Ngày 4/8, Chính phủ Nhật Bản đã bất ngờ can thiệp vào thị trường ngoại hối để chặn đà tăng giá của đồng yen.
Đây là lần thứ hai kể từ sau trận động đất kinh hoàng ngày 11/3, Nhật Bản phải can thiệp vào thị trường để bảo vệ các doanh nghiệp trong nước và hạn chế các tác động tiêu cực của hiện tượng đồng yen tăng giá đối với công cuộc tái thiết nền kinh tế.
Theo các chuyên gia phân tích, cho dù hiểu rõ việc đơn phương can thiệp vào thị trường ngoại hối có thể sẽ không đem lại hiệu quả cao, nhưng hành động can thiệp vào thị trường ngoại hối là không thể tránh khỏi trong bối cảnh đồng yen đã liên tục tăng giá so với các đồng tiền chủ chốt khác.
Đơn phương nhưng cần thiết
Không giống hành động can thiệp vào giữa tháng 3/2011, lần này, Chính phủ Nhật Bản đã phải đơn phương can thiệp vào thị trường ngoại hối mà không có sự hỗ trợ của Mỹ và châu Âu.
Phát biểu với các phóng viên, Bộ trưởng Tài chính Yoshihiko Noda cho biết Nhật Bản đã đơn phương can thiệp vào thị trường ngoại hối nhằm “phản ứng lại các hoạt động đầu cơ và gây rối loạn” trên thị trường.
Bộ trưởng Noda nhấn mạnh trong thời gian gần đây, đồng yen đã liên tục tăng giá. Nếu xu hướng này tiếp tục, nó sẽ gây ra các ảnh hưởng tiêu cực tới sự ổn định kinh tế và tài chính của Nhật Bản trong bối cảnh nước này đang nỗ lực tái thiết sau thảm họa động đất và sóng thần ngày 11/3.
Chính phủ Nhật Bản đã buộc phải can thiệp vào thị trường ngoại hối sau khi đồng yen liên tục tăng giá so với USD và đang tiệm cận gần mức thấp kỷ lục kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai đến nay (76,25 yên/USD vào ngày 17/3/2011). Vào sáng 4/8, tỷ giá giữa hai đồng tiền này đứng ở mức 77,1 yên/USD.
Theo các chuyên gia phân tích, nguyên nhân khiến đồng yen tăng giá so với USD là do những quan ngại về cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu và Mỹ cũng như sự phục hồi chậm chạp của nền kinh tế Mỹ.
Không chỉ tăng giá so với USD, trong thời gian gần đây, đồng yen đã liên tục tăng giá so với các đồng tiền châu Á khác. So với thời điểm cuối năm 2007, đồng yen đã tăng giá 20% so với đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc, khoảng 40% so với đồng won của Hàn Quốc và gần 30% so với đồng baht của Thái Lan.
Điều này đã ảnh hưởng tiêu cực tới các hoạt động xuất khẩu của Nhật Bản và gây thiệt hại lớn cho các doanh nghiệp nước này. Chẳng hạn, khi đồng yen tăng giá 1% so với đồng Nhân dân tệ, lợi nhuận hoạt động của Komatsu Ltd. giảm 1,7 tỷ yen.
Mặc dù Komatsu đã chuyển bớt cơ sở sản xuất sang Trung Quốc nhưng do khoảng 30% linh kiện mà Komatsu sử dụng để sản xuất sản phẩm ở Trung Quốc phải nhập khẩu từ trong nước nên tập đoàn này vẫn bị thiệt hại lớn. Trong khi đó, Komatsu rất khó tăng giá bán ở Trung Quốc để bù đắp lại phần chi phí tăng thêm do tỷ giá tăng.
Cần có các hành động phối hợp
Ngay sau khi Chính phủ Nhật Bản can thiệp vào thị trường ngoại hối, đồng yen đã giảm giá so với các đồng tiền chủ chốt khác. Trên thị trường Tokyo, tỷ giá yen/USD tăng từ 77.19 vào chiều 3/8 lên 78,92 vào trưa ngày 4/8, trong khi tỷ giá yen/euro cũng tăng từ 109,88 lên 112,87.
