Sẽ có thêm hàng chục triệu người ở những nước có mức thu nhập thấp và trung bình bị đẩy xuống dưới mức nghèo đói vì phải mua thuốc giá đắt để chữa trị những căn bệnh thông thường nhưng có thể đe dọa tính mạng của họ, trong khi hàng trăm triệu người khác không có tiền để mua những loại thuốc này.
Các nhà nghiên cứu trường Erasmus University Rotterdam của Hà Lan đưa ra cảnh báo trên trong tạp chí y học Thư viện khoa học công ra ngày 31/8, sau khi nghiên cứu tỷ lệ giữa nghèo đói với chi phí đắt đỏ để chữa bệnh hen xuyễn, tiểu đường, huyết áp cao và giá thuốc kháng sinh Amoxicillin ở 16 nước có mức thu nhập thấp và trung bình trên thế giới.
Công trình nghiên cứu chỉ rõ các loại thuốc giá đắt, còn được gọi là thuốc có bản quyền (brand name), là yếu tố quan trọng gây nghèo đói ở những nước có thu nhập thấp. Chẳng hạn, ở Yemen, 7% dân số nước này sống dưới mức nghèo đói (từ 1,25 - 2 USD/ngày theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới).
Tỷ lệ này sẽ tăng thêm 22% nếu người dân Yemen phải mua thuốc chữa bệnh tiểu đường giá đắt Glibenclamide của hãng Sanofi-Aventis, được bán dưới nhãn Daonil, nhưng sẽ giảm đi 3% nếu được mua cũng loại thuốc này với giá rẻ, còn gọi là thuốc "sao chép" (generic drugs).
Tại Nigeria, thuốc kháng sinh Aamoxicinllin lại là "đồ xa xỉ" đối với 56% dân số vốn sống dưới mức nghèo đói, do giá quá cao. Thế nhưng, quốc gia Tây Phi này sẽ có thêm 23% dân số bị đẩy xuống dưới "ngưỡng" nghèo đói nếu họ phải mua Amoxicinllin giá đắt nhãn Amoxil của hãng GlaxoSmithKline, trong khi sẽ chỉ có thêm 12% dân số rơi vào tình cảnh này nếu người dân được mua Amoxil giá rẻ.
Các nhà nghiên cứu kêu gọi ngành dược thế giới nỗ lực nhiều hơn để khuyến khích việc sử dụng thuốc giá rẻ ở các nước nghèo và đảm bảo cung ứng nhiều thuốc giá rẻ hơn cho những nước này. Người nghèo lại càng nghèo hơn vì thuốc giá đắt.
Theo quy định hiện nay, thuốc giá đắt được sản xuất theo bản quyền. Tuy nhiên, bản quyền chỉ có hiệu lực trong vòng 17 năm. Sau thời hạn này, các hãng dược được phép "sao chép" thuốc có bản quyền để sản xuất thuốc cùng loại với giá rẻ hơn. Chất lượng thuốc có bản quyền và thuốc "sao chép" không khác biệt mấy, nhưng giá thành thuốc có bản quyền cao hơn nhiều do các công ty dược bào chế thuốc này phải thu hồi vốn nghiên cứu và thử nghiệm./.
Các nhà nghiên cứu trường Erasmus University Rotterdam của Hà Lan đưa ra cảnh báo trên trong tạp chí y học Thư viện khoa học công ra ngày 31/8, sau khi nghiên cứu tỷ lệ giữa nghèo đói với chi phí đắt đỏ để chữa bệnh hen xuyễn, tiểu đường, huyết áp cao và giá thuốc kháng sinh Amoxicillin ở 16 nước có mức thu nhập thấp và trung bình trên thế giới.
Công trình nghiên cứu chỉ rõ các loại thuốc giá đắt, còn được gọi là thuốc có bản quyền (brand name), là yếu tố quan trọng gây nghèo đói ở những nước có thu nhập thấp. Chẳng hạn, ở Yemen, 7% dân số nước này sống dưới mức nghèo đói (từ 1,25 - 2 USD/ngày theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới).
Tỷ lệ này sẽ tăng thêm 22% nếu người dân Yemen phải mua thuốc chữa bệnh tiểu đường giá đắt Glibenclamide của hãng Sanofi-Aventis, được bán dưới nhãn Daonil, nhưng sẽ giảm đi 3% nếu được mua cũng loại thuốc này với giá rẻ, còn gọi là thuốc "sao chép" (generic drugs).
Tại Nigeria, thuốc kháng sinh Aamoxicinllin lại là "đồ xa xỉ" đối với 56% dân số vốn sống dưới mức nghèo đói, do giá quá cao. Thế nhưng, quốc gia Tây Phi này sẽ có thêm 23% dân số bị đẩy xuống dưới "ngưỡng" nghèo đói nếu họ phải mua Amoxicinllin giá đắt nhãn Amoxil của hãng GlaxoSmithKline, trong khi sẽ chỉ có thêm 12% dân số rơi vào tình cảnh này nếu người dân được mua Amoxil giá rẻ.
Các nhà nghiên cứu kêu gọi ngành dược thế giới nỗ lực nhiều hơn để khuyến khích việc sử dụng thuốc giá rẻ ở các nước nghèo và đảm bảo cung ứng nhiều thuốc giá rẻ hơn cho những nước này. Người nghèo lại càng nghèo hơn vì thuốc giá đắt.
Theo quy định hiện nay, thuốc giá đắt được sản xuất theo bản quyền. Tuy nhiên, bản quyền chỉ có hiệu lực trong vòng 17 năm. Sau thời hạn này, các hãng dược được phép "sao chép" thuốc có bản quyền để sản xuất thuốc cùng loại với giá rẻ hơn. Chất lượng thuốc có bản quyền và thuốc "sao chép" không khác biệt mấy, nhưng giá thành thuốc có bản quyền cao hơn nhiều do các công ty dược bào chế thuốc này phải thu hồi vốn nghiên cứu và thử nghiệm./.
(TTXVN/Vietnam+)