Thế giới bắt đầu nói đến nguy cơ Hy Lạp trở thành nước thành viên đầu tiên rời khỏi Khu vực đồng châu Âu (Eurozone) từ đầu tháng 5/2012, sau khi cuộc bầu cử Quốc hội Hy Lạp coi như thất bại do các chính đảng nước này không thành lập được Chính phủ và chia thành hai phe ủng hộ và phản đối chương trình “thắt lưng buộc bụng” và cải cách mà Hy Lạp đã cam kết hồi đầu năm để đổi lấy gói cứu trợ thứ hai trị giá 130 tỷ euro (170 tỷ USD) của Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF).
Các nhà lãnh đạo EU đã thể hiện quyết tâm ủng hộ Hy Lạp ở lại Eurozone nhằm tránh nguy cơ đổ vỡ lan truyền, song chưa đưa ra được giải pháp hữu hiệu để “giữ” nước này ở lại. “Vở kịch” mang tên Hy Lạp có “hạ màn” với một cái kết "có hậu" hay không sẽ phụ thuộc rất lớn vào cuộc bầu cử lại ngày 17/6 tới.
Trong hoàn cảnh kinh tế - chính trị rối ren ở Hy Lạp hiện nay, giới phân tích nhận định nước này đang đứng trước bốn “kịch bản”: Tiếp tục thực thi các biện pháp “thắt lưng buộc bụng” và chương trình cải cách; thực hiện các chính sách này cho đến khi đạt tới mức cân bằng ngân sách cơ bản rồi mới tuyên bố vỡ nợ hay ít nhất là đàm phán với EU và IMF sửa đổi các điều khoản cứu trợ; lập tức ngừng các biện pháp “thắt lưng buộc bụng” và phá bỏ thỏa thuận cứu trợ; thứ tư là chủ động rút khỏi Eurozone và tuyên bố vỡ nợ.
Tương lai chính trị không rõ ràng đặt Hy Lạp trước nguy cơ bật ra khỏi Eurozone
Athens đã tránh được nguy cơ vỡ nợ cũng như kết cục phải rút khỏi Eurozone hai lần trong hai năm qua nhờ đạt được thỏa thuận cứu trợ nhiều tỷ USD với EU và IMF. Tuy nhiên, khả năng Hy Lạp phải ra khỏi liên minh tiền tệ và trở lại sử dụng đồng drachma đang tăng dần trong bối cảnh số cử tri nước này trong cuộc bầu cử hôm 6/5 đã tẩy chay những ứng cử viên ủng hộ các biện pháp “thắt lưng buộc bụng” - điều kiện để nhận được các gói cứu trợ - và vòng đàm phán thứ hai về thành lập chính phủ liên hiệp cũng đổ vỡ khi ông Alexis Tsipras, Chủ tịch đảng cực tả Syriza - đảng có trách nhiệm thành lập chính phủ mới - hôm 9/5 tuyên bố không thể thành lập được liên minh cầm quyền để phá vỡ thế bế tắc chính trị tại quốc gia này.
Kết quả cuộc bỏ phiếu Quốc hội trước thời hạn ngày 6/5 cho thấy các đảng phái cực tả với chủ trương chống chính sách khắc khổ giành ưu thế lớn. Theo các cuộc điều tra gần đây, đảng cánh tả Syriza được cho là sẽ thu được nhiều phiếu hơn, với khoảng 28% người ủng hộ, trong buộc bầu cử lại ngày 17/6. Nếu điều này xảy ra, hoàn toàn có khả năng Hy Lạp sẽ rời Eurozone - một điều chẳng ai nghĩ tới cách đây 2 năm. Trung tâm phân tích tài chính và kinh tế quốc tế IHS Global Insight cho rằng khả năng này lên tới 75%, còn theo ngân hàng Citygroup (Mỹ), khả năng Hy Lạp sẽ rút khỏi Eurozone trong 18 tháng tới cũng là 75%.
Giới phân tích cho rằng nếu cuộc bầu cử ngày 17/6 tới không khép lại với việc thành lập một chính phủ liên hiệp mới ủng hộ chương trình cải cách và "thắt lưng buộc bụng” thì nguồn tiền cứu trợ nước này có thể sẽ “ngừng chảy”. Lúc đó, các thị trường chứng khoán khu vực sẽ chao đảo khi Hy Lạp vỡ nợ và các thỏa thuận cứu nguy trở nên vô nghĩa.