Các thị trường chứng khoán Tokyo cũng phản ứng tích cực trước động thái mới nhất của Chính phủ. Trong phiên giao dịch ngày 4/8, chỉ số Nikkei-225 tăng 0,9% lên mức 9.724,21 điểm và chỉ số Topix cũng tăng 0,65% lên 832,14 điểm.
Mặc dù vậy, những hiệu ứng tích cực của hành động can thiệp đơn phương này có thể sẽ không kéo dài. Vào giữa tháng Chín năm ngoái, Nhật Bản cũng đã từng đơn phương can thiệp vào thị trường ngoại hối.
Động thái này được tiến hành ngay sau khi tỷ giá giữa đồng yen và USD trên thị trường Tokyo giảm xuống còn 82,9 yen/USD vào sáng 15/9/2010, mức thấp kỷ lục kể từ ngày 31/5/1995. Nhờ vậy, tỷ giá giữa hai đồng tiền này đã tăng nhẹ lên mức 85 yên/USD.
Tuy nhiên, sau đó, đồng yen đã tăng giá trở lại và hiện nay, tỷ giá yen/USD vẫn đứng ở dưới ngưỡng 80 bất chấp nỗ lực can thiệp mới nhất của Chính phủ Nhật Bản. Điều này cho thấy các biện pháp can thiệp đơn phương của Nhật Bản sẽ không lại hiệu quả lâu dài. Tỷ giá yen/USD chỉ tăng trở lại khi có các hành động phối hợp từ phía Mỹ và Liên minh châu Âu (EU).
Tại thời điểm hiện nay, nguy cơ Mỹ bị vỡ nợ đã tạm thời được gạt bỏ sau khi Quốc hội nước này thông qua dự luật về nâng mức trần nợ công. Tuy nhiên, triển vọng u ám của nền kinh tế lớn nhất thế giới này đang tiếp tục tác động xấu đến các thị trường quốc tế, trong khi cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu vẫn đang diễn biến phức tạp. Điều này có thể sẽ làm tăng áp lực tăng giá của đồng yen.
Nếu giá đồng yen tiếp tục tăng giá, các doanh nghiệp Nhật Bản sẽ bị thiệt hại nặng nề. Nhiều doanh nghiệp Nhật Bản có thể sẽ phải di chuyển cơ sở sản xuất ra nước ngoài để hạn chế ảnh hưởng của hiện tượng đồng yen tăng giá, dẫn đến tình trạng rỗng ruột của nền kinh tế và làm tăng tỷ lệ thất nghiệp ở nền kinh tế lớn thứ ba thế giới này.
Vì vậy, hơn bao giờ hết, Nhật Bản rất cần sự hỗ trợ của Mỹ và châu Âu để chặn đà tăng giá của đồng yen. Tuy nhiên, điều này có thể sẽ chưa xảy ra trong tương lai gần do cả Mỹ và châu Âu đều đang thực thi chính sách tiền tệ cực lỏng để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Theo Bộ trưởng Noda, trước khi tiến hành can thiệp, Nhật Bản đã tham vấn với các cơ quan quản lý tiền tệ của một số nước. Tuy nhiên, ông không nói rõ các nước đó có ủng hộ hành động can thiệp của Nhật Bản hay không.
Trong nỗ lực hỗ trợ Chính phủ bình ổn nền kinh tế, ngày 4/8, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) đã quyết định nới lỏng hơn nữa chính sách tiền tệ bằng cách mở rộng quy mô của chương trình mua tài sản tài chính từ 40.000 tỷ yen hiện nay lên 50.000 yen. Quyết định này sẽ tác động trực tiếp tới lãi suất dài hạn trên thị trường và phí bảo hiểm rủi ro mà các doanh nghiệp Nhật Bản phải trả khi vay vốn. Bên cạnh đó, Hội đồng Chính sách BOJ cũng quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản từ 0 đến 0,1%.
Với các quyết định mới nhất này, có thể thấy, BOJ không có nhiều phương án lựa chọn để tác động trực tiếp tới tỷ giá hối đoái, bởi lãi suất cơ bản hiện đã ở mức cực thấp. Vì vậy, nhiều người quan ngại đồng yen có thể sẽ tăng giá trở lại./.
