Đến thành phố Toulouse, cách thủ đô Paris khoảng 700km về phía Nam, bạn không thể không đến thưởng thức các món ăn Việt Nam tại một nhà hàng thuần Việt có một cái tên cũng rất Việt Nam-Nhà hàng cây tre (Bambouseraie).
Tại đây, từ cách trang trí, bày biện và những đồ vật, đến những bức tranh thêu cảnh làng quê Việt Nam lớn, cây cảnh… đến bàn ghế, bát đĩa… tất cả đều là những sản phẩm được vợ chồng anh Nguyễn Thái Học, chủ nhà hàng, cẩn thận chọn lựa, đặt hàng và nhập từ Việt Nam sang rất công phu như khăn ăn cho khách được thêu một khóm tre, quai của các ly uống nước trà được làm bằng tre - biểu tượng Việt Nam…
Theo anh Nguyễn Thái Học, một trí thức Việt Nam sống và làm việc ở Pháp gần 30 năm nay, việc trang trí nhà hàng và sử dụng các vật dụng như vậy nhằm tăng cường và mở rộng quảng bá hình ảnh của Việt Nam, không chỉ qua các nghệ thuật ẩm thực, mà còn nhằm giới thiệu các sản phẩm hàng hóa thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đến với các bạn bè Pháp và quốc tế.
Ngoài ra, còn để tạo một không gian thuần Việt giữa lòng thành phố lớn thứ 4 của Pháp, giúp bà con kiều bào đã quá lâu không về thăm quê hương cũng có thể mường tượng được phần nào khung cảnh của quê hương đất nước.
Tiếp chúng tôi vào buổi trưa khi nhà hàng khá đông khách, chủ yếu là khách Pháp, mà theo anh Học, đây là những khách hàng “ruột” của nhà hàng mỗi khi họ muốn thưởng thức các món ăn Việt. Khi trả lời câu hỏi: xuất phát từ đâu anh có ý tưởng mở nhà hàng này tại Pháp, anh Nguyễn Thái Học cho biết đầu tiên anh luôn nghĩ anh là người Việt Nam và rất là hãnh diện về điều đó.
Anh luôn mong muốn, những cái hay cái đẹp của quê hương mình, được trưng bày và giới thiệu cho những người bạn Pháp, mặc dù chưa một lần họ tới Việt Nam, nhưng khi bước vào nhà hàng, họ đều cảm nhận được không khí và không gian Việt Nam.
Anh Học chỉ bức tranh thêu cỡ lớn mang tên “Tiếng hát thanh bình,” trị giá khoảng 6.000 USD được đặt mua và chuyển từ Việt Nam sang cùng những hình ảnh đồng quê và cảnh sinh hoạt của Việt Nam. Anh nói: "cách bày biện trang trí và những cảnh này làm cho khách có cảm giác như họ đang được ngồi thưởng thức các món ăn Việt tại nhà hàng ở Việt Nam vậy. Hơn nữa, với hình ảnh tượng trưng tiêu biểu-cây tre, họ sẽ luôn nhớ về Việt Nam, về châu Á."
Xuất phát từ mong muốn như vậy, vợ chồng anh Học đã phải nỗ lực rất nhiều và dần dần đã xây dựng được nhà hàng với thương hiệu Việt với các món “tủ” như hải sản nấu niêu đất, thị kho tàu, cá kho tộ....
Chị Monica Ploguet - một khách hàng thân thiết của nhà hàng, cùng bạn bè thường xuyên đến thưởng thức các món ăn Việt Nam tại đây nói: “Tới nhà hàng này, chúng tôi thấy các món ăn rất ngon, cách tiếp đón cũng rất lịch sự. Do vậy, chúng tôi thường truyền lại cho bạn bè, nếu họ muốn thưởng thức các món ăn thuần Việt thì sẽ dẫn họ tới đây. Chúng tôi thực sự rất thích ăn các món ăn Việt Nam.”
Chị Pascale Pouget - một người Toulouse, khách hàng thường xuyên của nhà hàng, chia sẻ: “Tôi thích cách trang trí của cửa hàng. Tôi thấy các món ăn ở đây cũng rất ngon, giá cả vừa phải. Do vậy, tôi luôn chọn nhà hàng khi thực sự thèm ăn các món ăn Việt Nam.”
Gia đình chị Pascale Pouget luôn chọn các món ăn mang đặc trưng của Việt Nam như nem, phở, bánh xèo, bánh cuốn… Khách hàng đến với nhà hàng những ngày đầu Xuân này, nhất là các em nhỏ, cũng đặc biệt thích thú với những món tráng miệng ngọt ngào nhẹ nhàng như mứt Tết, mè xửng… của Việt Nam mà anh Học và vợ phải nhập từ Việt Nam sang.