Trong “vở kịch” trên, các cử tri Hy Lạp đang giữ một “vai chính” và họ đang đứng trước lựa chọn khó khăn là “ở lại Eurozone hay không?” Vai chính này đang trải qua “trạng thái tâm lý giằng xé” giữa giận dữ (từ chối chính sách kinh tế thắt lưng buộc bụng) và tính toán (muốn tiếp tục ở lại Eurozone).
Chuyện gì xảy ra nếu Hy Lạp “ra đi”
Thất nghiệp tràn lan, lạm phát tăng lên 50%, suy thoái kinh tế trầm trọng và người dân Hy Lạp đổ dồn về biên giới là viễn cảnh mà không ít nhà kinh tế đã hình dung về Hy Lạp nếu nước này rời Eurozone trong những tháng tới.
Một số chuyên gia cho rằng nếu Hy Lạp quyết định từ bỏ đồng euro và tuyên bố vỡ nợ, nước này sẽ tự do hơn trong việc tái cân bằng nền kinh tế của mình. Các chủ nợ sẽ thiệt hại nặng nề, nhưng đây lại là một khởi đầu mới cho Hy Lạp. Tuy nhiên, nếu quốc gia này đơn thuần rời Eurozone và tái sử dụng đồng drachma (đơn vị tiền tệ của Hy Lạp trước khi chuyển sang sử dụng đồng euro), đồng thời cố gắng trả nợ, thì sự tuột dốc về giá trị không thể tránh khỏi của đồng tiền này - theo chuyên gia Dawn Holland thuộc Viện Nghiên cứu Kinh tế và Xã hội (Anh) thì mức giảm có thể lên tới 50% - sẽ làm cho những món nợ của Hy Lạp "không thể trả nổi”.
Hy Lạp vừa trả hai khoản nợ, 436 triệu euro và 3,3 tỷ euro, bằng khoản giải ngân 4,2 tỷ euro mới đây của các định chế tài chính quốc tế, nhưng số tiền 4,2 tỷ euro này không giúp Hy Lạp trả được món nợ 3,1 tỷ euro vào cuối tháng 8 tới, trả lương cho công chức và tiền hưu trí trong tháng 8/2012 và có thể cả tháng 7/2012, trong khi ngân sách quốc gia đang trống rỗng.
Các chuyên gia kinh tế cho rằng khoản chi 4,2 tỷ euro nói trên có thể là khoản tiền cứu trợ cuối cùng và các ngân hàng nước này sẽ phải tự lo liệu. Hy Lạp hiện trông cậy chủ yếu vào khoản cho vay 130 tỷ euro nói trên. Nếu thiếu khoản tiền này, toàn bộ hệ thống ngân hàng Hy Lạp sẽ sụp đổ, còn trong trường hợp nguồn tiền này giảm, Hy Lạp có thể chi trả các khoản trên bằng cách phát hành giấy ký nợ.
Những người nắm giữ nợ chính phủ Hy Lạp sẽ chịu thiệt thòi, bởi tài sản của họ sẽ bị định giá lại với giá trị thấp theo đồng tiền mới của Hy Lạp. Các công ty Hy Lạp phải trả bằng đồng euro sẽ gặp khó khăn vì lãi suất các khoản vay bằng đồng euro bỗng dưng tăng gấp đôi.
Kinh tế Hy Lạp đang suy thoái nghiêm trọng, với GDP giảm 6,2% trong quý I/2012. Nếu tình hình xấu đi, GDP của nước này cả năm 2012 sẽ giảm gần 5%. Trong trường hợp Hy Lạp ra khỏi Eurozone mà không có sự chuẩn bị, nước này sẽ rơi vào tình trạng “không tiền xu, không tiền giấy” và tình trạng rối loạn trong nước sẽ làm tê liệt hoạt động kinh tế, dẫn tới việc người tiêu dùng và doanh nghiệp ngừng chi tiêu. Các nhà kinh tế thuộc ngân hàng UBS (Thụy Sỹ) ước tính thiệt hại trong năm đầu Hy Lạp rời Eurozone có thể lên tới 40-50% GDP. Trong khi đó, các nhà phân tích tại ngân hàng BNP Paribas (Pháp) cho rằng việc "Hy Lạp rút khỏi Eurozone" sẽ nhanh chóng xóa sạch 20% tăng trưởng GDP của Hy Lạp, đẩy lạm phát tăng lên 40-50% và tỷ lệ nợ trên GDP lên tới 200%.
