Vừa kết thúc vụ hoa xuân Tết Tân Mão với không ít khó khăn do thời tiết rét đậm kéo dài, nông dân ở các vùng trồng hoa nổi tiếng của Thủ đô như Nhật Tân, Mê Linh, Thường Tín… đang hối hả ra đồng, chuẩn bị cho vụ hoa mới.
Tại các vùng trồng đào Nhật Tân, Phú Thượng (quận Tây Hồ), Văn Khê (huyện Mê Linh) hay Vân Tảo (huyện Thường Tín), các hộ trồng hoa đã chuẩn bị sẵn sàng các “mắt đào” để ghép lên những gốc đào mới.
Trên các bãi, vườn trồng đào, nông dân tất bật vận chuyển gốc đào trở về vị trí cũ sau những ngày được mang cho thuê. Nhiều người cũng đã ra vườn, xới xáo đất, bồi trúc những gốc đào chưa đến tuổi thu hoạch, hay hạ đất, trồng bầu, cắt bỏ cành dăm, cưa cành và ghép thêm mắt cho những gốc đào thế vừa được quay trở lại vườn.
Theo Hội nông dân quận Tây Hồ, thời tiết rét đậm đến sát Tết Nguyên đán khiến giá bán đào cành, đào gốc đều tăng so với năm trước nên vườn nào có nhiều đào nở sớm có thể coi là ”trúng giá.” Tuy nhiên, ngay tại Nhật Tân, Phú Thượng vẫn còn khá nhiều vườn bây giờ mới có đào bán, phục vụ khách trong dịp Rằm tháng Giêng vì đào không thể nở kịp đúng Tết.
Năm nay, hầu hết các hộ trồng đào ở Nhật Tân vẫn chỉ chọn bán những gốc đào 4-5 tuổi, còn những gốc mới hơn 1 năm tuổi đều được giữ lại để chăm sóc tiếp, nên sau mấy ngày Tết, khá nhiều hộ đã bận rộn với việc tỉa cành, xới đất và mua thêm cây mới bổ sung cho vườn đào.
Ngay từ ngày 5-6 Tết, có hộ trồng đào đã tranh thủ vừa đi du xuân ở các tỉnh miền núi phía Bắc, vừa mua hạt đào rừng về gieo, đợi đến đầu mùa hè, khi thân cây đã to bằng chiếc đũa sẽ tiến hành ghép mắt đào bích, đào phai, đợi đến tháng 10 mới đem trồng xuống đất.
Theo đánh giá của khá nhiều nhiều người trồng hoa ở Hà Nội, vụ hoa đào Tết năm nay tuy nhiều vườn đào hoa đào nở muộn song hiệu quả kinh tế của cây đào ở các “vựa” chuyên canh hoa của Thủ đô vẫn đạt mức trên 300 triệu đồng/ha.
Còn tại vùng hoa xã Mê Linh (huyện Mê Linh), người trồng hoa hồng, hoa cúc, hoa ly… cũng đang dồn sức chăm bón cho hơn 300ha hoa đế chuẩn bị cung cấp cho thị trường vào dịp lễ Tình nhân (14/2), rằm tháng Giêng và ngày 8/3.
Do rét đậm kéo dài trong những ngày giáp Tết nên nhiều ruộng hoa phục vụ Tết ở “vựa hoa” này chất lượng kém, hoa nở không to, đều. Nhiều hộ trồng hoa vì vậy gần như bị mất mùa vì phải bán giá bán không cao.
Những ngày này, thời tiết miền Bắc đã ấm áp nên người trồng hoa ở Mê Linh đang khẩn trương chăm sóc, tưới cho hoa để tiếp tục thu hoạch sau Tết./.
Tại các vùng trồng đào Nhật Tân, Phú Thượng (quận Tây Hồ), Văn Khê (huyện Mê Linh) hay Vân Tảo (huyện Thường Tín), các hộ trồng hoa đã chuẩn bị sẵn sàng các “mắt đào” để ghép lên những gốc đào mới.
Trên các bãi, vườn trồng đào, nông dân tất bật vận chuyển gốc đào trở về vị trí cũ sau những ngày được mang cho thuê. Nhiều người cũng đã ra vườn, xới xáo đất, bồi trúc những gốc đào chưa đến tuổi thu hoạch, hay hạ đất, trồng bầu, cắt bỏ cành dăm, cưa cành và ghép thêm mắt cho những gốc đào thế vừa được quay trở lại vườn.
Theo Hội nông dân quận Tây Hồ, thời tiết rét đậm đến sát Tết Nguyên đán khiến giá bán đào cành, đào gốc đều tăng so với năm trước nên vườn nào có nhiều đào nở sớm có thể coi là ”trúng giá.” Tuy nhiên, ngay tại Nhật Tân, Phú Thượng vẫn còn khá nhiều vườn bây giờ mới có đào bán, phục vụ khách trong dịp Rằm tháng Giêng vì đào không thể nở kịp đúng Tết.
Năm nay, hầu hết các hộ trồng đào ở Nhật Tân vẫn chỉ chọn bán những gốc đào 4-5 tuổi, còn những gốc mới hơn 1 năm tuổi đều được giữ lại để chăm sóc tiếp, nên sau mấy ngày Tết, khá nhiều hộ đã bận rộn với việc tỉa cành, xới đất và mua thêm cây mới bổ sung cho vườn đào.
Ngay từ ngày 5-6 Tết, có hộ trồng đào đã tranh thủ vừa đi du xuân ở các tỉnh miền núi phía Bắc, vừa mua hạt đào rừng về gieo, đợi đến đầu mùa hè, khi thân cây đã to bằng chiếc đũa sẽ tiến hành ghép mắt đào bích, đào phai, đợi đến tháng 10 mới đem trồng xuống đất.
Theo đánh giá của khá nhiều nhiều người trồng hoa ở Hà Nội, vụ hoa đào Tết năm nay tuy nhiều vườn đào hoa đào nở muộn song hiệu quả kinh tế của cây đào ở các “vựa” chuyên canh hoa của Thủ đô vẫn đạt mức trên 300 triệu đồng/ha.
Còn tại vùng hoa xã Mê Linh (huyện Mê Linh), người trồng hoa hồng, hoa cúc, hoa ly… cũng đang dồn sức chăm bón cho hơn 300ha hoa đế chuẩn bị cung cấp cho thị trường vào dịp lễ Tình nhân (14/2), rằm tháng Giêng và ngày 8/3.
Do rét đậm kéo dài trong những ngày giáp Tết nên nhiều ruộng hoa phục vụ Tết ở “vựa hoa” này chất lượng kém, hoa nở không to, đều. Nhiều hộ trồng hoa vì vậy gần như bị mất mùa vì phải bán giá bán không cao.
Những ngày này, thời tiết miền Bắc đã ấm áp nên người trồng hoa ở Mê Linh đang khẩn trương chăm sóc, tưới cho hoa để tiếp tục thu hoạch sau Tết./.
Thanh Trà (TTXVN/Vietnam+)