Theo thông tin từ Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế), trong 11 tháng của năm 2012, trên toàn quốc đã ghi nhận có 164 vụ ngộ độc thực phẩm làm gần 5.400 người mắc, trong đó có 33 người tử vong.
So với 11 tháng của năm 2011, tình hình ngộ độc thực phẩm có chiều hướng tăng về số vụ, số người mắc và số trường hợp tử vong. Cụ thể, số vụ ngộ độc tăng 23 vụ, số người mắc tăng gần 1.000 người, số người tử vong tăng 7 trường hợp.
Điều đáng lưu ý là số vụ ngộ độc tại gia đình có xu hướng tăng cả về số vụ mắc cũng như số tử vong. So với 11 tháng của năm 2011, số vụ ngộ độc tại các gia đình tăng 17 vụ (tăng hơn 22%), số người mắc tăng gần 700 người và số tử vong tăng 3 trường hợp.
Số vụ ngộ độc thực phẩm tại gia đình tăng do thời gian vừa qua hệ thống giám sát về ngộ độc từ tuyến xã tới tuyến tỉnh, thành phố đã hoạt động có hiệu quả. Vì vậy, việc giám sát, phát hiện và báo cáo kịp thời hơn các vụ ngộ độc, đặc biệt là các vụ ngộ độc xảy ra tại bếp ăn gia đình.
Theo Cục An toàn Thực phẩm, nguyên nhân ngộ độc do vi sinh gây ra chiếm tỷ lệ cao nhất (hơn 45%), tiếp đến là do độc tố tự nhiên và hóa chất.
Ông Nguyễn Thanh Phong - Phó cục trưởng Cục An toàn Thực phẩm cho biết, thời gian tới do nhu cầu tiêu dùng về thực phẩm trong dịp Tết tăng cao.
Để đảm bảo công tác an toàn thực phẩm trong dịp này Bộ Y tế sẽ thành lập từ 8-10 đoàn kiểm tra trung ương để tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra ở tất cả các địa phương./.
So với 11 tháng của năm 2011, tình hình ngộ độc thực phẩm có chiều hướng tăng về số vụ, số người mắc và số trường hợp tử vong. Cụ thể, số vụ ngộ độc tăng 23 vụ, số người mắc tăng gần 1.000 người, số người tử vong tăng 7 trường hợp.
Điều đáng lưu ý là số vụ ngộ độc tại gia đình có xu hướng tăng cả về số vụ mắc cũng như số tử vong. So với 11 tháng của năm 2011, số vụ ngộ độc tại các gia đình tăng 17 vụ (tăng hơn 22%), số người mắc tăng gần 700 người và số tử vong tăng 3 trường hợp.
Số vụ ngộ độc thực phẩm tại gia đình tăng do thời gian vừa qua hệ thống giám sát về ngộ độc từ tuyến xã tới tuyến tỉnh, thành phố đã hoạt động có hiệu quả. Vì vậy, việc giám sát, phát hiện và báo cáo kịp thời hơn các vụ ngộ độc, đặc biệt là các vụ ngộ độc xảy ra tại bếp ăn gia đình.
Theo Cục An toàn Thực phẩm, nguyên nhân ngộ độc do vi sinh gây ra chiếm tỷ lệ cao nhất (hơn 45%), tiếp đến là do độc tố tự nhiên và hóa chất.
Ông Nguyễn Thanh Phong - Phó cục trưởng Cục An toàn Thực phẩm cho biết, thời gian tới do nhu cầu tiêu dùng về thực phẩm trong dịp Tết tăng cao.
Để đảm bảo công tác an toàn thực phẩm trong dịp này Bộ Y tế sẽ thành lập từ 8-10 đoàn kiểm tra trung ương để tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra ở tất cả các địa phương./.
Thùy Giang (Vietnam+)