Làng nghêu Gò Công tập trung tại hai xã duyên hải là Tân Thành và Tân Điền, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang, có bề dày non nửa thế kỷ với diện tích khoảng 2.000ha.
Mỗi năm, làng nghêu cho sản lượng trên 20.000 tấn nghêu nguyên liệu phục vụ ngành chế biến thủy sản xuất khẩu, giải quyết việc làm cho hơn một vạn lao động. Vào mùa vụ thu hoạch, làng nghêu sôi động, rộn rã cả một vùng. Thế nhưng những năm gần đây, nghêu chết hàng loạt vào mùa khô hạn, gây thiệt hại lớn cho người dân và kinh tế địa phương.
Bốn năm, ba đợt nghêu chết... tơi tả
Theo ông Nguyễn Văn Quí, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Gò Công Đông, những năm gần đây, nghêu chết nhiều, thiệt hại lớn. Cụ thể năm 2010, huyện Gò Công Đông thiệt hại khoảng 240 tỷ đồng, năm 2011 là 260 tỷ đồng. Còn năm 2013, chỉ tính đến giữa tháng Ba, đã có 1.200ha nghêu chết chưa rõ nguyên nhân, ước thiệt hại trên 200 tỷ đồng.
Không dừng lại ở đó, diện tích nghêu chết và thiệt hại đang tăng lên từng ngày. Đến ngày 20/3, tổng diện tích nghêu chết mà Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Gò Công Đông thống kê được lên đến hơn 1.310ha và thiệt hại ước lên đến gần 300 tỷ đồng.
Cũng theo ông Nguyễn Văn Quí, tình trạng nghêu chết xuất hiện ngay từ đầu năm 2013. Nghêu ở những sân phía ngoài khơi chết trước, sau đó lan rất nhanh vào phía trong, hướng bãi biển Tân Thành và Tân Điền.
[Gần 150 tấn nghêu chết trên bãi biển vì nắng nóng]
Ông Ngô Phi Trường, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Tân Thành - nơi tập trung khoảng 90% diện tích sân nghêu hiện có của làng nghêu Gò Công cho biết đã có hàng trăm hộ dân bị thiệt hại trên diện tích nuôi nghêu lớn.
Trước đây, khi tình trạng nghêu chết mới xuất hiện, những hộ thu hoạch sớm vẫn có thể bán “vớt vát” thì hiện nay theo ông Ngô Phi Trường, nghêu thương phẩm gần như không tiêu thụ được, giá giảm sâu. Người nuôi nghêu đã khó khăn càng chồng chất thêm khó khăn.
Nguyên nhân nghêu chết vẫn là “ẩn số”
Những năm trước, ngay khi xuất hiện hiện tượng nghêu chết trên diện rộng, các ngành chức năng của tỉnh Tiền Giang đã khẩn trương vào cuộc, xác định nguyên nhân để có cách xử lý thích hợp, giúp người nuôi khắc phục khó khăn, giảm bớt thiệt hại để duy trì và gắn bó với nghề.
Ngay trong những ngày đầu năm 2013, khi nhận được tin báo về hiện tượng nghêu chết bất thường trên diện rộng, Chi cục Thú y tỉnh, Thú y vùng 6, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I đã điều tra, khảo sát, lấy mẫu phân tích.
Tuy nhiên, việc xác định nguyên nhân lâu nay vẫn còn nhiều khó khăn. Theo nhận định ban đầu của người nuôi và cán bộ khoa học, chưa đủ cơ sở khoa học để khẳng định nắng nóng, độ mặn diễn biết bất thường, ô nhiễm nguồn nước... là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nghêu chết.
Năm 2011, Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã gửi mẫu bệnh trên tôm và nghêu ở Đồng bằng sông Cửu Long sang Trường Đại học Arizona (Hoa Kỳ) xét nghiệm. Kết quả cho thấy có sự hiện diện của vi khuẩn nội bào Perkinsus ở cả vùng nuôi nghêu có dịch bệnh và vùng nuôi nghêu không có dịch bệnh. Do vậy, cũng chưa khẳng định được tác nhân gây hại là Perkinsus như phỏng đoán ban đầu.
Để hạn chế thiệt hại, Tổng cục Thủy sản đã đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các địa phương có vùng nuôi nghêu tập trung, chỉ đạo các đơn vị chức năng hướng dẫn kỹ thuật nuôi nghêu, sử dụng nghêu giống đạt tiêu chuẩn, thả mật độ phù hợp khoảng 150 con/m2, thực hiện quan trắc cảnh báo môi trường dịch bệnh và hướng dẫn người dân có biện pháp khắc phục khi môi trường nuôi không thuận lợi./.
