Thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, với cân đối xuất nhập khẩu, hai tháng đầu năm, nhập siêu của Việt Nam gần 1,9 tỷ USD, bằng 14,8% kim ngạch xuất khẩu.
Cũng theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đáng chú ý trong hai tháng đầu năm, cùng với các mặt hàng bắt buộc phải nhập khẩu phục vụ sản xuất và tiêu dùng, nhiều mặt hàng trong nước đã sản xuất được nhưng cũng tăng ở mức báo động như xe máy nguyên chiếc tăng 72,4% và ôtô nguyên chiếc tăng tới 79,5%.
Trong khi đó, giá cả bình quân nhiều nguyên nhiên liệu đầu vào trên thị trường thế giới tăng so với cùng kỳ đang tạo ra áp lực lớn cho việc kiềm chế nhập siêu, bởi yếu tố giá đã khiến kim ngạch nhập khẩu hai tháng đầu năm 2011 tăng trên 900 triệu USD.
Cụ thể, kim ngạch nhập khẩu hai tháng qua đạt 14,2 tỷ USD, tăng 26,8% so với cùng kỳ; trong đó nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là trên 5,9 tỷ USD, tăng 32%. Các mặt hàng chiếm tỷ trọng nhập khẩu lớn và tăng so với cùng kỳ 2010 gồm xăng dầu tăng trên 60%; sắt thép tăng 9,6% cho dù sản lượng nhập khẩu giảm trên 13%; thức ăn gia súc và nguyên phụ liệu tăng trên 20%; vải tăng gần 48%; sợi dệt tăng gần 62%.
Cùng với nhập khẩu, kim ngạch xuất khẩu đạt 12,3 tỷ USD, tăng 40,3% so với cùng kỳ. Trong thành công này của xuất khẩu, yếu tố giá cũng góp phần làm tăng thêm 700 triệu USD. Các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng rõ rệt so với cùng kỳ gồm cao su tăng 175% do tăng trên 57% sản lượng; sắt thép tăng gần 85% do tăng trên 40% về lượng; dệt may tăng trên 54%; điện tử, máy tính tăng gần 25%...
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, với chỉ tiêu nhập siêu không quá 16% kim ngạch xuất khẩu, Bộ Công Thương và cơ quan quản lý liên quan cần thực hiện nghiêm túc nguyên tắc kiểm soát nhập khẩu hàng hóa, vật tư thiết bị; trong đó chủ động áp dụng các biện pháp hành chính và phi thuế quan đối với nhập khẩu hàng tiêu dùng xa xỉ, không thiết yếu hoặc những mặt hàng, vật tư trong nước đã sản xuất được.
Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý cần xem xét, miễn giảm thuế, gia hạn thời gian nộp thuế nguyên liệu đầu vào nhập khẩu phục vụ sản xuất xuất khẩu, nhất là với các mặt hàng trong nước còn thiếu nguyên liệu như dệt may, thủy sản, da giày, dược phẩm./.
Cũng theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đáng chú ý trong hai tháng đầu năm, cùng với các mặt hàng bắt buộc phải nhập khẩu phục vụ sản xuất và tiêu dùng, nhiều mặt hàng trong nước đã sản xuất được nhưng cũng tăng ở mức báo động như xe máy nguyên chiếc tăng 72,4% và ôtô nguyên chiếc tăng tới 79,5%.
Trong khi đó, giá cả bình quân nhiều nguyên nhiên liệu đầu vào trên thị trường thế giới tăng so với cùng kỳ đang tạo ra áp lực lớn cho việc kiềm chế nhập siêu, bởi yếu tố giá đã khiến kim ngạch nhập khẩu hai tháng đầu năm 2011 tăng trên 900 triệu USD.
Cụ thể, kim ngạch nhập khẩu hai tháng qua đạt 14,2 tỷ USD, tăng 26,8% so với cùng kỳ; trong đó nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là trên 5,9 tỷ USD, tăng 32%. Các mặt hàng chiếm tỷ trọng nhập khẩu lớn và tăng so với cùng kỳ 2010 gồm xăng dầu tăng trên 60%; sắt thép tăng 9,6% cho dù sản lượng nhập khẩu giảm trên 13%; thức ăn gia súc và nguyên phụ liệu tăng trên 20%; vải tăng gần 48%; sợi dệt tăng gần 62%.
Cùng với nhập khẩu, kim ngạch xuất khẩu đạt 12,3 tỷ USD, tăng 40,3% so với cùng kỳ. Trong thành công này của xuất khẩu, yếu tố giá cũng góp phần làm tăng thêm 700 triệu USD. Các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng rõ rệt so với cùng kỳ gồm cao su tăng 175% do tăng trên 57% sản lượng; sắt thép tăng gần 85% do tăng trên 40% về lượng; dệt may tăng trên 54%; điện tử, máy tính tăng gần 25%...
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, với chỉ tiêu nhập siêu không quá 16% kim ngạch xuất khẩu, Bộ Công Thương và cơ quan quản lý liên quan cần thực hiện nghiêm túc nguyên tắc kiểm soát nhập khẩu hàng hóa, vật tư thiết bị; trong đó chủ động áp dụng các biện pháp hành chính và phi thuế quan đối với nhập khẩu hàng tiêu dùng xa xỉ, không thiết yếu hoặc những mặt hàng, vật tư trong nước đã sản xuất được.
Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý cần xem xét, miễn giảm thuế, gia hạn thời gian nộp thuế nguyên liệu đầu vào nhập khẩu phục vụ sản xuất xuất khẩu, nhất là với các mặt hàng trong nước còn thiếu nguyên liệu như dệt may, thủy sản, da giày, dược phẩm./.
Nguyễn Kim Anh (TTXVN/Vietnam+)