Đồng yen Nhật tăng giá so với đồng USD trong phiên 11/4 trên thị trường châu Á, khi những lo ngại về cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu trỗi dậy, khiến nhà đầu tư "quay lưng" với các tài sản rủi ro và đổ tiền vào đồng yen để tìm kiếm sự an toàn.
Chiều cùng ngày tại Tokyo, đồng USD giảm xuống 80,76 yen đổi 1 USD, so với mức tương ứng 81,49 yen/USD đêm trước tại New York.
Trong khi đó, đồng euro lấy lại được những gì đã mất lúc đầu phiên để bứt lên 1,3112 USD/euro và 106,10 yen/euro, cao hơn mức 1,3084 USD/euro và 105,49 yen/euro phiên trước.
Chính phủ Nhật Bản đã ra tay can thiệp nhằm làm dịu xu hướng lên giá của đồng nội tệ, đồng thời cho hay việc đồng yen tăng giá gần đây đã buộc chính quyền phải có các biện pháp mạnh tay như bán ra một lượng lớn đồng yen nhằm làm đồng tiền này xuống giá.
Phát biểu với báo giới ngày 11/4, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Jun Azumi nói: "Tôi sẽ không để đồng yen tăng giá thêm nữa và việc giảm giá đồng tiền này luôn thôi thúc tôi."
Tất cả các yếu tố như kinh tế Mỹ hồi phục chậm, vấn đề nợ công đeo bám Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) và nỗi lo kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại đang làm sự bi quan về kinh tế toàn cầu lan tỏa khắp các thị trường.
Theo nhà chiến lược Emma Lawson thuộc Ngân hàng Quốc gia Australia, sự bi quan càng rõ rệt hơn khi thiếu xu hướng giao dịch mới.
Các nhà đầu tư đang đồn đoán về khả năng Mỹ sẽ nới lỏng tín dụng hơn nữa - động thái có thể làm đồng USD xuống giá và giảm rủi ro đối với đồng euro.
Trong phiên này, đồng USD biến động trong phạm vi hẹp so với các đồng tiền châu Á khác. Theo đó, đồng bạc xanh tăng giá so với TWD, won Hàn Quốc, rupiah Indonesia, song giảm giá nhẹ so với peso Philippines và baht Thái Lan./.
Chiều cùng ngày tại Tokyo, đồng USD giảm xuống 80,76 yen đổi 1 USD, so với mức tương ứng 81,49 yen/USD đêm trước tại New York.
Trong khi đó, đồng euro lấy lại được những gì đã mất lúc đầu phiên để bứt lên 1,3112 USD/euro và 106,10 yen/euro, cao hơn mức 1,3084 USD/euro và 105,49 yen/euro phiên trước.
Chính phủ Nhật Bản đã ra tay can thiệp nhằm làm dịu xu hướng lên giá của đồng nội tệ, đồng thời cho hay việc đồng yen tăng giá gần đây đã buộc chính quyền phải có các biện pháp mạnh tay như bán ra một lượng lớn đồng yen nhằm làm đồng tiền này xuống giá.
Phát biểu với báo giới ngày 11/4, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Jun Azumi nói: "Tôi sẽ không để đồng yen tăng giá thêm nữa và việc giảm giá đồng tiền này luôn thôi thúc tôi."
Tất cả các yếu tố như kinh tế Mỹ hồi phục chậm, vấn đề nợ công đeo bám Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) và nỗi lo kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại đang làm sự bi quan về kinh tế toàn cầu lan tỏa khắp các thị trường.
Theo nhà chiến lược Emma Lawson thuộc Ngân hàng Quốc gia Australia, sự bi quan càng rõ rệt hơn khi thiếu xu hướng giao dịch mới.
Các nhà đầu tư đang đồn đoán về khả năng Mỹ sẽ nới lỏng tín dụng hơn nữa - động thái có thể làm đồng USD xuống giá và giảm rủi ro đối với đồng euro.
Trong phiên này, đồng USD biến động trong phạm vi hẹp so với các đồng tiền châu Á khác. Theo đó, đồng bạc xanh tăng giá so với TWD, won Hàn Quốc, rupiah Indonesia, song giảm giá nhẹ so với peso Philippines và baht Thái Lan./.
Trang Nhung (TTXVN)