Các ngân hàng Hy Lạp sẽ đối mặt với tình trạng khách hàng rút tiền hàng loạt. Để đối phó với tình trạng rút tiền ồ ạt từ các ngân hàng sau khi vỡ nợ, chính phủ mới của Hy Lạp sẽ phải đóng băng các tài khoản ngân hàng và đưa vào thực thi các biện pháp kiểm soát vốn để ngăn chặn công dân nước này chuyển tiền ra nước ngoài. Chính phủ Hy Lạp sẽ phải thông qua một đạo luật tiền tệ và có thể bắt đầu “khởi động” các máy in tiền.
Xét tổng thể về ảnh hưởng kinh tế với Eurozone, Hy Lạp là quốc gia nhỏ, chỉ đóng góp 2,2% vào GDP của Eurozone, nên việc nước này rút khỏi liên minh tiền tệ không gây tổn thất lớn về mặt kinh tế, thương mại. Song điều đáng lo ngại là ở chỗ, sự ra đi của Hy Lạp có thể tạo ra một tiền lệ “nguy hiểm” với kết cục có thể là Eurozone sẽ nhanh chóng tan rã một khi các thành viên dễ bị tổn thương khác, như Tây Ban Nha và Italia, nối gót Hy Lạp. Công ty tư vấn Fathom Consulting từ lâu đã đưa ra quan điểm rằng sau sự ra đi của một nước thành viên, “sự sụp đổ toàn bộ của cả khối có khả năng sẽ xảy ra."
Ngoài những thiệt hại về kinh tế-tài chính, về mặt chính trị, trong tình huống xấu Hy Lạp có thể đối mặt với nguy cơ mất tư cách thành viên EU và những lợi ích liên quan như quyền tiếp cận các quỹ cứu trợ của EU.
Nhân tố nào có thể “giữ chân” Hy Lạp ở lại Eurozone
Bộ phận phân tích và tư vấn kinh tế EIU thuộc tập đoàn The Economist Group (Anh) mới đây cho rằng dù việc ra khỏi Eurozone mang lại một số lợi ích, như chi phí trả lãi các khoản nợ thấp hơn, phục hồi khả năng cạnh tranh và lấy lại chủ quyền quốc gia, nhưng Hy Lạp rõ ràng có nhiều lợi ích rất lớn nếu ở lại Eurozone.
Các nhà lãnh đạo mới của Hy Lạp, dù là ai sau cuộc bầu cử lại vào ngày 17/6 tới, chắc sẽ phải tìm điểm cân bằng giữa việc tái đàm phán các kế hoạch "thắt lưng buộc bụng" và đấu tranh để ở lại Eurozone. Các chính trị gia Hy Lạp cũng sẽ tiếp tục nỗ lực để tránh lâm vào tình trạng vỡ nợ. Đối với Hy Lạp, việc ở lại Eurozone sẽ giúp Hy Lạp có được sự hỗ trợ tài chính thông qua gói cứu trợ thứ hai 130 tỷ euro nói trên, giúp nước này tái trang trải nợ cho đến cuối năm 2014, qua đó giảm thiểu khả năng vỡ nợ. Và cho dù có “ghét bỏ” các biện pháp khắc khổ cũng như tình trạng kinh tế suy sụp tới đâu thì các lực lượng chính trị và khoảng 80% dân chúng Hy Lạp vẫn ủng hộ việc nước này là thành viên Eurozone.
