Nguyệt thực toàn phần đã xảy ra ở Ireland đúng thời điểm các nhà thiên văn học dự báo.
Vào lúc 7 giờ 41 phút sáng 21/12 (giờ địa phương), tức 14 giờ 41 phút chiều cùng ngày (giờ Việt Nam), từ thủ đô Reykjavik của Ireland, người ta đã nhìn thấy Mặt Trăng chuyển màu đỏ. Hiện tượng này kéo dài hơn một giờ đồng hồ.
Bất chấp thời tiết giá lạnh, nhiều người đã tập trung quanh một ống kính thiên văn do Hiệp hội các nhà thiên văn học nghiệp dư đặt trong một bãi đỗ xe ở thủ đô để quan sát Mặt Trăng và các vì sao.
Một nhân viên ngân hàng cho biết ông không chỉ nhìn thấy Mặt Trăng mà cả sao Thổ ở khoảng cách rất gần nhờ kính thiên văn.
Theo dự báo của các nhà thiên văn học, khu vực Bắc Mỹ, Greenland cũng có thể chứng kiến nguyệt thực toàn phần. Tây Âu và Tây Á sẽ chứng kiến nguyệt thực từng phần sau đó.
Nguyệt thực là hiện tượng thiên văn khi Mặt Trăng đi vào vùng chóp bóng của Trái Đất, đối diện với Mặt Trời. Nguyệt thực toàn phần diễn ra khi tia Mặt Trời trước khi đến được Mặt Trăng đã chiếu vào chóp bóng của Trái Đất và bị khí quyển Trái Đất khúc xạ.
Các tia sáng bước sóng ngắn đã bị cản lại, chỉ còn các tia có bước sóng dài (đỏ, cam) xuyên qua, do đó, Mặt Trăng có màu đỏ.
Khác với nhật thực - hiện tượng thiên văn buộc phải dùng kính bảo vệ để quan sát - người xem có thể chứng kiến nguyệt thực bằng mắt thường.
Hiện tượng nguyệt thực toàn phần xảy ra lần gần đây nhất vào ngày 21/2/2008. Nguyệt thực toàn phần tiếp theo được dự báo sẽ xảy ra vào các ngày 15/6 và 10/12/2011./.
Vào lúc 7 giờ 41 phút sáng 21/12 (giờ địa phương), tức 14 giờ 41 phút chiều cùng ngày (giờ Việt Nam), từ thủ đô Reykjavik của Ireland, người ta đã nhìn thấy Mặt Trăng chuyển màu đỏ. Hiện tượng này kéo dài hơn một giờ đồng hồ.
Bất chấp thời tiết giá lạnh, nhiều người đã tập trung quanh một ống kính thiên văn do Hiệp hội các nhà thiên văn học nghiệp dư đặt trong một bãi đỗ xe ở thủ đô để quan sát Mặt Trăng và các vì sao.
Một nhân viên ngân hàng cho biết ông không chỉ nhìn thấy Mặt Trăng mà cả sao Thổ ở khoảng cách rất gần nhờ kính thiên văn.
Theo dự báo của các nhà thiên văn học, khu vực Bắc Mỹ, Greenland cũng có thể chứng kiến nguyệt thực toàn phần. Tây Âu và Tây Á sẽ chứng kiến nguyệt thực từng phần sau đó.
Nguyệt thực là hiện tượng thiên văn khi Mặt Trăng đi vào vùng chóp bóng của Trái Đất, đối diện với Mặt Trời. Nguyệt thực toàn phần diễn ra khi tia Mặt Trời trước khi đến được Mặt Trăng đã chiếu vào chóp bóng của Trái Đất và bị khí quyển Trái Đất khúc xạ.
Các tia sáng bước sóng ngắn đã bị cản lại, chỉ còn các tia có bước sóng dài (đỏ, cam) xuyên qua, do đó, Mặt Trăng có màu đỏ.
Khác với nhật thực - hiện tượng thiên văn buộc phải dùng kính bảo vệ để quan sát - người xem có thể chứng kiến nguyệt thực bằng mắt thường.
Hiện tượng nguyệt thực toàn phần xảy ra lần gần đây nhất vào ngày 21/2/2008. Nguyệt thực toàn phần tiếp theo được dự báo sẽ xảy ra vào các ngày 15/6 và 10/12/2011./.
(TTXVN/Vietnam+)