Mặc dù nhập siêu 4 tháng là 176 triệu USD, nhưng để đạt được kim ngạch xuất khẩu 108 tỷ USD trong năm 2012 vẫn còn rất nhiều thách thức.
Áp lực từ thị trường chủ lực
Báo cáo tại buổi họp báo thường kỳ tháng 4, do Bộ Công Thương tổ chức chiều 2/5 cho thấy, kim ngạch xuất khẩu tháng Tư ước đạt 8,6 tỷ USD, giảm 9,3% so với tháng 3 và tăng 14,3% so với tháng 4/2011.
Các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu đạt cao trong tháng 4 gồm có: Dệt may đạt 1,1 tỷ USD, điện thoại các loại và linh kiện đạt 800 triệu USD, dầu thô 687 triệu USD và thủy sản là 500 triệu USD...
Như vậy tính chung 4 tháng, kim ngạch xuất khẩu ước đạt hơn 33,4 tỷ USD, tăng 22,1% so với cùng kỳ; trong đó xuất khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) ước đạt gần 18,3 tỷ USD, tăng 44%.
Tuy nhiên, Bộ Công Thương cũng cho biết, nhiều mặt hàng đang có xu hướng giảm sút. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu nhóm nông, lâm, thủy sản ước đạt hơn 6,45 tỷ USD, giảm 1,3% và chiếm tỷ trọng 19,3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong số đó một số mặt hàng có kim ngạch giảm như: Cà phê giảm 7,8%; gạo giảm 27,8%; cao su giảm 8,3%.
Ngoài ra, sản phẩm hóa chất giảm 36,5%; xơ, sợi dệt các loại giảm 9,9%, sắt thép các loại giảm 16,4%, kim loại thường khác và sản phẩm giảm 8,8%, máy ảnh, máy quay phim và linh kiện giảm 4,4%, dây điện và cáp điện giảm 38,6%... Đặc biệt là xuất khẩu da giày, dầu thô gặp khó đã tác động không nhỏ đến kim ngạch xuất khẩu chung.
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Nam Hải, trong 4 tháng, mặc dù kim ngạch xuất khẩu giầy, dép các loại ước đạt 1.971 triệu USD và tăng 9,3% so với cùng kỳ năm 2011, nhưng trên thực tế nhiều doanh nghiệp trong ngành vẫn gặp khó khăn về đơn hàng xuất khẩu, chỉ một số ít doanh nghiệp ký được đơn hàng xuất khẩu đến hết quý II.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trong ngành còn gặp phải khó khăn do sự thay đổi về chính sách nhập khẩu, cách thức mua hàng, yêu cầu ngày càng cao về tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn môi trường, trách nhiệm xã hội doanh nghiệp… của các thị trường lớn như EU, Mỹ, Nhật Bản.
Mặt hàng than xuất khẩu cũng bị ảnh hưởng bởi diễn biến xấu của nền kinh tế và suy thoái ở nhiều nước. Tính chung 4 tháng, riêng Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam tiêu thụ than ước đạt gần 13,0 triệu tấn, giảm 9,0% so với cùng kỳ; trong đó xuất khẩu ước đạt 3,9 triệu tấn, giảm 3,1% so với cùng kỳ.
"Than tiêu thụ chậm nên tồn kho tăng cao, đặc biệt tại các kho cảng. Tính đến cuối tháng 4, báo cáo than tồn ước đạt 8,38 triệu tấn, trong đó than thành phẩm là 5,97 triệu tấn," thứ trưởng Nguyễn Nam Hải nhấn mạnh.
Quyết liệt cho mục tiêu trên 100 tỷ USD
Cũng tại buổi họp báo, Thứ trưởng Nguyễn Nam Hải cho biết, tháng 4, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 9,0 tỷ USD, giảm 0,6% so với tháng 3 và tăng 0,1% so với tháng 4/2011; trong đó kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 4,65 tỷ USD, giảm 0,8% so với tháng 3 và tăng 21,0% so với tháng 4/2011.
Tính chung 4 tháng, kim ngạch nhập khẩu ước đạt gần 33,6 tỷ USD, tăng 4,4% so với cùng kỳ; trong đó kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp 100% vốn trong nước đạt hơn 16,1 tỷ USD, giảm 11,9% so với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 48,0%. Kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt hơn 17,4 tỷ USD, tăng 25,9% so với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 52,0% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước.
