Sau 18 năm nghiên cứu, các nhà khoa học Cuba và Argentina vừa công bố một loại vắcxin có khả năng hạn chế ung thư phổi phát triển.
Trên 90 chuyên gia tham gia công trình nghiên cứu này đã xác định một kháng nguyên và phát triển một kháng thể đơn dòng (monoclonal antibody). Khi được đưa vào cơ thể và phản ứng với kháng nguyên trên, kháng thể đơn dòng sẽ tấn công khối u thông qua kích hoạt hệ miễn dịch của cơ thể, nhưng không tấn công mô khỏe mạnh.
Vắcxin này có tên khoa học là Racotumomab, không có tác dụng phòng ngừa ung thư và cũng không chữa khỏi bệnh nhưng giúp tăng tuổi thọ và nâng cao chất lượng sống của bệnh nhân. Vắcxin được chỉ định cho các bệnh nhân với căn bệnh ung thư phổi tế bào không nhỏ (NSCLC) đã tiến triển hoặc di căn, đã qua hóa trị liệu hoặc xạ trị nhưng bệnh tình tương đối ổn định.
Vắcxin được tiêm dưới da này đã được thử nghiệm lâm sàng tại 86 nước trong năm 2012. Vào tháng Bảy tới, Argentina sẽ trở thành nước đầu tiên đưa vào sử dụng vắcxin rộng rãi trên toàn quốc với tên thương mại là Vaxira. Vắcxin này đã được đăng ký sử dụng tại Cuba và được cấp phép tại 25 nước tại châu Mỹ và châu Á.
Racotumomab ra đời được đánh giá là thành tựu quan trọng nhất trong thập kỷ qua trong lĩnh vực ung thư phổi, căn bệnh mà theo ước tính của Tổ chức y tế thế giới mỗi năm cướp đi sinh mạng của khoảng 1,4 triệu người.
Đây là kết quả của sự hợp tác giữa các chuyên gia của Trung tâm miễn dịch phân tử (CIM) (Cuba) và các nhà khoa học của một số viện, trường đại học, bệnh viện và doanh nghiệp của Argentina.
Hiện các chuyên gia này đang thực hiện hai chương trình nghiên cứu tương tự liên quan tới bệnh u bướu thịt (Kaposi's sarcoma) và ung thư hắc tố da./.
Trên 90 chuyên gia tham gia công trình nghiên cứu này đã xác định một kháng nguyên và phát triển một kháng thể đơn dòng (monoclonal antibody). Khi được đưa vào cơ thể và phản ứng với kháng nguyên trên, kháng thể đơn dòng sẽ tấn công khối u thông qua kích hoạt hệ miễn dịch của cơ thể, nhưng không tấn công mô khỏe mạnh.
Vắcxin này có tên khoa học là Racotumomab, không có tác dụng phòng ngừa ung thư và cũng không chữa khỏi bệnh nhưng giúp tăng tuổi thọ và nâng cao chất lượng sống của bệnh nhân. Vắcxin được chỉ định cho các bệnh nhân với căn bệnh ung thư phổi tế bào không nhỏ (NSCLC) đã tiến triển hoặc di căn, đã qua hóa trị liệu hoặc xạ trị nhưng bệnh tình tương đối ổn định.
Vắcxin được tiêm dưới da này đã được thử nghiệm lâm sàng tại 86 nước trong năm 2012. Vào tháng Bảy tới, Argentina sẽ trở thành nước đầu tiên đưa vào sử dụng vắcxin rộng rãi trên toàn quốc với tên thương mại là Vaxira. Vắcxin này đã được đăng ký sử dụng tại Cuba và được cấp phép tại 25 nước tại châu Mỹ và châu Á.
Racotumomab ra đời được đánh giá là thành tựu quan trọng nhất trong thập kỷ qua trong lĩnh vực ung thư phổi, căn bệnh mà theo ước tính của Tổ chức y tế thế giới mỗi năm cướp đi sinh mạng của khoảng 1,4 triệu người.
Đây là kết quả của sự hợp tác giữa các chuyên gia của Trung tâm miễn dịch phân tử (CIM) (Cuba) và các nhà khoa học của một số viện, trường đại học, bệnh viện và doanh nghiệp của Argentina.
Hiện các chuyên gia này đang thực hiện hai chương trình nghiên cứu tương tự liên quan tới bệnh u bướu thịt (Kaposi's sarcoma) và ung thư hắc tố da./.
Quang Sơn/Buenos Aires (Vietnam+)