Đây là lần thứ hai kể từ sau trận động đất kinh hoàng ngày 11/3, Nhật Bản phải can thiệp vào thị trường để bảo vệ các doanh nghiệp trong nước và hạn chế các tác động tiêu cực của hiện tượng đồng yen tăng giá đối với công cuộc tái thiết nền kinh tế.
Theo các chuyên gia phân tích, cho dù hiểu rõ việc đơn phương can thiệp vào thị trường ngoại hối có thể sẽ không đem lại hiệu quả cao, nhưng hành động can thiệp vào thị trường ngoại hối là không thể tránh khỏi trong bối cảnh đồng yen đã liên tục tăng giá so với các đồng tiền chủ chốt khác.
Đơn phương nhưng cần thiết
Không giống hành động can thiệp vào giữa tháng 3/2011, lần này, Chính phủ Nhật Bản đã phải đơn phương can thiệp vào thị trường ngoại hối mà không có sự hỗ trợ của Mỹ và châu Âu.
Phát biểu với các phóng viên, Bộ trưởng Tài chính Yoshihiko Noda cho biết Nhật Bản đã đơn phương can thiệp vào thị trường ngoại hối nhằm “phản ứng lại các hoạt động đầu cơ và gây rối loạn” trên thị trường.
Bộ trưởng Noda nhấn mạnh trong thời gian gần đây, đồng yen đã liên tục tăng giá. Nếu xu hướng này tiếp tục, nó sẽ gây ra các ảnh hưởng tiêu cực tới sự ổn định kinh tế và tài chính của Nhật Bản trong bối cảnh nước này đang nỗ lực tái thiết sau thảm họa động đất và sóng thần ngày 11/3.
Chính phủ Nhật Bản đã buộc phải can thiệp vào thị trường ngoại hối sau khi đồng yen liên tục tăng giá so với USD và đang tiệm cận gần mức thấp kỷ lục kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai đến nay (76,25 yên/USD vào ngày 17/3/2011). Vào sáng 4/8, tỷ giá giữa hai đồng tiền này đứng ở mức 77,1 yên/USD.
Theo các chuyên gia phân tích, nguyên nhân khiến đồng yen tăng giá so với USD là do những quan ngại về cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu và Mỹ cũng như sự phục hồi chậm chạp của nền kinh tế Mỹ.
Không chỉ tăng giá so với USD, trong thời gian gần đây, đồng yen đã liên tục tăng giá so với các đồng tiền châu Á khác. So với thời điểm cuối năm 2007, đồng yen đã tăng giá 20% so với đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc, khoảng 40% so với đồng won của Hàn Quốc và gần 30% so với đồng baht của Thái Lan.
Điều này đã ảnh hưởng tiêu cực tới các hoạt động xuất khẩu của Nhật Bản và gây thiệt hại lớn cho các doanh nghiệp nước này. Chẳng hạn, khi đồng yen tăng giá 1% so với đồng Nhân dân tệ, lợi nhuận hoạt động của Komatsu Ltd. giảm 1,7 tỷ yen.
Mặc dù Komatsu đã chuyển bớt cơ sở sản xuất sang Trung Quốc nhưng do khoảng 30% linh kiện mà Komatsu sử dụng để sản xuất sản phẩm ở Trung Quốc phải nhập khẩu từ trong nước nên tập đoàn này vẫn bị thiệt hại lớn. Trong khi đó, Komatsu rất khó tăng giá bán ở Trung Quốc để bù đắp lại phần chi phí tăng thêm do tỷ giá tăng.
Cần có các hành động phối hợp
Ngay sau khi Chính phủ Nhật Bản can thiệp vào thị trường ngoại hối, đồng yen đã giảm giá so với các đồng tiền chủ chốt khác. Trên thị trường Tokyo, tỷ giá yen/USD tăng từ 77.19 vào chiều 3/8 lên 78,92 vào trưa ngày 4/8, trong khi tỷ giá yen/euro cũng tăng từ 109,88 lên 112,87.