Như vậy, trong 4 tháng, ước nhập siêu là 176 triệu USD, chiếm 0,5% kim ngạch xuất khẩu và Việt Nam vẫn nhập siêu chủ yếu từ các thị trường châu Á như Trung Quốc ước đạt khoảng 4 tỷ USD, ASEAN khoảng 1,7 tỷ USD, Hàn Quốc hơn 2,8 tỷ USD, Đài Loan gần 2,2 tỷ USD.
"Hiện chúng ta đang cân bằng dần xuất nhập khẩu, nếu như trước kia mỗi tháng phải nhập siêu 1 tỷ USD thì trong 4 tháng đầu năm cả nước nhập siêu chỉ là 176 triệu USD," thứ trưởng Hải nói.
Tuy vậy, từ nay đến cuối năm, để tăng trưởng xuất khẩu 13% so với năm 2011, tương ứng giá trị là 108 tỷ USD là mục tiêu không hề đơn giản.
Bà Phan Thị Diệu Hà, Phó Vụ trưởng Vụ xuất nhập khẩu cũng chia sẻ, mặc dù 4 tháng đầu năm số liệu có tốt lên, tăng trưởng bình quân là 22%, nhưng thời gian tới sẽ cần phải sự nỗ lực rất lớn của các doanh nghiệp.
Về phía Bộ Công Thương cũng sẽ tập trung tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp nhằm đảm bảo ổn định và phát triển sản xuất, đặc biệt các ngành công nghiệp chế biến và các ngành công nghiệp phục vụ xuất khẩu.
Bà Hà cũng cho biết, Bộ cũng đã phối hợp với các hiệp hội ngành hàng để đưa ra nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp.
Cụ thể, từ nay đến cuối năm, nhiều hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường và định hướng cho doanh nghiệp cũng như cảnh báo khó khăn tại từng thị trường sẽ được thực hiện đồng bộ, qua đó giúp doanh nghiệp có thể ký kết hợp đồng và đưa hàng đến thị trường nào thuận lợi nhất.
"Biện pháp cải cách thủ tục hành chính, tận dụng thuế FTA sẽ là những giải pháp trọng yếu cho các doanh nghiệp hoàn thành chỉ tiêu trong năm 2012," bà Hà cho hay./.
Áp lực từ thị trường chủ lực
Báo cáo tại buổi họp báo thường kỳ tháng 4, do Bộ Công Thương tổ chức chiều 2/5 cho thấy, kim ngạch xuất khẩu tháng Tư ước đạt 8,6 tỷ USD, giảm 9,3% so với tháng 3 và tăng 14,3% so với tháng 4/2011.
Các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu đạt cao trong tháng 4 gồm có: Dệt may đạt 1,1 tỷ USD, điện thoại các loại và linh kiện đạt 800 triệu USD, dầu thô 687 triệu USD và thủy sản là 500 triệu USD...
Như vậy tính chung 4 tháng, kim ngạch xuất khẩu ước đạt hơn 33,4 tỷ USD, tăng 22,1% so với cùng kỳ; trong đó xuất khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) ước đạt gần 18,3 tỷ USD, tăng 44%.
Tuy nhiên, Bộ Công Thương cũng cho biết, nhiều mặt hàng đang có xu hướng giảm sút. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu nhóm nông, lâm, thủy sản ước đạt hơn 6,45 tỷ USD, giảm 1,3% và chiếm tỷ trọng 19,3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong số đó một số mặt hàng có kim ngạch giảm như: Cà phê giảm 7,8%; gạo giảm 27,8%; cao su giảm 8,3%.
Ngoài ra, sản phẩm hóa chất giảm 36,5%; xơ, sợi dệt các loại giảm 9,9%, sắt thép các loại giảm 16,4%, kim loại thường khác và sản phẩm giảm 8,8%, máy ảnh, máy quay phim và linh kiện giảm 4,4%, dây điện và cáp điện giảm 38,6%... Đặc biệt là xuất khẩu da giày, dầu thô gặp khó đã tác động không nhỏ đến kim ngạch xuất khẩu chung.
