Ngày 14/3, tại xã Bản Hồ, huyện Sa Pa, Tổng công ty Điện lực Miền Bắc (Việt Nam) và Công ty Lưới điện Vân Nam (Trung Quốc) tổ chức lễ khánh thành Nhà máy thủy điện Séo Chong Hô.
Dự án Nhà máy thủy điện Séo Chong Hô được khởi công năm 2008, cuối năm 2012 hoàn thành đưa vào vận hành thương mại ổn định và phát điện năng lên lưới điện Quốc gia.
Công trình thủy điện Séo Chong Hô có tổng mức đầu tư trên 700 tỷ đồng, tổng công suất 21 MW, gồm hai tổ máy, sản lượng điện trung bình hàng năm đạt gần 100 triệu Kw/h, số giờ phát điện mỗi năm đạt 4.519 tiếng.
Đây là nhà máy thủy điện lớn thứ hai được khánh thành tại địa bàn Sa Pa, sau thủy điện Sử Pán 2 có công suất thiết kế 3 tổ máy là 34,5 MW được đưa vào sử dụng vào đầu năm 2011.
Công trình thủy điện Séo Chong Hô có đập đầu mối xây dựng tại thôn Séo Mý Tỷ, xã Tả Van và Nhà máy xây dựng tại xã Bản Hồ, huyện Sa Pa.
Nhà máy có chiều dài đường ống dẫn nước gần 4km, độ chênh mực nước giữa đập đầu mối và nhà máy là 833m, là công trình thủy điện có độ chênh mực nước lớn nhất Đông Nam Á hiện nay.
Phát biểu tại lễ khánh thành, Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai Nguyễn Hữu Vạn nhấn mạnh Lào Cai có tiềm năng thủy điện lớn, khoảng 1.000 MW, phân bố ở nhiều địa phương khác nhau trên địa bàn tỉnh.
Thực hiện quy hoạch của Chính phủ về xây dựng các công trình thủy điện và thực hiện phương châm “Doanh nghiệp phát tài, Lào Cai phát triển,” tỉnh Lào Cai luôn tạo môi trường thuận lợi để các doanh nghiệp trong và ngoài nước đến đầu tư tại Lào Cai trên nhiều lĩnh vực, trong đó có xây dựng các dự án thủy điện vừa và nhỏ.
Nhà máy thủy điện Séo Chong Hô được khánh thành và đi vào hoạt động đã góp phần phục vụ phát triển kinh tế-xã hội địa phương và thúc đẩy quan hệ, hợp tác hữu nghị giữa tỉnh Lào Cai và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc).
Bí thư Tỉnh ủy cũng yêu cầu trong thời gian tới, Công ty quản lý và vận hành Thủy điện Séo Chong Hô và Công ty Trách nhiệm hữu hạn đầu tư điện lực Việt–Trung cần tiếp tục quan tâm đến công tác giúp đỡ địa phương, tạo điều kiện cho nhân dân trong vùng dự án xóa đói, giảm nghèo, đồng thời cần phối hợp tốt với địa phương trong công tác quản lý, bảo vệ hệ sinh thái vùng lòng hồ, trồng rừng tạo cảnh quan và bảo vệ môi trường sinh thái trong khu vực gắn với phát triển du lịch./.
Dự án Nhà máy thủy điện Séo Chong Hô được khởi công năm 2008, cuối năm 2012 hoàn thành đưa vào vận hành thương mại ổn định và phát điện năng lên lưới điện Quốc gia.
Công trình thủy điện Séo Chong Hô có tổng mức đầu tư trên 700 tỷ đồng, tổng công suất 21 MW, gồm hai tổ máy, sản lượng điện trung bình hàng năm đạt gần 100 triệu Kw/h, số giờ phát điện mỗi năm đạt 4.519 tiếng.
Đây là nhà máy thủy điện lớn thứ hai được khánh thành tại địa bàn Sa Pa, sau thủy điện Sử Pán 2 có công suất thiết kế 3 tổ máy là 34,5 MW được đưa vào sử dụng vào đầu năm 2011.
Công trình thủy điện Séo Chong Hô có đập đầu mối xây dựng tại thôn Séo Mý Tỷ, xã Tả Van và Nhà máy xây dựng tại xã Bản Hồ, huyện Sa Pa.
Nhà máy có chiều dài đường ống dẫn nước gần 4km, độ chênh mực nước giữa đập đầu mối và nhà máy là 833m, là công trình thủy điện có độ chênh mực nước lớn nhất Đông Nam Á hiện nay.
Phát biểu tại lễ khánh thành, Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai Nguyễn Hữu Vạn nhấn mạnh Lào Cai có tiềm năng thủy điện lớn, khoảng 1.000 MW, phân bố ở nhiều địa phương khác nhau trên địa bàn tỉnh.
Thực hiện quy hoạch của Chính phủ về xây dựng các công trình thủy điện và thực hiện phương châm “Doanh nghiệp phát tài, Lào Cai phát triển,” tỉnh Lào Cai luôn tạo môi trường thuận lợi để các doanh nghiệp trong và ngoài nước đến đầu tư tại Lào Cai trên nhiều lĩnh vực, trong đó có xây dựng các dự án thủy điện vừa và nhỏ.
Nhà máy thủy điện Séo Chong Hô được khánh thành và đi vào hoạt động đã góp phần phục vụ phát triển kinh tế-xã hội địa phương và thúc đẩy quan hệ, hợp tác hữu nghị giữa tỉnh Lào Cai và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc).
Bí thư Tỉnh ủy cũng yêu cầu trong thời gian tới, Công ty quản lý và vận hành Thủy điện Séo Chong Hô và Công ty Trách nhiệm hữu hạn đầu tư điện lực Việt–Trung cần tiếp tục quan tâm đến công tác giúp đỡ địa phương, tạo điều kiện cho nhân dân trong vùng dự án xóa đói, giảm nghèo, đồng thời cần phối hợp tốt với địa phương trong công tác quản lý, bảo vệ hệ sinh thái vùng lòng hồ, trồng rừng tạo cảnh quan và bảo vệ môi trường sinh thái trong khu vực gắn với phát triển du lịch./.
Lục Văn Toán (TTXVN)