hành bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, bảo đảm an sinh xã hội.
Đồng thời, các thành viên Chính phủ cũng kiến nghị tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm ổn định thị trường, tiếp tục thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả của các đợt lũ lụt vừa qua tại các tỉnh miền Trung, chủ động linh hoạt trong điều hành chính sách tiền tệ, hoàn thiện cơ chế nhằm nâng cao phát triển hạ tầng xã hội...
Bên cạnh đó, các thành viên Chính phủ cũng đề nghị tiếp tục tăng cường đầu tư hơn nữa cho nông nghiệp nông thôn; trong đó chú trọng đào tạo nghề và giải quyết việc làm, chăm sóc sức khỏe nhân dân và tháo gỡ khó khăn nhằm đảm bảo tiến độ các công trình xây dựng, bảo đảm an ninh trật tự trong dịp Tết, thực hiện tốt các Nghị quyết của Chính phủ..../.
Thiện Thuật (TTXVN/Vietnam+)