Ngày 10/11, Cơ quan quản lý nợ công của Bồ Đào Nha (IGCP) đã thu về 1,24 tỷ euro (1,7 tỷ USD) thông qua đợt phát hành trái phiếu kỳ hạn 6 và 10 năm.
Đây là đợt phát hành trái phiếu đầu tiên kể từ khi Quốc hội Bồ Đào Nha đầu tháng này thông qua kế hoạch ngân sách "thắt lưng buộc bụng" do chính phủ nước này đệ trình.
Chính phủ Bồ Đào Nha cho biết với đợt phát hành trái phiếu mới, Lisbon đã đạt 93% nhu cầu tài chính trong năm 2010 và đây có thể là đợt phát hành trái phiếu cuối cùng trong năm nay. Tuy nhiên, Lisbon đã phải chấp nhận những mức lãi suất cao nhất trong vòng hơn một thập kỷ qua.
Lãi suất trái phiếu 10 năm lên tới 6,806%, so với 6,242% trong đợt phát hành cuối tháng Chín vừa qua. Lãi suất trái phiếu 6 năm là 6,156% so với 4,371% trong đợt phát hành cuối tháng Tám năm nay. Nhu cầu mua trái phiếu 10 năm chỉ bằng một nửa so với đợt phát hành hồi tháng Chín.
Theo Bộ trưởng Tài chính Bồ Đào Nha Fernando Teixeira dos Santos, Lisbon đang nỗ lực để giảm mạnh thâm hụt ngân sách nhà nước, dự báo sẽ lên đến 7,3% GDP trong năm nay.
Ireland cũng phải chấp nhận mức lãi suất cao tới 8,64% để huy động 1,25 tỷ euro (1,74 tỷ USD) trong đợt phát hành trái phiếu 10 năm diễn ra cùng ngày. Mức lãi suất này cao hơn các đợt phát hành cách đây hai tháng và lần đầu tiên tăng hơn 8% kể từ khi thành lập Khu vực đồng tiền chung châu Âu năm 1999.
Tình trạng tăng lãi suất trái phiếu chính phủ ở Bồ Đào Nha và Ireland, cùng với việc Hy Lạp tăng lãi suất trái phiếu chính phủ trong đợt phát trước đó một ngày, đã làm gia tăng mối lo ngại về khủng hoảng nợ công ở những nước này.
Giới phân tích ngày càng nghi ngờ khả năng ba quốc gia chìm trong nợ nần này có thể thúc đẩy kinh tế phát triển đủ nhanh để có tiền trả nợ. Nợ công của Ireland có thể lên đến 98,6% GDP của nước này trong năm nay. Bồ Đào Nha đối mặt với "núi" nợ công tương đương 83,3% GDP trong cùng thời kỳ.
Mức độ nợ của Hy Lạp phụ thuộc vào kết quả điều chỉnh thâm hụt ngân sách năm 2009, nhưng được dự báo sẽ lên tới 120% GDP của nước này vào cuối năm 2010. Giới hạn nợ công cho phép theo quy định của Liên minh châu Âu đối với Khu vực đồng euro là 60% GDP của mỗi nước./.
Đây là đợt phát hành trái phiếu đầu tiên kể từ khi Quốc hội Bồ Đào Nha đầu tháng này thông qua kế hoạch ngân sách "thắt lưng buộc bụng" do chính phủ nước này đệ trình.
Chính phủ Bồ Đào Nha cho biết với đợt phát hành trái phiếu mới, Lisbon đã đạt 93% nhu cầu tài chính trong năm 2010 và đây có thể là đợt phát hành trái phiếu cuối cùng trong năm nay. Tuy nhiên, Lisbon đã phải chấp nhận những mức lãi suất cao nhất trong vòng hơn một thập kỷ qua.
Lãi suất trái phiếu 10 năm lên tới 6,806%, so với 6,242% trong đợt phát hành cuối tháng Chín vừa qua. Lãi suất trái phiếu 6 năm là 6,156% so với 4,371% trong đợt phát hành cuối tháng Tám năm nay. Nhu cầu mua trái phiếu 10 năm chỉ bằng một nửa so với đợt phát hành hồi tháng Chín.
Theo Bộ trưởng Tài chính Bồ Đào Nha Fernando Teixeira dos Santos, Lisbon đang nỗ lực để giảm mạnh thâm hụt ngân sách nhà nước, dự báo sẽ lên đến 7,3% GDP trong năm nay.
Ireland cũng phải chấp nhận mức lãi suất cao tới 8,64% để huy động 1,25 tỷ euro (1,74 tỷ USD) trong đợt phát hành trái phiếu 10 năm diễn ra cùng ngày. Mức lãi suất này cao hơn các đợt phát hành cách đây hai tháng và lần đầu tiên tăng hơn 8% kể từ khi thành lập Khu vực đồng tiền chung châu Âu năm 1999.
Tình trạng tăng lãi suất trái phiếu chính phủ ở Bồ Đào Nha và Ireland, cùng với việc Hy Lạp tăng lãi suất trái phiếu chính phủ trong đợt phát trước đó một ngày, đã làm gia tăng mối lo ngại về khủng hoảng nợ công ở những nước này.
Giới phân tích ngày càng nghi ngờ khả năng ba quốc gia chìm trong nợ nần này có thể thúc đẩy kinh tế phát triển đủ nhanh để có tiền trả nợ. Nợ công của Ireland có thể lên đến 98,6% GDP của nước này trong năm nay. Bồ Đào Nha đối mặt với "núi" nợ công tương đương 83,3% GDP trong cùng thời kỳ.
Mức độ nợ của Hy Lạp phụ thuộc vào kết quả điều chỉnh thâm hụt ngân sách năm 2009, nhưng được dự báo sẽ lên tới 120% GDP của nước này vào cuối năm 2010. Giới hạn nợ công cho phép theo quy định của Liên minh châu Âu đối với Khu vực đồng euro là 60% GDP của mỗi nước./.
(TTXVN/Vietnam+)