Đồng euro sẽ đứng vững ngay cả khi Bồ Đào Nha "theo chân" Hy Lạp và Ireland xin cứu trợ vỡ nợ từ Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF).
Các quan chức cấp cao Khu vực đồng euro đã khẳng định như vậy sau khi một số nhà kinh tế và nhà bình luận ở Anh và Mỹ dự đoán đồng tiền chung châu Âu sẽ sụp đổ vì vấn đề nợ công và thâm hụt ngân sách nhà nước ở khu vực này.
Trong bài trả lời phỏng vấn đăng trên báo Bild của Đức ra ngày 25/11, người đứng đầu Quỹ Ổn định tài chính châu Âu (EFSF) Klaus Regling cho rằng đồng euro có thể mất giá, nhưng những khó khăn kinh tế như nợ công và thâm hụt ngân sách nhà nước đang làm chao đảo một số quốc gia thành viên yếu kém nhất trong khu vực không phải là mối đe dọa đối với đồng tiền này.
Sau khi khẳng định sẽ là phi lý nếu đồng euro sụp đổ, ông Regling nhấn mạnh cả nước giàu và nước nghèo hơn trong Khu vực đồng euro sẽ không tình nguyện từ bỏ đồng tiền chung của họ bởi vì một quyết định như vậy chẳng khác gì một hành động "tự sát về kinh tế."
Chưa kể về chính trị, châu Âu sẽ chỉ còn một nửa giá trị nếu không có đồng euro. Tuy nhiên, ông Regling nhất trí với nhận xét trước đó của Thủ tướng Đức Angela Merkel cho rằng châu Âu "đang ở tình thế rất nguy hiểm liên quan đến đồng euro."
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Đức Axel Weber, một nhân vật có ảnh hưởng trong Hội đồng điều hành Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), cho biết EFSF và các quỹ cứu trợ khác của EU có đủ tiền để đáp ứng nhu cầu vay mượn của những nước có nguy cơ vỡ nợ gồm Hy Lạp, Ireland, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.
Nếu quỹ cứu trợ EU/IMF trị giá 750 tỷ euro, được thành lập sau cuộc khủng hoảng nợ ở Hy Lạp, không đủ thì ông tin các nước thành viên Khu vực đồng euro sẽ làm tất cả những gì cần thiết để bảo vệ đồng tiền này. Ông cũng cho biết các nhà lãnh đạo EU sẽ hành động kiên quyết để ngăn chặn hiện tượng đầu cơ đang hình thành trên thị trường tài chính châu Âu.
Ngoại trưởng Pháp Michele Alliot-Marie cũng thừa nhận một cuộc tấn công mang tính đầu cơ nhằm vào đồng euro mà mục tiêu là những nước yếu kém hơn trong Khu vực đồng tiền chung châu Âu.
Bà kêu gọi lãnh đạo EU can thiệp nhanh chóng tránh để hiện tượng này gây bất ổn định hơn nữa cho Khu vực đồng euro, đồng thời đề nghị tăng cường các quy định tài chính thành một cơ chế chống khủng hoảng dài hạn giúp khu vực đồng euro đối phó và ngăn chặn các cuộc tấn công mang tính đầu cơ, đồng thời tránh để các nước thành viên khác trong khu vực rơi vào vòng xoáy khủng hoảng nợ công.
Ngoại trưởng Đức Guido Westerwelle cho rằng biện pháp chống đầu cơ hiệu quả nhất là siết chặt kỷ luật ngân sách trong nước.
Các nhà hoạch định chính sách Khu vực đồng euro nhận định Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha có thể tránh được một cuộc khủng hoảng nợ như ở Hy Lạp và Ireland.
Trong khi đó, một cuộc khảo sát do hãng tin Reuters tiến hành trong tuần này cho thấy 34 trong số 50 nhà phân tích được hỏi dự đoán Bồ Đào Nha sẽ phải xin cứu trợ vỡ nợ, nhưng chỉ có bốn người trong nhóm được phỏng vấn dự đoán Tây Ban Nha sẽ đi theo "vết xe đổ" của Ireland./.
