Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) vừa kiến nghị Ủy ban chứng khoán Nhà nước cho phép nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phiếu phổ thông không có quyền biểu quyết.
VAFI cho rằng, hiện nay đã có hàng trăm doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và sàn UpCOM. Tuy nhiên, đa phần là các doanh nghiệp vẫn giữ ở quy mô nhỏ và vừa. Trong khi đó, theo tiêu chí của nhà đầu tư gián tiếp (FII) thì chỉ có một bộ phận doanh nghiệp vừa, kinh doanh hiệu quả được họ chọn lọc để xây dựng Danh mục đầu tư .
Tuy nhiên, trong số khoảng 100 doanh nghiệp mà nhà đầu tư FII thường giao dịch, đã có một số doanh nghiệp đã hết room hoặc chuẩn bị hết room (room dành cho FII còn không dưới 15%/vốn điều lệ).
Với qui định hiện hành, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp niêm yết còn quá hạn hẹp so với thông lệ quốc tế. Do đó, VAFI cho rằng cần xây dựng cơ chế cho phép nhà đầu tư FII được mua cổ phần phổ thông không có quyền biểu quyết (Non Voting Shares- NVS).
Qua đó, các nhà đầu tư FII khi được mua cổ phần tại các doanh nghiệp niêm yết đã hết room sẽ làm tăng tính thanh khoản cho các cổ phiếu này đồng thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp được dễ dàng huy động được vốn.
Về tính khả thi, VAFI chỉ ra, đa phần các công ty quản lý quỹ nước ngoài, các tổ chức môi giới chứng khoán toàn cầu, các Ngân hàng đầu tư chưa hiện diện hàng ngày ở Việt Nam hầu như không bao giờ tham dự Đại hội cổ đông tại các doanh nghiệp niêm yết, điều đó có nghĩa rằng họ không quan tâm nhiều đến việc nắm giữ cổ phiếu phổ thông có quyền biểu quyết hay không có quyền biểu quyết.
Ngoài ra, với các nhà đầu tư nước ngoài hiện diện tại Việt Nam, nhiều tổ chức trong số này cũng không coi trọng lắm vấn đề phải tuyệt đối nắm giữ cổ phần phổ thông có quyền biểu quyết trong mọi trường hợp, vì họ đầu tư vào nhiều công ty và tỷ trọng vốn trong từng doanh nghiệp là không nhiều. Điều quan trọng là họ có cơ hội mua cổ phiếu phổ thông tại những doanh nghiệp tốt. Chẳng hạn với trường hợp cổ phiếu Vinamilk là loại cổ phiếu nhiều nhà đầu tư nước ngoài ưa chuộng nhưng cơ hội nắm giữ là khó vì đã hết room.
Đại diện một quỹ đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, ông Phan Minh Tuấn, Phó Tổng giám đốc Quỹ Dragon Capital cho hay, đề xuất VAFI như vậy là phù hợp với những mong muốn của các nhà đầu tư nước ngoài. Trên thực tế những đề xuất này cũng dựa trên thông lệ của thị trường một số nước và ý kiến này đã được các nhà đầu tư nước ngoài phát biểu nhiều tại các hội thảo trước đó.
“Theo tôi đề xuất này là tốt và hợp lý, khuyến khích tăng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và thêm một nguồn tiền mới đổ vào cũng sẽ góp phần cứu được thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời điểm hiện nay,” ông Tuấn nói.
Ghi nhận những ý kiến đóng góp trên, song ông Nguyễn Sơn Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường cho biết, hiện nay theo Luật doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ có quy định về cổ phiếu phổ thông, cổ phiếu ưu đãi biểu quyết, cổ phiếu ưu đãi biểu quyết, do đó Ủy ban sẽ phải xem xét, nghiên cứu đưa ra các chính sách phù hợp theo quy định của Luật đã ban hành.
Đưa ra quan điểm về xu hướng dòng vốn FII hiện nay, ông Phan Minh Tuấn nhấn mạnh: "Bản thân các thị trường quốc tế hiện nay cũng đang rất khó khăn bởi vậy họ cũng không muốn mở rộng đầu tư quá ra nước ngoài. Chính vì vậy, thị trường Việt Nam muốn kêu gọi vốn nước ngoài là không phải dễ. Nếu các cơ quan chức năng không có những biện pháp đột phá, khẳng định những quyền lợi, tính hấp dẫn cụ thể của thị trường Việt Nam thì việc kêu gọi chung chung thì thực sự là rất khó"./.
