Theo một báo cáo của Ngân hàng thế giới (WB), nhờ tăng trưởng kinh tế trong thập kỷ qua, trong năm 2011, người trung lưu tại Mỹ Latinh và Caribe chiếm 32% dân số tại khu vực này, trong khi người nghèo chỉ chiếm 27%.
Đây là lần đầu tiên người trung lưu đông hơn người nghèo tại khu vực với 600 triệu dân này.
Theo tiêu chuẩn của WB, người trung lưu có thu nhập bình quân đầu người từ 10 đến 50 USD/ngày. WB cho biết tại vùng chóp nón Nam Mỹ (gồm Brazil, Argentina, Uruguay và Chile), người trung lưu chiếm 40% dân số. Đây là tiểu khu vực có tỷ lệ người trung lưu cao nhất.
Riêng tại Uruguay, người trung lưu chiếm 63% dân số, cao nhất tại Mỹ Latinh và Caribe.
Tuy nhiên báo cáo cảnh báo khoảng 40% số người trung lưu tại khu vực này có nguy cơ quay lại tình trạng nghèo khổ trong trường hợp kinh tế bị khủng hoảng hoặc chịu tác động của biến đổi khí hậu.
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người tại Mỹ Latinh và Caribe tăng bình quân 2,1%/năm trong thập kỷ qua, tăng so với 1,6%/năm của 5 năm cuối thập kỷ 90 của thế kỷ trước.
Mặc dù cuộc sống của những người nghèo được cải thiện nhanh hơn so với người giàu, vẫn còn khoảng 80 triệu người tại Mỹ Latinh và Caribe sống dưới mức nghèo khổ, với dưới 2,5 USD/ngày. Một nửa trong số họ sống tại Brazil và Mexico, hai nước đông dân nhất tại khu vực.
WB dự kiến GDP của Mỹ Latinh và Caribe năm nay sẽ tăng 3,3%. Nếu tiếp tục xu hướng này, vào năm 2052, người dân có mức sống trung bình tại khu vực này sẽ đạt mức sống của các nước giàu vào thời điểm năm 2000./.
Đây là lần đầu tiên người trung lưu đông hơn người nghèo tại khu vực với 600 triệu dân này.
Theo tiêu chuẩn của WB, người trung lưu có thu nhập bình quân đầu người từ 10 đến 50 USD/ngày. WB cho biết tại vùng chóp nón Nam Mỹ (gồm Brazil, Argentina, Uruguay và Chile), người trung lưu chiếm 40% dân số. Đây là tiểu khu vực có tỷ lệ người trung lưu cao nhất.
Riêng tại Uruguay, người trung lưu chiếm 63% dân số, cao nhất tại Mỹ Latinh và Caribe.
Tuy nhiên báo cáo cảnh báo khoảng 40% số người trung lưu tại khu vực này có nguy cơ quay lại tình trạng nghèo khổ trong trường hợp kinh tế bị khủng hoảng hoặc chịu tác động của biến đổi khí hậu.
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người tại Mỹ Latinh và Caribe tăng bình quân 2,1%/năm trong thập kỷ qua, tăng so với 1,6%/năm của 5 năm cuối thập kỷ 90 của thế kỷ trước.
Mặc dù cuộc sống của những người nghèo được cải thiện nhanh hơn so với người giàu, vẫn còn khoảng 80 triệu người tại Mỹ Latinh và Caribe sống dưới mức nghèo khổ, với dưới 2,5 USD/ngày. Một nửa trong số họ sống tại Brazil và Mexico, hai nước đông dân nhất tại khu vực.
WB dự kiến GDP của Mỹ Latinh và Caribe năm nay sẽ tăng 3,3%. Nếu tiếp tục xu hướng này, vào năm 2052, người dân có mức sống trung bình tại khu vực này sẽ đạt mức sống của các nước giàu vào thời điểm năm 2000./.
Quang Sơn/Buenos Aires (Vietnam+)