Các quan chức cấp cao Khu vực đồng euro đã khẳng định như vậy sau khi một số nhà kinh tế và nhà bình luận ở Anh và Mỹ dự đoán đồng tiền chung châu Âu sẽ sụp đổ vì vấn đề nợ công và thâm hụt ngân sách nhà nước ở khu vực này.
Trong bài trả lời phỏng vấn đăng trên báo Bild của Đức ra ngày 25/11, người đứng đầu Quỹ Ổn định tài chính châu Âu (EFSF) Klaus Regling cho rằng đồng euro có thể mất giá, nhưng những khó khăn kinh tế như nợ công và thâm hụt ngân sách nhà nước đang làm chao đảo một số quốc gia thành viên yếu kém nhất trong khu vực không phải là mối đe dọa đối với đồng tiền này.
Sau khi khẳng định sẽ là phi lý nếu đồng euro sụp đổ, ông Regling nhấn mạnh cả nước giàu và nước nghèo hơn trong Khu vực đồng euro sẽ không tình nguyện từ bỏ đồng tiền chung của họ bởi vì một quyết định như vậy chẳng khác gì một hành động "tự sát về kinh tế."
Chưa kể về chính trị, châu Âu sẽ chỉ còn một nửa giá trị nếu không có đồng euro. Tuy nhiên, ông Regling nhất trí với nhận xét trước đó của Thủ tướng Đức Angela Merkel cho rằng châu Âu "đang ở tình thế rất nguy hiểm liên quan đến đồng euro."
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Đức Axel Weber, một nhân vật có ảnh hưởng trong Hội đồng điều hành Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), cho biết EFSF và các quỹ cứu trợ khác của EU có đủ tiền để đáp ứng nhu cầu vay mượn của những nước có nguy cơ vỡ nợ gồm Hy Lạp, Ireland, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.
Nếu quỹ cứu trợ EU/IMF trị giá 750 tỷ euro, được thành lập sau cuộc khủng hoảng nợ ở Hy Lạp, không đủ thì ông tin các nước thành viên Khu vực đồng euro sẽ làm tất cả những gì cần thiết để bảo vệ đồng tiền này. Ông cũng cho biết các nhà lãnh đạo EU sẽ hành động kiên quyết để ngăn chặn hiện tượng đầu cơ đang hình thành trên thị trường tài chính châu Âu.
Ngoại trưởng Pháp Michele Alliot-Marie cũng thừa nhận một cuộc tấn công mang tính đầu cơ nhằm vào đồng euro mà mục tiêu là những nước yếu kém hơn trong Khu vực đồng tiền chung châu Âu.
Bà kêu gọi lãnh đạo EU can thiệp nhanh chóng tránh để hiện tượng này gây bất ổn định hơn nữa cho Khu vực đồng euro, đồng thời đề nghị tăng cường các quy định tài chính thành một cơ chế chống khủng hoảng dài hạn giúp khu vực đồng euro đối phó và ngăn chặn các cuộc tấn công mang tính đầu cơ, đồng thời tránh để các nước thành viên khác trong khu vực rơi vào vòng xoáy khủng hoảng nợ công.
Ngoại trưởng Đức Guido Westerwelle cho rằng biện pháp chống đầu cơ hiệu quả nhất là siết chặt kỷ luật ngân sách trong nước.
Các nhà hoạch định chính sách Khu vực đồng euro nhận định Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha có thể tránh được một cuộc khủng hoảng nợ như ở Hy Lạp và Ireland.
Trong khi đó, một cuộc khảo sát do hãng tin Reuters tiến hành trong tuần này cho thấy 34 trong số 50 nhà phân tích được hỏi dự đoán Bồ Đào Nha sẽ phải xin cứu trợ vỡ nợ, nhưng chỉ có bốn người trong nhóm được phỏng vấn dự đoán Tây Ban Nha sẽ đi theo "vết xe đổ" của Ireland./.
(TTXVN/Vietnam+)