Từ xưa, chúng ta đã được dạy là nên chia nhỏ, xem xét thế giới và các vấn đề theo từng phân khúc để giúp dễ quản lý các trọng trách hơn.
Nhưng đồng thời, việc này khiến chúng ta mất dần khả năng liên hệ đến một tổng thể lớn vì trong nỗ lực để "nhìn bức tranh lớn" bằng cách cố lắp ráp lại các phần nhỏ theo trí nhớ của mình, chúng ta sẽ dần từ bỏ thói quen quan sát tổng thể.
Những công cụ và ý tưởng được nêu trong “Nguyên lý thứ Năm: Nghệ thuật Thực hành tổ chức học tập” giúp phá vỡ ảo giác cho rằng, thế giới này được tạo ra từ các phần tử rời rạc, không liên kết lẫn nhau.
Khi thế giới trở nên nối liền và việc kinh doanh trở nên phức tạp và năng động, công việc cũng phải trở nên "có tính học tập" hơn.
Chỉ một người học tập cho cả tổ chức như trước đây là không đủ.
Sẽ không còn có thể hoạch định từ trên cao và buộc mọi người khác tuân theo mệnh lệnh của một nhà chiến lược.
Những tổ chức thực sự vượt trội trong tương lai sẽ là những tổ chức khám phá ra cách khai thác sự tận tâm cũng như năng lực học hỏi của tất cả nhân viên ở mọi cấp bậc trong tổ chức.
“Tổ chức học tập” có tính khả thi. Đó là tập hợp những người phối hợp nhuần nhuyễn cùng với nhau.
Mọi người có mục đích chung lớn hơn mục đích của từng cá nhân và tất cả cùng tạo nên những kết quả phi thường.
Trong cuốn sách của mình, Peter Senge đã phát triển 5 nguyên lý thiết yếu của một "tổ chức học tập” để phân biệt tổ chức này với “tổ chức kiểm soát” (controlling organization).
Bốn nguyên lý đầu đánh giá về việc phát triển sự tập trung cá nhân, xây dựng một tầm nhìn chung và giao tiếp như một đội.
Nhưng trung tâm của cuốn sách nằm ở nguyên lý thứ 5, được gọi là "tư duy hệ thống”.
Đó là nguyên lý kết hợp các nguyên lý, hợp nhất chúng thành một khối lý thuyết và thực hành đồng bộ. Nó giữ cho các nguyên lý không trở thành các thủ thuật quảng cáo rời rạc hoặc các mốt quản lý nhất thời.
Nếu không có một định hướng hệ thống, sẽ không có động cơ để xem xét cách mà các nguyên lý tương hỗ nhau.
Khi ra mắt lần đầu tiên vào năm 1990, cuốn sách tâm huyết của tác giả Peter Senge nhanh chóng trở thành tác phẩm kinh điển bán chạy nhất của ông và được nhiều tổ chức áp dụng.
Mười lăm năm sau, cuốn sách được tái bản với hơn một trăm trang nội dung mới dựa trên những cuộc phỏng vấn với hàng tá những nhà thực hành nguyên lý thứ năm ở các công ty và tổ chức lớn trên thế giới.
Senge làm rõ, trong dài hạn, lợi thế cạnh tranh bền vững duy nhất là khả năng học hỏi nhanh chóng hơn so với đối thủ cạnh tranh.
Những câu chuyện quản lý trong sách cho thấy nhiều ý tưởng cốt lõi trong Nguyên lý thứ Năm, nay đã hòa nhập sâu sắc vào quan điểm cũng như vào thực tế công tác quản lý của nhiều người./.
Nhưng đồng thời, việc này khiến chúng ta mất dần khả năng liên hệ đến một tổng thể lớn vì trong nỗ lực để "nhìn bức tranh lớn" bằng cách cố lắp ráp lại các phần nhỏ theo trí nhớ của mình, chúng ta sẽ dần từ bỏ thói quen quan sát tổng thể.
Những công cụ và ý tưởng được nêu trong “Nguyên lý thứ Năm: Nghệ thuật Thực hành tổ chức học tập” giúp phá vỡ ảo giác cho rằng, thế giới này được tạo ra từ các phần tử rời rạc, không liên kết lẫn nhau.
Khi thế giới trở nên nối liền và việc kinh doanh trở nên phức tạp và năng động, công việc cũng phải trở nên "có tính học tập" hơn.
Chỉ một người học tập cho cả tổ chức như trước đây là không đủ.
Sẽ không còn có thể hoạch định từ trên cao và buộc mọi người khác tuân theo mệnh lệnh của một nhà chiến lược.
Những tổ chức thực sự vượt trội trong tương lai sẽ là những tổ chức khám phá ra cách khai thác sự tận tâm cũng như năng lực học hỏi của tất cả nhân viên ở mọi cấp bậc trong tổ chức.
“Tổ chức học tập” có tính khả thi. Đó là tập hợp những người phối hợp nhuần nhuyễn cùng với nhau.
Mọi người có mục đích chung lớn hơn mục đích của từng cá nhân và tất cả cùng tạo nên những kết quả phi thường.
Trong cuốn sách của mình, Peter Senge đã phát triển 5 nguyên lý thiết yếu của một "tổ chức học tập” để phân biệt tổ chức này với “tổ chức kiểm soát” (controlling organization).
Bốn nguyên lý đầu đánh giá về việc phát triển sự tập trung cá nhân, xây dựng một tầm nhìn chung và giao tiếp như một đội.
Nhưng trung tâm của cuốn sách nằm ở nguyên lý thứ 5, được gọi là "tư duy hệ thống”.
Đó là nguyên lý kết hợp các nguyên lý, hợp nhất chúng thành một khối lý thuyết và thực hành đồng bộ. Nó giữ cho các nguyên lý không trở thành các thủ thuật quảng cáo rời rạc hoặc các mốt quản lý nhất thời.
Nếu không có một định hướng hệ thống, sẽ không có động cơ để xem xét cách mà các nguyên lý tương hỗ nhau.
Khi ra mắt lần đầu tiên vào năm 1990, cuốn sách tâm huyết của tác giả Peter Senge nhanh chóng trở thành tác phẩm kinh điển bán chạy nhất của ông và được nhiều tổ chức áp dụng.
Mười lăm năm sau, cuốn sách được tái bản với hơn một trăm trang nội dung mới dựa trên những cuộc phỏng vấn với hàng tá những nhà thực hành nguyên lý thứ năm ở các công ty và tổ chức lớn trên thế giới.
Senge làm rõ, trong dài hạn, lợi thế cạnh tranh bền vững duy nhất là khả năng học hỏi nhanh chóng hơn so với đối thủ cạnh tranh.
Những câu chuyện quản lý trong sách cho thấy nhiều ý tưởng cốt lõi trong Nguyên lý thứ Năm, nay đã hòa nhập sâu sắc vào quan điểm cũng như vào thực tế công tác quản lý của nhiều người./.
(Đẹp/Vietnam +)