Với anh Học mở nhà hàng là nghề tay trái, còn nghề chính của anh là giảng viên Đại học UPS ở Toulouse. Anh đã từng học chuyên ngành về điện và đang tiếp tục giảng dạy trang chuyên ngành này.
Là một người con của vùng đất Quảng Trị, rời Việt Nam sang Pháp từ năm 11 tuổi, nhưng anh Học vẫn luôn mong ngóng làm được điều gì đó càng nhiều càng tốt cho quê hương đất nước Việt Nam. Hiên tại cuộc sống của anh và gia đình anh cũng tạm ổn, nên bây giờ anh hướng về Việt Nam nhiều hơn.
Theo anh, đất nước mình đang trên đà phát triển, hàng hóa phong phú, nhưng việc xuất khẩu hàng hóa sang Pháp còn khá khiên tốn, còn thiếu những nhà thương gia lớn để đưa hàng hóa của Việt Nam sang Pháp. Trong tương lai gần, anh dự kiến sẽ mở một công ty như vậy góp phát triển xuất khẩu hàng hóa Việt nam sang Pháp. Anh nói: “dù chỉ là một hạt cát trong bãi sa mạc, nhưng nếu làm được cái gì đó cho quê hương đất nước, em sẽ cố.”
Ngoài ra, anh Học cũng tích cực tham gia các hoạt động của cộng đồng người Việt tại Toulouse và giúp đỡ các bạn sinh viên Việt Nam sang Pháp học tập. Nhà hàng của anh thường là địa chỉ lui tới của Hội người Việt Nam tại Toulouse và Hội sinh viên Việt Nam tại Toulouse.
Một số sinh viên Việt Nam được anh nhận vào giúp việc trong thời gian rảnh vừa có điều kiện tăng thêm thu nhập, vừa mở mang được các mối quan hệ và tích lũy thêm kinh nghiêm sống như Đào Tuấn Long, sinh viên Việt Nam đang làm việc thêm tại nhà hàng, cho biết: mới sang Pháp được hai năm, lần đầu tiên xa gia đình, Long rất vui khi gặp anh Học (qua bạn bè giới thiệu).
Thỉnh thoảng Long đến giúp anh Học, để vơi đi nỗi nhớ quê hương và gia đình; đồng thời, tăng cường giao tiếp và thêm chi phí cho học tập./.
Tại đây, từ cách trang trí, bày biện và những đồ vật, đến những bức tranh thêu cảnh làng quê Việt Nam lớn, cây cảnh… đến bàn ghế, bát đĩa… tất cả đều là những sản phẩm được vợ chồng anh Nguyễn Thái Học, chủ nhà hàng, cẩn thận chọn lựa, đặt hàng và nhập từ Việt Nam sang rất công phu như khăn ăn cho khách được thêu một khóm tre, quai của các ly uống nước trà được làm bằng tre - biểu tượng Việt Nam…
Theo anh Nguyễn Thái Học, một trí thức Việt Nam sống và làm việc ở Pháp gần 30 năm nay, việc trang trí nhà hàng và sử dụng các vật dụng như vậy nhằm tăng cường và mở rộng quảng bá hình ảnh của Việt Nam, không chỉ qua các nghệ thuật ẩm thực, mà còn nhằm giới thiệu các sản phẩm hàng hóa thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đến với các bạn bè Pháp và quốc tế.
Ngoài ra, còn để tạo một không gian thuần Việt giữa lòng thành phố lớn thứ 4 của Pháp, giúp bà con kiều bào đã quá lâu không về thăm quê hương cũng có thể mường tượng được phần nào khung cảnh của quê hương đất nước.
Tiếp chúng tôi vào buổi trưa khi nhà hàng khá đông khách, chủ yếu là khách Pháp, mà theo anh Học, đây là những khách hàng “ruột” của nhà hàng mỗi khi họ muốn thưởng thức các món ăn Việt. Khi trả lời câu hỏi: xuất phát từ đâu anh có ý tưởng mở nhà hàng này tại Pháp, anh Nguyễn Thái Học cho biết đầu tiên anh luôn nghĩ anh là người Việt Nam và rất là hãnh diện về điều đó.
Anh luôn mong muốn, những cái hay cái đẹp của quê hương mình, được trưng bày và giới thiệu cho những người bạn Pháp, mặc dù chưa một lần họ tới Việt Nam, nhưng khi bước vào nhà hàng, họ đều cảm nhận được không khí và không gian Việt Nam.