Hơn nữa, các nhà lãnh đạo EU cũng sẽ tìm cách “cứu” Hy Lạp tránh khỏi “kết cục” ra đi nhằm ngăn chặn một loạt rủi ro không mong muốn. Cụ thể, việc Hy Lạp rời Eurozone tuy gây tác động nhỏ qua kênh thương mại, nhưng lại gây thiệt hại lớn và trực tiếp qua các kênh tài chính, do Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và IMF nắm giữ hơn một nửa số nợ của Hy Lạp (333 tỷ euro), đồng thời khiến ECB có nguy cơ mất các khoản thế chấp của các ngân hàng Hy Lạp và các ngân hàng châu Âu mất khoản cho vay trị giá khoảng 28 tỷ euro dành cho khu vực tư nhân của Hy Lạp.
Một điểm nữa là nếu Hy Lạp rời Eurozone, ECB có thể phải bơm một lượng tiền lớn cho các ngân hàng Eurozone, đồng thời tiếp tục mở rộng diện tài sản thế chấp và ECB có khả năng mua thêm trái phiếu chính phủ trên thị trường thứ cấp. Tất cả những động thái này có thể dẫn đến những mâu thuẫn về kinh tế và bất đồng chính trị giữa các nước thành viên.
EU cũng muốn níu chân Hy Lạp để giữ uy tín cho các thể chế của EU và tránh gây mất niềm tin đối với các hiệp ước của EU – những yếu tố có thể làm giảm ảnh hưởng của EU đối với phía đông Địa Trung Hải và các tiểu quốc gia Tây Ban Căng. Nhìn xa hơn, đối với những nước chủ nợ, chi phí của việc tiếp tục hỗ trợ Hy Lạp (cả về tài chính và chính trị) có thể thấp hơn so với những tổn thất tiềm tàng nếu Hy Lạp rời bỏ Eurozone.
EIU lưu ý nếu Hy Lạp vẫn ở lại thì trong hai năm tới, các nước thành viên Eurozone có thể bắt đầu tính đến việc “đẩy” Hy Lạp ra khỏi Eurozone vì chi phí tài chính để giữ Hy Lạp quá lớn. Trong trường hợp, Hy Lạp từ chối chấp hành các điều khoản cơ cấu lại nợ lần hai, các nhà lãnh đạo EU có thể quyết định rằng họ không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc để Hy Lạp ra đi. Chỉ có những nỗ lực tích cực của Hy Lạp trong việc duy trì các khoản cho vay từ các nhà cho vay quốc tế cùng những kế hoạch hành động cụ thể của các nhà lãnh đạo Eurozone mới mong “cái kết có hậu” cho Hy Lạp./.
Các nhà lãnh đạo EU đã thể hiện quyết tâm ủng hộ Hy Lạp ở lại Eurozone nhằm tránh nguy cơ đổ vỡ lan truyền, song chưa đưa ra được giải pháp hữu hiệu để “giữ” nước này ở lại. “Vở kịch” mang tên Hy Lạp có “hạ màn” với một cái kết "có hậu" hay không sẽ phụ thuộc rất lớn vào cuộc bầu cử lại ngày 17/6 tới.
Trong hoàn cảnh kinh tế - chính trị rối ren ở Hy Lạp hiện nay, giới phân tích nhận định nước này đang đứng trước bốn “kịch bản”: Tiếp tục thực thi các biện pháp “thắt lưng buộc bụng” và chương trình cải cách; thực hiện các chính sách này cho đến khi đạt tới mức cân bằng ngân sách cơ bản rồi mới tuyên bố vỡ nợ hay ít nhất là đàm phán với EU và IMF sửa đổi các điều khoản cứu trợ; lập tức ngừng các biện pháp “thắt lưng buộc bụng” và phá bỏ thỏa thuận cứu trợ; thứ tư là chủ động rút khỏi Eurozone và tuyên bố vỡ nợ.