VAFI cho rằng, hiện nay đã có hàng trăm doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và sàn UpCOM. Tuy nhiên, đa phần là các doanh nghiệp vẫn giữ ở quy mô nhỏ và vừa. Trong khi đó, theo tiêu chí của nhà đầu tư gián tiếp (FII) thì chỉ có một bộ phận doanh nghiệp vừa, kinh doanh hiệu quả được họ chọn lọc để xây dựng Danh mục đầu tư .
Tuy nhiên, trong số khoảng 100 doanh nghiệp mà nhà đầu tư FII thường giao dịch, đã có một số doanh nghiệp đã hết room hoặc chuẩn bị hết room (room dành cho FII còn không dưới 15%/vốn điều lệ).
Với qui định hiện hành, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp niêm yết còn quá hạn hẹp so với thông lệ quốc tế. Do đó, VAFI cho rằng cần xây dựng cơ chế cho phép nhà đầu tư FII được mua cổ phần phổ thông không có quyền biểu quyết (Non Voting Shares- NVS).
Qua đó, các nhà đầu tư FII khi được mua cổ phần tại các doanh nghiệp niêm yết đã hết room sẽ làm tăng tính thanh khoản cho các cổ phiếu này đồng thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp được dễ dàng huy động được vốn.
Về tính khả thi, VAFI chỉ ra, đa phần các công ty quản lý quỹ nước ngoài, các tổ chức môi giới chứng khoán toàn cầu, các Ngân hàng đầu tư chưa hiện diện hàng ngày ở Việt Nam hầu như không bao giờ tham dự Đại hội cổ đông tại các doanh nghiệp niêm yết, điều đó có nghĩa rằng họ không quan tâm nhiều đến việc nắm giữ cổ phiếu phổ thông có quyền biểu quyết hay không có quyền biểu quyết.
Ngoài ra, với các nhà đầu tư nước ngoài hiện diện tại Việt Nam, nhiều tổ chức trong số này cũng không coi trọng lắm vấn đề phải tuyệt đối nắm giữ cổ phần phổ thông có quyền biểu quyết trong mọi trường hợp, vì họ đầu tư vào nhiều công ty và tỷ trọng vốn trong từng doanh nghiệp là không nhiều. Điều quan trọng là họ có cơ hội mua cổ phiếu phổ thông tại những doanh nghiệp tốt. Chẳng hạn với trường hợp cổ phiếu Vinamilk là loại cổ phiếu nhiều nhà đầu tư nước ngoài ưa chuộng nhưng cơ hội nắm giữ là khó vì đã hết room.
Đại diện một quỹ đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, ông Phan Minh Tuấn, Phó Tổng giám đốc Quỹ Dragon Capital cho hay, đề xuất VAFI như vậy là phù hợp với những mong muốn của các nhà đầu tư nước ngoài. Trên thực tế những đề xuất này cũng dựa trên thông lệ của thị trường một số nước và ý kiến này đã được các nhà đầu tư nước ngoài phát biểu nhiều tại các hội thảo trước đó.
“Theo tôi đề xuất này là tốt và hợp lý, khuyến khích tăng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và thêm một nguồn tiền mới đổ vào cũng sẽ góp phần cứu được thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời điểm hiện nay,” ông Tuấn nói.
Ghi nhận những ý kiến đóng góp trên, song ông Nguyễn Sơn Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường cho biết, hiện nay theo Luật doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ có quy định về cổ phiếu phổ thông, cổ phiếu ưu đãi biểu quyết, cổ phiếu ưu đãi biểu quyết, do đó Ủy ban sẽ phải xem xét, nghiên cứu đưa ra các chính sách phù hợp theo quy định của Luật đã ban hành.
Đưa ra quan điểm về xu hướng dòng vốn FII hiện nay, ông Phan Minh Tuấn nhấn mạnh: "Bản thân các thị trường quốc tế hiện nay cũng đang rất khó khăn bởi vậy họ cũng không muốn mở rộng đầu tư quá ra nước ngoài. Chính vì vậy, thị trường Việt Nam muốn kêu gọi vốn nước ngoài là không phải dễ. Nếu các cơ quan chức năng không có những biện pháp đột phá, khẳng định những quyền lợi, tính hấp dẫn cụ thể của thị trường Việt Nam thì việc kêu gọi chung chung thì thực sự là rất khó"./.
Linh Chi (Vietnam+)