Anh Học chỉ bức tranh thêu cỡ lớn mang tên “Tiếng hát thanh bình,” trị giá khoảng 6.000 USD được đặt mua và chuyển từ Việt Nam sang cùng những hình ảnh đồng quê và cảnh sinh hoạt của Việt Nam. Anh nói: "cách bày biện trang trí và những cảnh này làm cho khách có cảm giác như họ đang được ngồi thưởng thức các món ăn Việt tại nhà hàng ở Việt Nam vậy. Hơn nữa, với hình ảnh tượng trưng tiêu biểu-cây tre, họ sẽ luôn nhớ về Việt Nam, về châu Á."
Xuất phát từ mong muốn như vậy, vợ chồng anh Học đã phải nỗ lực rất nhiều và dần dần đã xây dựng được nhà hàng với thương hiệu Việt với các món “tủ” như hải sản nấu niêu đất, thị kho tàu, cá kho tộ....
Chị Monica Ploguet - một khách hàng thân thiết của nhà hàng, cùng bạn bè thường xuyên đến thưởng thức các món ăn Việt Nam tại đây nói: “Tới nhà hàng này, chúng tôi thấy các món ăn rất ngon, cách tiếp đón cũng rất lịch sự. Do vậy, chúng tôi thường truyền lại cho bạn bè, nếu họ muốn thưởng thức các món ăn thuần Việt thì sẽ dẫn họ tới đây. Chúng tôi thực sự rất thích ăn các món ăn Việt Nam.”
Chị Pascale Pouget - một người Toulouse, khách hàng thường xuyên của nhà hàng, chia sẻ: “Tôi thích cách trang trí của cửa hàng. Tôi thấy các món ăn ở đây cũng rất ngon, giá cả vừa phải. Do vậy, tôi luôn chọn nhà hàng khi thực sự thèm ăn các món ăn Việt Nam.”
Gia đình chị Pascale Pouget luôn chọn các món ăn mang đặc trưng của Việt Nam như nem, phở, bánh xèo, bánh cuốn… Khách hàng đến với nhà hàng những ngày đầu Xuân này, nhất là các em nhỏ, cũng đặc biệt thích thú với những món tráng miệng ngọt ngào nhẹ nhàng như mứt Tết, mè xửng… của Việt Nam mà anh Học và vợ phải nhập từ Việt Nam sang.
Với anh Học mở nhà hàng là nghề tay trái, còn nghề chính của anh là giảng viên Đại học UPS ở Toulouse. Anh đã từng học chuyên ngành về điện và đang tiếp tục giảng dạy trang chuyên ngành này.
Là một người con của vùng đất Quảng Trị, rời Việt Nam sang Pháp từ năm 11 tuổi, nhưng anh Học vẫn luôn mong ngóng làm được điều gì đó càng nhiều càng tốt cho quê hương đất nước Việt Nam. Hiên tại cuộc sống của anh và gia đình anh cũng tạm ổn, nên bây giờ anh hướng về Việt Nam nhiều hơn.
Theo anh, đất nước mình đang trên đà phát triển, hàng hóa phong phú, nhưng việc xuất khẩu hàng hóa sang Pháp còn khá khiên tốn, còn thiếu những nhà thương gia lớn để đưa hàng hóa của Việt Nam sang Pháp. Trong tương lai gần, anh dự kiến sẽ mở một công ty như vậy góp phát triển xuất khẩu hàng hóa Việt nam sang Pháp. Anh nói: “dù chỉ là một hạt cát trong bãi sa mạc, nhưng nếu làm được cái gì đó cho quê hương đất nước, em sẽ cố.”
Ngoài ra, anh Học cũng tích cực tham gia các hoạt động của cộng đồng người Việt tại Toulouse và giúp đỡ các bạn sinh viên Việt Nam sang Pháp học tập. Nhà hàng của anh thường là địa chỉ lui tới của Hội người Việt Nam tại Toulouse và Hội sinh viên Việt Nam tại Toulouse.
Một số sinh viên Việt Nam được anh nhận vào giúp việc trong thời gian rảnh vừa có điều kiện tăng thêm thu nhập, vừa mở mang được các mối quan hệ và tích lũy thêm kinh nghiêm sống như Đào Tuấn Long, sinh viên Việt Nam đang làm việc thêm tại nhà hàng, cho biết: mới sang Pháp được hai năm, lần đầu tiên xa gia đình, Long rất vui khi gặp anh Học (qua bạn bè giới thiệu).
Thỉnh thoảng Long đến giúp anh Học, để vơi đi nỗi nhớ quê hương và gia đình; đồng thời, tăng cường giao tiếp và thêm chi phí cho học tập./.
Lê Hà-Trọng Tuyên/Paris (Vietnam+)