Tương lai chính trị không rõ ràng đặt Hy Lạp trước nguy cơ bật ra khỏi Eurozone
Athens đã tránh được nguy cơ vỡ nợ cũng như kết cục phải rút khỏi Eurozone hai lần trong hai năm qua nhờ đạt được thỏa thuận cứu trợ nhiều tỷ USD với EU và IMF. Tuy nhiên, khả năng Hy Lạp phải ra khỏi liên minh tiền tệ và trở lại sử dụng đồng drachma đang tăng dần trong bối cảnh số cử tri nước này trong cuộc bầu cử hôm 6/5 đã tẩy chay những ứng cử viên ủng hộ các biện pháp “thắt lưng buộc bụng” - điều kiện để nhận được các gói cứu trợ - và vòng đàm phán thứ hai về thành lập chính phủ liên hiệp cũng đổ vỡ khi ông Alexis Tsipras, Chủ tịch đảng cực tả Syriza - đảng có trách nhiệm thành lập chính phủ mới - hôm 9/5 tuyên bố không thể thành lập được liên minh cầm quyền để phá vỡ thế bế tắc chính trị tại quốc gia này.
Kết quả cuộc bỏ phiếu Quốc hội trước thời hạn ngày 6/5 cho thấy các đảng phái cực tả với chủ trương chống chính sách khắc khổ giành ưu thế lớn. Theo các cuộc điều tra gần đây, đảng cánh tả Syriza được cho là sẽ thu được nhiều phiếu hơn, với khoảng 28% người ủng hộ, trong buộc bầu cử lại ngày 17/6. Nếu điều này xảy ra, hoàn toàn có khả năng Hy Lạp sẽ rời Eurozone - một điều chẳng ai nghĩ tới cách đây 2 năm. Trung tâm phân tích tài chính và kinh tế quốc tế IHS Global Insight cho rằng khả năng này lên tới 75%, còn theo ngân hàng Citygroup (Mỹ), khả năng Hy Lạp sẽ rút khỏi Eurozone trong 18 tháng tới cũng là 75%.
Giới phân tích cho rằng nếu cuộc bầu cử ngày 17/6 tới không khép lại với việc thành lập một chính phủ liên hiệp mới ủng hộ chương trình cải cách và "thắt lưng buộc bụng” thì nguồn tiền cứu trợ nước này có thể sẽ “ngừng chảy”. Lúc đó, các thị trường chứng khoán khu vực sẽ chao đảo khi Hy Lạp vỡ nợ và các thỏa thuận cứu nguy trở nên vô nghĩa.
Trong “vở kịch” trên, các cử tri Hy Lạp đang giữ một “vai chính” và họ đang đứng trước lựa chọn khó khăn là “ở lại Eurozone hay không?” Vai chính này đang trải qua “trạng thái tâm lý giằng xé” giữa giận dữ (từ chối chính sách kinh tế thắt lưng buộc bụng) và tính toán (muốn tiếp tục ở lại Eurozone).
Chuyện gì xảy ra nếu Hy Lạp “ra đi”
Thất nghiệp tràn lan, lạm phát tăng lên 50%, suy thoái kinh tế trầm trọng và người dân Hy Lạp đổ dồn về biên giới là viễn cảnh mà không ít nhà kinh tế đã hình dung về Hy Lạp nếu nước này rời Eurozone trong những tháng tới.
Một số chuyên gia cho rằng nếu Hy Lạp quyết định từ bỏ đồng euro và tuyên bố vỡ nợ, nước này sẽ tự do hơn trong việc tái cân bằng nền kinh tế của mình. Các chủ nợ sẽ thiệt hại nặng nề, nhưng đây lại là một khởi đầu mới cho Hy Lạp. Tuy nhiên, nếu quốc gia này đơn thuần rời Eurozone và tái sử dụng đồng drachma (đơn vị tiền tệ của Hy Lạp trước khi chuyển sang sử dụng đồng euro), đồng thời cố gắng trả nợ, thì sự tuột dốc về giá trị không thể tránh khỏi của đồng tiền này - theo chuyên gia Dawn Holland thuộc Viện Nghiên cứu Kinh tế và Xã hội (Anh) thì mức giảm có thể lên tới 50% - sẽ làm cho những món nợ của Hy Lạp "không thể trả nổi”.
Hy Lạp vừa trả hai khoản nợ, 436 triệu euro và 3,3 tỷ euro, bằng khoản giải ngân 4,2 tỷ euro mới đây của các định chế tài chính quốc tế, nhưng số tiền 4,2 tỷ euro này không giúp Hy Lạp trả được món nợ 3,1 tỷ euro vào cuối tháng 8 tới, trả lương cho công chức và tiền hưu trí trong tháng 8/2012 và có thể cả tháng 7/2012, trong khi ngân sách quốc gia đang trống rỗng.