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Nam Hải, trong 4 tháng, mặc dù kim ngạch xuất khẩu giầy, dép các loại ước đạt 1.971 triệu USD và tăng 9,3% so với cùng kỳ năm 2011, nhưng trên thực tế nhiều doanh nghiệp trong ngành vẫn gặp khó khăn về đơn hàng xuất khẩu, chỉ một số ít doanh nghiệp ký được đơn hàng xuất khẩu đến hết quý II.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trong ngành còn gặp phải khó khăn do sự thay đổi về chính sách nhập khẩu, cách thức mua hàng, yêu cầu ngày càng cao về tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn môi trường, trách nhiệm xã hội doanh nghiệp… của các thị trường lớn như EU, Mỹ, Nhật Bản.
Mặt hàng than xuất khẩu cũng bị ảnh hưởng bởi diễn biến xấu của nền kinh tế và suy thoái ở nhiều nước. Tính chung 4 tháng, riêng Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam tiêu thụ than ước đạt gần 13,0 triệu tấn, giảm 9,0% so với cùng kỳ; trong đó xuất khẩu ước đạt 3,9 triệu tấn, giảm 3,1% so với cùng kỳ.
"Than tiêu thụ chậm nên tồn kho tăng cao, đặc biệt tại các kho cảng. Tính đến cuối tháng 4, báo cáo than tồn ước đạt 8,38 triệu tấn, trong đó than thành phẩm là 5,97 triệu tấn," thứ trưởng Nguyễn Nam Hải nhấn mạnh.
Quyết liệt cho mục tiêu trên 100 tỷ USD
Cũng tại buổi họp báo, Thứ trưởng Nguyễn Nam Hải cho biết, tháng 4, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 9,0 tỷ USD, giảm 0,6% so với tháng 3 và tăng 0,1% so với tháng 4/2011; trong đó kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 4,65 tỷ USD, giảm 0,8% so với tháng 3 và tăng 21,0% so với tháng 4/2011.
Tính chung 4 tháng, kim ngạch nhập khẩu ước đạt gần 33,6 tỷ USD, tăng 4,4% so với cùng kỳ; trong đó kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp 100% vốn trong nước đạt hơn 16,1 tỷ USD, giảm 11,9% so với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 48,0%. Kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt hơn 17,4 tỷ USD, tăng 25,9% so với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 52,0% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước.
Như vậy, trong 4 tháng, ước nhập siêu là 176 triệu USD, chiếm 0,5% kim ngạch xuất khẩu và Việt Nam vẫn nhập siêu chủ yếu từ các thị trường châu Á như Trung Quốc ước đạt khoảng 4 tỷ USD, ASEAN khoảng 1,7 tỷ USD, Hàn Quốc hơn 2,8 tỷ USD, Đài Loan gần 2,2 tỷ USD.
"Hiện chúng ta đang cân bằng dần xuất nhập khẩu, nếu như trước kia mỗi tháng phải nhập siêu 1 tỷ USD thì trong 4 tháng đầu năm cả nước nhập siêu chỉ là 176 triệu USD," thứ trưởng Hải nói.
Tuy vậy, từ nay đến cuối năm, để tăng trưởng xuất khẩu 13% so với năm 2011, tương ứng giá trị là 108 tỷ USD là mục tiêu không hề đơn giản.
Bà Phan Thị Diệu Hà, Phó Vụ trưởng Vụ xuất nhập khẩu cũng chia sẻ, mặc dù 4 tháng đầu năm số liệu có tốt lên, tăng trưởng bình quân là 22%, nhưng thời gian tới sẽ cần phải sự nỗ lực rất lớn của các doanh nghiệp.
Về phía Bộ Công Thương cũng sẽ tập trung tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp nhằm đảm bảo ổn định và phát triển sản xuất, đặc biệt các ngành công nghiệp chế biến và các ngành công nghiệp phục vụ xuất khẩu.
Bà Hà cũng cho biết, Bộ cũng đã phối hợp với các hiệp hội ngành hàng để đưa ra nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp.
Cụ thể, từ nay đến cuối năm, nhiều hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường và định hướng cho doanh nghiệp cũng như cảnh báo khó khăn tại từng thị trường sẽ được thực hiện đồng bộ, qua đó giúp doanh nghiệp có thể ký kết hợp đồng và đưa hàng đến thị trường nào thuận lợi nhất.
"Biện pháp cải cách thủ tục hành chính, tận dụng thuế FTA sẽ là những giải pháp trọng yếu cho các doanh nghiệp hoàn thành chỉ tiêu trong năm 2012," bà Hà cho hay./.
Đức Duy (Vietnam+)