Tờ Daily Mail của Anh dẫn một nghiên cứu mới nhất cho rằng, nguyên nhân con người bắt đầu đi thẳng là do thời tiết môi trường sống trở nên rất nóng nực.
Các nhà khoa học phát hiện, Turkana Basin của Kenya được mệnh danh là cái nôi của sự tiến hóa loài người, cách đây hàng triệu năm đã xuất hiện hiện tượng thời tiết nóng nực hơn rất nhiều so với ngày nay, nhiệt độ ban ngày đều trên 32 độ C.
Phát hiện này đã củng cố hơn cho lý luận “giả thiết nóng” về sự tiến hóa của loài người.
Lý luận “giả thiết nóng” cho rằng nguyên nhân con người bắt đầu đi thẳng là do không chịu nổi nhiệt độ cao.
Suy luận theo lý luận này, sở dĩ tổ tiên của chúng ta vào thời điểm đó bắt đầu đi thẳng là nhằm tránh tiếp xúc nhiều với bề mặt trái đất.
Đồng thời đi thẳng giúp cơ thể không bị lộ ra ngoài nhiều dưới sự bức xạ trực tiếp từ ánh nắng mặt trời như khi bò bằng tứ chi.
Khi sinh sống dưới nhiệt độ cao, số lượng tóc ít cũng có tác dụng tán nhiệt nhất định.
Giáo sư Steve Jones thuộc Đại học London, Anh cho biết, phát hiện trên đã làm tăng thêm mức độ tin cậy của lý luận “giả thiết nóng.”
Tuy nhiên, giáo sư Robin Compton thuộc Đại học Liverpool lại không đánh giá cao lý luận này và cho rằng, môi trường để người tiền sử bắt đầu đi thẳng là khu vực rừng rậm chứ không phải là vùng sa mạc Kenya./.
Các nhà khoa học phát hiện, Turkana Basin của Kenya được mệnh danh là cái nôi của sự tiến hóa loài người, cách đây hàng triệu năm đã xuất hiện hiện tượng thời tiết nóng nực hơn rất nhiều so với ngày nay, nhiệt độ ban ngày đều trên 32 độ C.
Phát hiện này đã củng cố hơn cho lý luận “giả thiết nóng” về sự tiến hóa của loài người.
Lý luận “giả thiết nóng” cho rằng nguyên nhân con người bắt đầu đi thẳng là do không chịu nổi nhiệt độ cao.
Suy luận theo lý luận này, sở dĩ tổ tiên của chúng ta vào thời điểm đó bắt đầu đi thẳng là nhằm tránh tiếp xúc nhiều với bề mặt trái đất.
Đồng thời đi thẳng giúp cơ thể không bị lộ ra ngoài nhiều dưới sự bức xạ trực tiếp từ ánh nắng mặt trời như khi bò bằng tứ chi.
Khi sinh sống dưới nhiệt độ cao, số lượng tóc ít cũng có tác dụng tán nhiệt nhất định.
Giáo sư Steve Jones thuộc Đại học London, Anh cho biết, phát hiện trên đã làm tăng thêm mức độ tin cậy của lý luận “giả thiết nóng.”
Tuy nhiên, giáo sư Robin Compton thuộc Đại học Liverpool lại không đánh giá cao lý luận này và cho rằng, môi trường để người tiền sử bắt đầu đi thẳng là khu vực rừng rậm chứ không phải là vùng sa mạc Kenya./.
Ngọc Thúy (Vietnam+)