Các chuyên gia kinh tế cho rằng khoản chi 4,2 tỷ euro nói trên có thể là khoản tiền cứu trợ cuối cùng và các ngân hàng nước này sẽ phải tự lo liệu. Hy Lạp hiện trông cậy chủ yếu vào khoản cho vay 130 tỷ euro nói trên. Nếu thiếu khoản tiền này, toàn bộ hệ thống ngân hàng Hy Lạp sẽ sụp đổ, còn trong trường hợp nguồn tiền này giảm, Hy Lạp có thể chi trả các khoản trên bằng cách phát hành giấy ký nợ.
Những người nắm giữ nợ chính phủ Hy Lạp sẽ chịu thiệt thòi, bởi tài sản của họ sẽ bị định giá lại với giá trị thấp theo đồng tiền mới của Hy Lạp. Các công ty Hy Lạp phải trả bằng đồng euro sẽ gặp khó khăn vì lãi suất các khoản vay bằng đồng euro bỗng dưng tăng gấp đôi.
Kinh tế Hy Lạp đang suy thoái nghiêm trọng, với GDP giảm 6,2% trong quý I/2012. Nếu tình hình xấu đi, GDP của nước này cả năm 2012 sẽ giảm gần 5%. Trong trường hợp Hy Lạp ra khỏi Eurozone mà không có sự chuẩn bị, nước này sẽ rơi vào tình trạng “không tiền xu, không tiền giấy” và tình trạng rối loạn trong nước sẽ làm tê liệt hoạt động kinh tế, dẫn tới việc người tiêu dùng và doanh nghiệp ngừng chi tiêu. Các nhà kinh tế thuộc ngân hàng UBS (Thụy Sỹ) ước tính thiệt hại trong năm đầu Hy Lạp rời Eurozone có thể lên tới 40-50% GDP. Trong khi đó, các nhà phân tích tại ngân hàng BNP Paribas (Pháp) cho rằng việc "Hy Lạp rút khỏi Eurozone" sẽ nhanh chóng xóa sạch 20% tăng trưởng GDP của Hy Lạp, đẩy lạm phát tăng lên 40-50% và tỷ lệ nợ trên GDP lên tới 200%.
Các ngân hàng Hy Lạp sẽ đối mặt với tình trạng khách hàng rút tiền hàng loạt. Để đối phó với tình trạng rút tiền ồ ạt từ các ngân hàng sau khi vỡ nợ, chính phủ mới của Hy Lạp sẽ phải đóng băng các tài khoản ngân hàng và đưa vào thực thi các biện pháp kiểm soát vốn để ngăn chặn công dân nước này chuyển tiền ra nước ngoài. Chính phủ Hy Lạp sẽ phải thông qua một đạo luật tiền tệ và có thể bắt đầu “khởi động” các máy in tiền.
Xét tổng thể về ảnh hưởng kinh tế với Eurozone, Hy Lạp là quốc gia nhỏ, chỉ đóng góp 2,2% vào GDP của Eurozone, nên việc nước này rút khỏi liên minh tiền tệ không gây tổn thất lớn về mặt kinh tế, thương mại. Song điều đáng lo ngại là ở chỗ, sự ra đi của Hy Lạp có thể tạo ra một tiền lệ “nguy hiểm” với kết cục có thể là Eurozone sẽ nhanh chóng tan rã một khi các thành viên dễ bị tổn thương khác, như Tây Ban Nha và Italia, nối gót Hy Lạp. Công ty tư vấn Fathom Consulting từ lâu đã đưa ra quan điểm rằng sau sự ra đi của một nước thành viên, “sự sụp đổ toàn bộ của cả khối có khả năng sẽ xảy ra."
Ngoài những thiệt hại về kinh tế-tài chính, về mặt chính trị, trong tình huống xấu Hy Lạp có thể đối mặt với nguy cơ mất tư cách thành viên EU và những lợi ích liên quan như quyền tiếp cận các quỹ cứu trợ của EU.
