Sáng ngày 8/8 tại Hà Giang, Trung tâm con người và thiên nhiên (PanNature), Tổ chức Bảo tồn động thực vật hoang dã thế giới (FFI), Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hà Giang đã phối hợp tổ chức Hội thảo “chia sẻ kinh nghiệm đồng quản lý rừng đặc dụng của các tổ chức bảo tồn địa phương trong quản lý rừng đặc dụng.”
Đây là mô hình quản lý mới, được triển khai thực hiện từ năm 2007 tại 3 vùng dự án là Mù Cang Chải (Yên Bái); Khau Ca (Hà Giang); Ngọc Sơn – Ngổ Luông (Hòa Bình).
Mục đích của dự án đồng quản lý bảo vệ rừng đặc dụng là nhằm nâng cao ý thức và tăng cường sự tham gia của người dân trong quá trình khai thác lâm sản ngoài gỗ, đảm bảo sự quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên, phòng ngừa hữu hiệu việc giảm thiểu tác động tiêu cực; hỗ trợ, phổ biến pháp luật, các hoạt động giáo dục nâng cao nhận thức bảo tồn rừng đặc dụng.
Bên cạnh đó, tổ chức các chương trình phát triển cộng đồng, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng nhằm góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế-xã hội cho các địa phương được triển khai dự án.
Đến nay sau 3 năm thực hiện dự án, ý thức của người dân về bảo vệ rừng đã thay đổi rõ rệt. Đặc biệt, nhờ có nguồn vốn chi trả phí dịch vụ môi trường hàng năm của nhà nước nên đời sống người dân ngày một nâng lên.
Tuy nhiên, để ngăn chặn triệt để tình trạng chặt phá rừng, săn bắn Vọc trái phép... hiện vẫn còn xảy ra tại một số khu bảo tồn như Khu bảo tồn Loài và Sinh cảnh Khau Ca (Vị Xuyên-Hà Giang,) Mù Cang Chải (Yên Bái)..., đại diện ban tổ chức dự án cùng lãnh đạo các Khu bảo tồn đã trao đổi kinh nghiệm về những hiệu ứng đã đạt được và tìm giải pháp, để có sự đồng thuận của người dân cũng như hướng họ vào bảo vệ rừng.
Song song với đó, ban quản lý tại các Khu bảo tồn và chính quyền địa phương cũng đẩy mạnh tuyên truyền, tập huấn nhiều hơn nữa cho người dân, để người dân hiểu và nhận thấy được nguồn lợi từ từ việc quản lý rừng đặc dụng.
Trên cơ sở đó, mô hình này sẽ tiếp tục được triển khai nhân rộng trong cả nước, bảo đảm cho người dân địa phương có thể tiếp cận lâu dài và bền vững về tài nguyên rừng./.
Đây là mô hình quản lý mới, được triển khai thực hiện từ năm 2007 tại 3 vùng dự án là Mù Cang Chải (Yên Bái); Khau Ca (Hà Giang); Ngọc Sơn – Ngổ Luông (Hòa Bình).
Mục đích của dự án đồng quản lý bảo vệ rừng đặc dụng là nhằm nâng cao ý thức và tăng cường sự tham gia của người dân trong quá trình khai thác lâm sản ngoài gỗ, đảm bảo sự quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên, phòng ngừa hữu hiệu việc giảm thiểu tác động tiêu cực; hỗ trợ, phổ biến pháp luật, các hoạt động giáo dục nâng cao nhận thức bảo tồn rừng đặc dụng.
Bên cạnh đó, tổ chức các chương trình phát triển cộng đồng, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng nhằm góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế-xã hội cho các địa phương được triển khai dự án.
Đến nay sau 3 năm thực hiện dự án, ý thức của người dân về bảo vệ rừng đã thay đổi rõ rệt. Đặc biệt, nhờ có nguồn vốn chi trả phí dịch vụ môi trường hàng năm của nhà nước nên đời sống người dân ngày một nâng lên.
Tuy nhiên, để ngăn chặn triệt để tình trạng chặt phá rừng, săn bắn Vọc trái phép... hiện vẫn còn xảy ra tại một số khu bảo tồn như Khu bảo tồn Loài và Sinh cảnh Khau Ca (Vị Xuyên-Hà Giang,) Mù Cang Chải (Yên Bái)..., đại diện ban tổ chức dự án cùng lãnh đạo các Khu bảo tồn đã trao đổi kinh nghiệm về những hiệu ứng đã đạt được và tìm giải pháp, để có sự đồng thuận của người dân cũng như hướng họ vào bảo vệ rừng.
Song song với đó, ban quản lý tại các Khu bảo tồn và chính quyền địa phương cũng đẩy mạnh tuyên truyền, tập huấn nhiều hơn nữa cho người dân, để người dân hiểu và nhận thấy được nguồn lợi từ từ việc quản lý rừng đặc dụng.
Trên cơ sở đó, mô hình này sẽ tiếp tục được triển khai nhân rộng trong cả nước, bảo đảm cho người dân địa phương có thể tiếp cận lâu dài và bền vững về tài nguyên rừng./.
Hùng Võ (Vietnam+)