Mỗi năm, làng nghêu cho sản lượng trên 20.000 tấn nghêu nguyên liệu phục vụ ngành chế biến thủy sản xuất khẩu, giải quyết việc làm cho hơn một vạn lao động. Vào mùa vụ thu hoạch, làng nghêu sôi động, rộn rã cả một vùng. Thế nhưng những năm gần đây, nghêu chết hàng loạt vào mùa khô hạn, gây thiệt hại lớn cho người dân và kinh tế địa phương.
Bốn năm, ba đợt nghêu chết... tơi tả
Theo ông Nguyễn Văn Quí, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Gò Công Đông, những năm gần đây, nghêu chết nhiều, thiệt hại lớn. Cụ thể năm 2010, huyện Gò Công Đông thiệt hại khoảng 240 tỷ đồng, năm 2011 là 260 tỷ đồng. Còn năm 2013, chỉ tính đến giữa tháng Ba, đã có 1.200ha nghêu chết chưa rõ nguyên nhân, ước thiệt hại trên 200 tỷ đồng.
Không dừng lại ở đó, diện tích nghêu chết và thiệt hại đang tăng lên từng ngày. Đến ngày 20/3, tổng diện tích nghêu chết mà Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Gò Công Đông thống kê được lên đến hơn 1.310ha và thiệt hại ước lên đến gần 300 tỷ đồng.
Cũng theo ông Nguyễn Văn Quí, tình trạng nghêu chết xuất hiện ngay từ đầu năm 2013. Nghêu ở những sân phía ngoài khơi chết trước, sau đó lan rất nhanh vào phía trong, hướng bãi biển Tân Thành và Tân Điền.
[Gần 150 tấn nghêu chết trên bãi biển vì nắng nóng]
Ông Ngô Phi Trường, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Tân Thành - nơi tập trung khoảng 90% diện tích sân nghêu hiện có của làng nghêu Gò Công cho biết đã có hàng trăm hộ dân bị thiệt hại trên diện tích nuôi nghêu lớn.
Trước đây, khi tình trạng nghêu chết mới xuất hiện, những hộ thu hoạch sớm vẫn có thể bán “vớt vát” thì hiện nay theo ông Ngô Phi Trường, nghêu thương phẩm gần như không tiêu thụ được, giá giảm sâu. Người nuôi nghêu đã khó khăn càng chồng chất thêm khó khăn.
Nguyên nhân nghêu chết vẫn là “ẩn số”
Những năm trước, ngay khi xuất hiện hiện tượng nghêu chết trên diện rộng, các ngành chức năng của tỉnh Tiền Giang đã khẩn trương vào cuộc, xác định nguyên nhân để có cách xử lý thích hợp, giúp người nuôi khắc phục khó khăn, giảm bớt thiệt hại để duy trì và gắn bó với nghề.
Ngay trong những ngày đầu năm 2013, khi nhận được tin báo về hiện tượng nghêu chết bất thường trên diện rộng, Chi cục Thú y tỉnh, Thú y vùng 6, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I đã điều tra, khảo sát, lấy mẫu phân tích.
Tuy nhiên, việc xác định nguyên nhân lâu nay vẫn còn nhiều khó khăn. Theo nhận định ban đầu của người nuôi và cán bộ khoa học, chưa đủ cơ sở khoa học để khẳng định nắng nóng, độ mặn diễn biết bất thường, ô nhiễm nguồn nước... là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nghêu chết.
Năm 2011, Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã gửi mẫu bệnh trên tôm và nghêu ở Đồng bằng sông Cửu Long sang Trường Đại học Arizona (Hoa Kỳ) xét nghiệm. Kết quả cho thấy có sự hiện diện của vi khuẩn nội bào Perkinsus ở cả vùng nuôi nghêu có dịch bệnh và vùng nuôi nghêu không có dịch bệnh. Do vậy, cũng chưa khẳng định được tác nhân gây hại là Perkinsus như phỏng đoán ban đầu.
Để hạn chế thiệt hại, Tổng cục Thủy sản đã đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các địa phương có vùng nuôi nghêu tập trung, chỉ đạo các đơn vị chức năng hướng dẫn kỹ thuật nuôi nghêu, sử dụng nghêu giống đạt tiêu chuẩn, thả mật độ phù hợp khoảng 150 con/m2, thực hiện quan trắc cảnh báo môi trường dịch bệnh và hướng dẫn người dân có biện pháp khắc phục khi môi trường nuôi không thuận lợi./.
Minh Trí (TTXVN)