Tối 31/7, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã đến thủ đô Dakar của Senegal, bắt đầu chuyến công du 11 ngày tới sáu nước châu Phi gồm Senegal, Nam Sudan, Uganda, Kenya, Malawi và Nam Phi, với trọng tâm là thúc đẩy dân chủ, tăng trưởng kinh tế cũng như hòa bình và an ninh khu vực.
Tại Senegal, bà Clinton sẽ có bài phát biểu tại trường Đại học Cheikh Anta Diop ở thủ đô Dakar ngày 1/8, sau đó sẽ có cuộc gặp Tổng thống Senegal Macky Sall. Oasinhtơn coi Senegal là đối tác đáng tin cậy nhất của Mỹ tại cộng đồng Pháp ngữ ở châu Phi.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland cho biết trong các phát biểu nhân chuyến thăm này, bà Clinton sẽ bày tỏ đánh giá cao thể chế dân chủ ở Senegal đồng thời khẳng định đường lối tiếp cận của Mỹ với đối tác này.
Tại chặng dừng chân ở Nam Sudan, Ngoại trưởng Mỹ sẽ hội đàm với Tổng thống Salva Kiir, tái khẳng định sự ủng hộ của Mỹ đồng thời thúc đẩy tiến trình đàm phán với Sudan nhằm đạt được thỏa thuận về các vấn đề liên quan đến an ninh, dầu mỏ và quyền công dân giữa hai nước này.
Trước khi về nước ngày 10/8, bà Clinton sẽ dừng chân ở Uganda và hội đàm với Tổng thống nước chủ nhà Yoweri Museveni để trao đổi về tình hình bùng phát virus Ebola đã làm 14 người thiệt mạng tại nước này.
Tổng thống Museveni cam kết sẽ quyết tâm ngăn chặn sự lây lan của loại virus nguy hiểm này.
Tại Kenya, Ngoại trưởng Mỹ sẽ có các cuộc hội đàm với các quan chức cấp cao Kenya để nhấn mạnh sự ủng hộ của Mỹ đối với việc hoàn tất tiến trình chuyển giao chính trị ở Somalia vào ngày 20/8. Bà Clinton cũng sẽ có cuộc gặp với Tổng thống Somalia Sharif Sheikh Ahmed.
Sau khi thăm Malawi, bà Clinton cùng đoàn doanh nghiệp Mỹ sẽ đến Nam Phi để tham dự Đối thoại chiến lược Mỹ-Nam Phi với trọng tâm là thúc đẩy quan hệ đối tác giữa hai nước.
Chuyến thăm châu Phi lần này của Ngoại trưởng Mỹ diễn ra sau khi Chính phủ của Tổng thống Barack Obama công bố chiến lược mới đối với vùng phía Nam sa mạc Sahara của châu Phi tháng Sáu vừa qua.
Chính sách này gồm bốn cột trụ - củng cố các định chế dân chủ; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thương mại và đầu tư; thúc đẩy hòa bình và an ninh; và khuyến khích phát triển./.
Tại Senegal, bà Clinton sẽ có bài phát biểu tại trường Đại học Cheikh Anta Diop ở thủ đô Dakar ngày 1/8, sau đó sẽ có cuộc gặp Tổng thống Senegal Macky Sall. Oasinhtơn coi Senegal là đối tác đáng tin cậy nhất của Mỹ tại cộng đồng Pháp ngữ ở châu Phi.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland cho biết trong các phát biểu nhân chuyến thăm này, bà Clinton sẽ bày tỏ đánh giá cao thể chế dân chủ ở Senegal đồng thời khẳng định đường lối tiếp cận của Mỹ với đối tác này.
Tại chặng dừng chân ở Nam Sudan, Ngoại trưởng Mỹ sẽ hội đàm với Tổng thống Salva Kiir, tái khẳng định sự ủng hộ của Mỹ đồng thời thúc đẩy tiến trình đàm phán với Sudan nhằm đạt được thỏa thuận về các vấn đề liên quan đến an ninh, dầu mỏ và quyền công dân giữa hai nước này.
Trước khi về nước ngày 10/8, bà Clinton sẽ dừng chân ở Uganda và hội đàm với Tổng thống nước chủ nhà Yoweri Museveni để trao đổi về tình hình bùng phát virus Ebola đã làm 14 người thiệt mạng tại nước này.
Tổng thống Museveni cam kết sẽ quyết tâm ngăn chặn sự lây lan của loại virus nguy hiểm này.
Tại Kenya, Ngoại trưởng Mỹ sẽ có các cuộc hội đàm với các quan chức cấp cao Kenya để nhấn mạnh sự ủng hộ của Mỹ đối với việc hoàn tất tiến trình chuyển giao chính trị ở Somalia vào ngày 20/8. Bà Clinton cũng sẽ có cuộc gặp với Tổng thống Somalia Sharif Sheikh Ahmed.
Sau khi thăm Malawi, bà Clinton cùng đoàn doanh nghiệp Mỹ sẽ đến Nam Phi để tham dự Đối thoại chiến lược Mỹ-Nam Phi với trọng tâm là thúc đẩy quan hệ đối tác giữa hai nước.
Chuyến thăm châu Phi lần này của Ngoại trưởng Mỹ diễn ra sau khi Chính phủ của Tổng thống Barack Obama công bố chiến lược mới đối với vùng phía Nam sa mạc Sahara của châu Phi tháng Sáu vừa qua.
Chính sách này gồm bốn cột trụ - củng cố các định chế dân chủ; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thương mại và đầu tư; thúc đẩy hòa bình và an ninh; và khuyến khích phát triển./.
(TTXVN)