Trước thông tin mặt đường hầm vượt sông Sài Gòn có nhiều vết nứt gây lo lắng cho nhiều người dân trong những ngày qua, chiều 21/12, ông Lương Minh Phúc, Trưởng ban Ban quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông, đô thị Thành phố Hồ Chí Minh, đơn vị chủ đầu tư công trình này, cho biết các vết nứt chỉ do co ngót bêtông, xuất hiện trên bề mặt lớp bê tông phủ của đường hầm sông Sài Gòn trong giai đoạn thi công.
Ông Phúc cũng khẳng định những vết nứt này đã được tư vấn giám sát, nhà thầu thi công kiểm tra, xử lý đạt yêu cầu kỹ thuật trước khi thông xe đưa đường hầm vào sử dụng.
Theo Ban quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông, đô thị Thành phố Hồ Chí Minh, kết quả quan trắc sau hơn 1 năm khai thác, sử dụng đường hầm cũng cho thấy tình trạng các vết nứt đã ổn định, hoàn toàn không ảnh hưởng đến khả năng chịu lực và khả năng chống thấm của bản đáy đường hầm như đã nêu trên.
Theo thiết kế, kết cấu bản đáy đường hầm sông Sài Gòn có 3 lớp, trong đó trên cùng là lớp bê tông phủ bề mặt (nơi xuất hiện các vết nứt) có bề dày bình quân 0,2m, có chức năng tạo độ dốc bề mặt đường hầm; dưới lớp bêtông phủ là lớp bêtông dằn có bề dày bình quân từ 0,8m đến 1,2m, có chức năng chịu lực và tạo trọng lực cân bằng cho đường hầm; dưới cùng là lớp bê tông bản đáy có bề dày bình quân 1,2m, là kết cấu chịu lực chính.
Với bề dày kết cấu hơn 2m nêu trên, việc xuất hiện các vết nứt do co ngót bêtông ở bề mặt lớp phủ trên cùng hoàn toàn không ảnh hưởng đến khả năng chịu lực và khả năng chống thấm của bản đáy đường hầm.
Trước hiện tượng trên, chủ đầu tư cũng đã yêu cầu tư vấn, nhà thầu tiếp tục tiến hành công tác kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ kết cấu đường hầm sau 1 năm sử dụng, trong đó bao gồm nội dung kiểm tra, bảo dưỡng các vị trí vết nứt đã được sửa chữa nhằm đảm bảo an toàn giao thông và các tiêu chí kỹ thuật của đường hầm.
Quan sát thực tế tại đường hầm sông Sài Gòn trong ngày 21/12 cho thấy hàng loạt vết nứt (đã được chám tạm) và các vạch kẻ lạ nằm ngang, dọc dày đặc trên nền đường hầm, chủ yếu ở các hầm dẫn phía Thủ Thiêm (Quận 2) và đầu hầm phía Quận 1. Có nhiều vết kéo chạy dài hơn 1m, gây nhiều lo lắng cho người tham gia giao thông khi đi qua hầm./.
Ông Phúc cũng khẳng định những vết nứt này đã được tư vấn giám sát, nhà thầu thi công kiểm tra, xử lý đạt yêu cầu kỹ thuật trước khi thông xe đưa đường hầm vào sử dụng.
Theo Ban quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông, đô thị Thành phố Hồ Chí Minh, kết quả quan trắc sau hơn 1 năm khai thác, sử dụng đường hầm cũng cho thấy tình trạng các vết nứt đã ổn định, hoàn toàn không ảnh hưởng đến khả năng chịu lực và khả năng chống thấm của bản đáy đường hầm như đã nêu trên.
Theo thiết kế, kết cấu bản đáy đường hầm sông Sài Gòn có 3 lớp, trong đó trên cùng là lớp bê tông phủ bề mặt (nơi xuất hiện các vết nứt) có bề dày bình quân 0,2m, có chức năng tạo độ dốc bề mặt đường hầm; dưới lớp bêtông phủ là lớp bêtông dằn có bề dày bình quân từ 0,8m đến 1,2m, có chức năng chịu lực và tạo trọng lực cân bằng cho đường hầm; dưới cùng là lớp bê tông bản đáy có bề dày bình quân 1,2m, là kết cấu chịu lực chính.
Với bề dày kết cấu hơn 2m nêu trên, việc xuất hiện các vết nứt do co ngót bêtông ở bề mặt lớp phủ trên cùng hoàn toàn không ảnh hưởng đến khả năng chịu lực và khả năng chống thấm của bản đáy đường hầm.
Trước hiện tượng trên, chủ đầu tư cũng đã yêu cầu tư vấn, nhà thầu tiếp tục tiến hành công tác kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ kết cấu đường hầm sau 1 năm sử dụng, trong đó bao gồm nội dung kiểm tra, bảo dưỡng các vị trí vết nứt đã được sửa chữa nhằm đảm bảo an toàn giao thông và các tiêu chí kỹ thuật của đường hầm.
Quan sát thực tế tại đường hầm sông Sài Gòn trong ngày 21/12 cho thấy hàng loạt vết nứt (đã được chám tạm) và các vạch kẻ lạ nằm ngang, dọc dày đặc trên nền đường hầm, chủ yếu ở các hầm dẫn phía Thủ Thiêm (Quận 2) và đầu hầm phía Quận 1. Có nhiều vết kéo chạy dài hơn 1m, gây nhiều lo lắng cho người tham gia giao thông khi đi qua hầm./.
Hoàng Anh Tuấn (Vietnam+)