Sau hơn một tuần được đội ngũ y, bác sĩ Bệnh viện đa khoa Bạc Liêu tích cực điều trị, đến ngày 6/9, cả 4 trường hợp ăn cá nóc đã qua cơn nguy kịch, tỉnh táo trở lại, sức khỏe dần hồi phục, dự kiến sẽ xuất viện trong vài ngày tới.
Trước đó, ngày 28/8, khi tàu cá đánh bắt cách cửa biển Gành Hào, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu khoảng 100 hải lý, xảy ra một vụ ngộ độc do ăn cá nóc làm 1 người chết và 4 người đưa đi cấp cứu trong tình trạng sức khỏe nguy kịch.
Theo thông tin ban đầu, người tử nạn là ông Lư Mới, quê Kiên Giang, là chủ tàu cá trên. 4 người còn lại đều quê ở tỉnh Kiên Giang. Tàu cá này không đăng ký biển số, không có giấy tờ.
Đồn Biên phòng 688 đóng tại cửa biển Gành Hào tạm giữ phương tiện, chờ 4 thuyền viên xuất viện, sẽ điều tra làm rõ.
Cả 5 ngư dân trên đều có thâm niên làm nghề biển, nhưng họ xem thường khuyến cáo của ngành chức năng, dám sử dụng cá nóc chế biến làm thức ăn.
Theo nghiên cứu của Viện Hải dương học Nha Trang, trong tổng số 17 loài cá nóc đặc trưng ở vùng biển Việt Nam, có 8 loài có chất độc; trong đó có 5 loài chứa độc tính cao gây nguy hiểm cho tính mạng con người gồm: cá nóc răng mỏ chim, cá nóc đầu thỏ chấm tròn, cá nóc tro, cá nóc vằn vện, cá nóc răn rùa. 3 loài cá nóc còn lại gồm cá nóc vàng, cá nóc chuột vân bụng và cá nóc chuột Mappa cũng có khả năng gây ngộ độc cho con người.
Độc tố của cá nóc được xác định là chất Tetrodotoxin. Đây là chất độc cực mạnh, chỉ một lượng cực nhỏ cũng đủ lấy đi sinh mạng của một người khỏe mạnh.
Ngư dân ở các vùng biển tin rằng nọc độc của cá nóc chủ yếu nằm ở da và cơ quan nội tạng, nếu loại bỏ những bộ phận này thì việc ăn thịt cá nóc không có gì phải quan ngại và nhiều người đã phải trả giá đắt bằng sinh mạng cũng vì suy nghĩ nông cạn này./.
Trước đó, ngày 28/8, khi tàu cá đánh bắt cách cửa biển Gành Hào, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu khoảng 100 hải lý, xảy ra một vụ ngộ độc do ăn cá nóc làm 1 người chết và 4 người đưa đi cấp cứu trong tình trạng sức khỏe nguy kịch.
Theo thông tin ban đầu, người tử nạn là ông Lư Mới, quê Kiên Giang, là chủ tàu cá trên. 4 người còn lại đều quê ở tỉnh Kiên Giang. Tàu cá này không đăng ký biển số, không có giấy tờ.
Đồn Biên phòng 688 đóng tại cửa biển Gành Hào tạm giữ phương tiện, chờ 4 thuyền viên xuất viện, sẽ điều tra làm rõ.
Cả 5 ngư dân trên đều có thâm niên làm nghề biển, nhưng họ xem thường khuyến cáo của ngành chức năng, dám sử dụng cá nóc chế biến làm thức ăn.
Theo nghiên cứu của Viện Hải dương học Nha Trang, trong tổng số 17 loài cá nóc đặc trưng ở vùng biển Việt Nam, có 8 loài có chất độc; trong đó có 5 loài chứa độc tính cao gây nguy hiểm cho tính mạng con người gồm: cá nóc răng mỏ chim, cá nóc đầu thỏ chấm tròn, cá nóc tro, cá nóc vằn vện, cá nóc răn rùa. 3 loài cá nóc còn lại gồm cá nóc vàng, cá nóc chuột vân bụng và cá nóc chuột Mappa cũng có khả năng gây ngộ độc cho con người.
Độc tố của cá nóc được xác định là chất Tetrodotoxin. Đây là chất độc cực mạnh, chỉ một lượng cực nhỏ cũng đủ lấy đi sinh mạng của một người khỏe mạnh.
Ngư dân ở các vùng biển tin rằng nọc độc của cá nóc chủ yếu nằm ở da và cơ quan nội tạng, nếu loại bỏ những bộ phận này thì việc ăn thịt cá nóc không có gì phải quan ngại và nhiều người đã phải trả giá đắt bằng sinh mạng cũng vì suy nghĩ nông cạn này./.
Huỳnh Sử (TTXVN/Vietnam+)