Nhân tố nào có thể “giữ chân” Hy Lạp ở lại Eurozone
Bộ phận phân tích và tư vấn kinh tế EIU thuộc tập đoàn The Economist Group (Anh) mới đây cho rằng dù việc ra khỏi Eurozone mang lại một số lợi ích, như chi phí trả lãi các khoản nợ thấp hơn, phục hồi khả năng cạnh tranh và lấy lại chủ quyền quốc gia, nhưng Hy Lạp rõ ràng có nhiều lợi ích rất lớn nếu ở lại Eurozone.
Các nhà lãnh đạo mới của Hy Lạp, dù là ai sau cuộc bầu cử lại vào ngày 17/6 tới, chắc sẽ phải tìm điểm cân bằng giữa việc tái đàm phán các kế hoạch "thắt lưng buộc bụng" và đấu tranh để ở lại Eurozone. Các chính trị gia Hy Lạp cũng sẽ tiếp tục nỗ lực để tránh lâm vào tình trạng vỡ nợ. Đối với Hy Lạp, việc ở lại Eurozone sẽ giúp Hy Lạp có được sự hỗ trợ tài chính thông qua gói cứu trợ thứ hai 130 tỷ euro nói trên, giúp nước này tái trang trải nợ cho đến cuối năm 2014, qua đó giảm thiểu khả năng vỡ nợ. Và cho dù có “ghét bỏ” các biện pháp khắc khổ cũng như tình trạng kinh tế suy sụp tới đâu thì các lực lượng chính trị và khoảng 80% dân chúng Hy Lạp vẫn ủng hộ việc nước này là thành viên Eurozone.
Hơn nữa, các nhà lãnh đạo EU cũng sẽ tìm cách “cứu” Hy Lạp tránh khỏi “kết cục” ra đi nhằm ngăn chặn một loạt rủi ro không mong muốn. Cụ thể, việc Hy Lạp rời Eurozone tuy gây tác động nhỏ qua kênh thương mại, nhưng lại gây thiệt hại lớn và trực tiếp qua các kênh tài chính, do Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và IMF nắm giữ hơn một nửa số nợ của Hy Lạp (333 tỷ euro), đồng thời khiến ECB có nguy cơ mất các khoản thế chấp của các ngân hàng Hy Lạp và các ngân hàng châu Âu mất khoản cho vay trị giá khoảng 28 tỷ euro dành cho khu vực tư nhân của Hy Lạp.
Một điểm nữa là nếu Hy Lạp rời Eurozone, ECB có thể phải bơm một lượng tiền lớn cho các ngân hàng Eurozone, đồng thời tiếp tục mở rộng diện tài sản thế chấp và ECB có khả năng mua thêm trái phiếu chính phủ trên thị trường thứ cấp. Tất cả những động thái này có thể dẫn đến những mâu thuẫn về kinh tế và bất đồng chính trị giữa các nước thành viên.
EU cũng muốn níu chân Hy Lạp để giữ uy tín cho các thể chế của EU và tránh gây mất niềm tin đối với các hiệp ước của EU – những yếu tố có thể làm giảm ảnh hưởng của EU đối với phía đông Địa Trung Hải và các tiểu quốc gia Tây Ban Căng. Nhìn xa hơn, đối với những nước chủ nợ, chi phí của việc tiếp tục hỗ trợ Hy Lạp (cả về tài chính và chính trị) có thể thấp hơn so với những tổn thất tiềm tàng nếu Hy Lạp rời bỏ Eurozone.
EIU lưu ý nếu Hy Lạp vẫn ở lại thì trong hai năm tới, các nước thành viên Eurozone có thể bắt đầu tính đến việc “đẩy” Hy Lạp ra khỏi Eurozone vì chi phí tài chính để giữ Hy Lạp quá lớn. Trong trường hợp, Hy Lạp từ chối chấp hành các điều khoản cơ cấu lại nợ lần hai, các nhà lãnh đạo EU có thể quyết định rằng họ không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc để Hy Lạp ra đi. Chỉ có những nỗ lực tích cực của Hy Lạp trong việc duy trì các khoản cho vay từ các nhà cho vay quốc tế cùng những kế hoạch hành động cụ thể của các nhà lãnh đạo Eurozone mới mong “cái kết có hậu” cho Hy Lạp./.
Như Mai (TTXVN)