Các thị trường chứng khoán Tokyo cũng phản ứng tích cực trước động thái mới nhất của Chính phủ. Trong phiên giao dịch ngày 4/8, chỉ số Nikkei-225 tăng 0,9% lên mức 9.724,21 điểm và chỉ số Topix cũng tăng 0,65% lên 832,14 điểm.
Mặc dù vậy, những hiệu ứng tích cực của hành động can thiệp đơn phương này có thể sẽ không kéo dài. Vào giữa tháng Chín năm ngoái, Nhật Bản cũng đã từng đơn phương can thiệp vào thị trường ngoại hối.
Động thái này được tiến hành ngay sau khi tỷ giá giữa đồng yen và USD trên thị trường Tokyo giảm xuống còn 82,9 yen/USD vào sáng 15/9/2010, mức thấp kỷ lục kể từ ngày 31/5/1995. Nhờ vậy, tỷ giá giữa hai đồng tiền này đã tăng nhẹ lên mức 85 yên/USD.
Tuy nhiên, sau đó, đồng yen đã tăng giá trở lại và hiện nay, tỷ giá yen/USD vẫn đứng ở dưới ngưỡng 80 bất chấp nỗ lực can thiệp mới nhất của Chính phủ Nhật Bản. Điều này cho thấy các biện pháp can thiệp đơn phương của Nhật Bản sẽ không lại hiệu quả lâu dài. Tỷ giá yen/USD chỉ tăng trở lại khi có các hành động phối hợp từ phía Mỹ và Liên minh châu Âu (EU).
Tại thời điểm hiện nay, nguy cơ Mỹ bị vỡ nợ đã tạm thời được gạt bỏ sau khi Quốc hội nước này thông qua dự luật về nâng mức trần nợ công. Tuy nhiên, triển vọng u ám của nền kinh tế lớn nhất thế giới này đang tiếp tục tác động xấu đến các thị trường quốc tế, trong khi cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu vẫn đang diễn biến phức tạp. Điều này có thể sẽ làm tăng áp lực tăng giá của đồng yen.
Nếu giá đồng yen tiếp tục tăng giá, các doanh nghiệp Nhật Bản sẽ bị thiệt hại nặng nề. Nhiều doanh nghiệp Nhật Bản có thể sẽ phải di chuyển cơ sở sản xuất ra nước ngoài để hạn chế ảnh hưởng của hiện tượng đồng yen tăng giá, dẫn đến tình trạng rỗng ruột của nền kinh tế và làm tăng tỷ lệ thất nghiệp ở nền kinh tế lớn thứ ba thế giới này.
Vì vậy, hơn bao giờ hết, Nhật Bản rất cần sự hỗ trợ của Mỹ và châu Âu để chặn đà tăng giá của đồng yen. Tuy nhiên, điều này có thể sẽ chưa xảy ra trong tương lai gần do cả Mỹ và châu Âu đều đang thực thi chính sách tiền tệ cực lỏng để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Theo Bộ trưởng Noda, trước khi tiến hành can thiệp, Nhật Bản đã tham vấn với các cơ quan quản lý tiền tệ của một số nước. Tuy nhiên, ông không nói rõ các nước đó có ủng hộ hành động can thiệp của Nhật Bản hay không.
Trong nỗ lực hỗ trợ Chính phủ bình ổn nền kinh tế, ngày 4/8, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) đã quyết định nới lỏng hơn nữa chính sách tiền tệ bằng cách mở rộng quy mô của chương trình mua tài sản tài chính từ 40.000 tỷ yen hiện nay lên 50.000 yen. Quyết định này sẽ tác động trực tiếp tới lãi suất dài hạn trên thị trường và phí bảo hiểm rủi ro mà các doanh nghiệp Nhật Bản phải trả khi vay vốn. Bên cạnh đó, Hội đồng Chính sách BOJ cũng quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản từ 0 đến 0,1%.
Với các quyết định mới nhất này, có thể thấy, BOJ không có nhiều phương án lựa chọn để tác động trực tiếp tới tỷ giá hối đoái, bởi lãi suất cơ bản hiện đã ở mức cực thấp. Vì vậy, nhiều người quan ngại đồng yen có thể sẽ tăng giá trở lại./.
Thanh Tùng/Tokyo (Vietnam+)