Tờ The Jakarta Globe số ra mới đây đăng lại bài viết của Kwan Weng Kin trên tờ Straits Times (Singapore) về chuyến công du ba nước Đông Nam Á của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.
Trong bài viết, tác giả cho rằng chuyến thăm này đã khẳng định tầm quan trọng của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) đối với Nhật Bản.
Theo tác giả, việc ông Abe lựa chọn Việt Nam, Thái Lan và Indonesia là các điểm đến đầu tiên của mình sau khi tái đắc cử Thủ tướng, cho thấy Nhật Bản đánh giá cao tầm quan trọng của ASEAN.
Nhật Bản cần các quốc gia Đông Nam Á, không chỉ để thúc đẩy nền kinh tế của mình đang trong vòng xoáy giảm phát kéo dài, mà còn là đối tác chiến lược trong việc đối phó với một Trung Quốc đang trỗi dậy.
Với ưu tiên hàng đầu phục hồi nền kinh tế của Thủ tướng Abe, điều quan trọng là Nhật Bản có thể khai thác sự tăng trưởng kinh tế năng động của ASEAN để tăng cường nhu cầu đối với hàng xuất khẩu Nhật Bản và tạo ra một nhu cầu lớn về cơ sở hạ tầng tốt hơn.
Nhà lãnh đạo mới của Chính phủ Nhật đã thúc đẩy hệ thống đường sắt cao tốc ở Bangkok, muốn bán nhà máy điện hạt nhân tại Việt Nam, thúc đẩy các dự án cơ sở hạ tầng trong khuôn khổ Kế hoạch tổng thể mở rộng và đẩy nhanh phát triển kinh tế (MP3EI) ở Indonesia, cho dù thực tế là thảm họa hạt nhân Fukushima vẫn chưa được giải quyết.
Tuy nhiên, có lẽ thông điệp quan trọng nhất mà ông Abe muốn đưa ra chính là mối quan tâm tăng cường liên minh với các quốc gia ASEAN của Nhật Bản, nhất là trong việc đối phó với những thách thức của một Trung Quốc ngày càng hiếu chiến trong các tranh chấp lãnh hải, khi coi Biển Đông hoàn toàn thuộc chủ quyền của mình và tranh chấp với Nhật Bản về quyền sở hữu quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) trên biển Hoa Đông.
Tại một cuộc họp báo ở Jakarta, Indonesia, thừa nhận sự trỗi dậy của Trung Quốc, ông Abe đã lưu ý rằng “điều quan trọng là Trung Quốc cần hành động có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế."
Nhật Bản và ASEAN rõ ràng có mối quan tâm chung về một Trung Quốc đang trỗi dậy, kể cả về mặt kinh tế.
Rất tiếc là ông Abe đã phải rút ngắn chuyến thăm Indonesia, hủy bỏ một bài diễn văn quan trọng tại đây về chính sách của Nhật Bản, vì các vấn đề liên quan đến cuộc khủng hoảng con tin tại Algeria, trong đó có nhiều công dân Nhật Bản.
Tuy nhiên, trong cuộc họp báo sau hội đàm với Tổng thống nước chủ nhà Susilo Bambang Yudhoyono, Thủ tướng Abe cũng đã kịp đề cập tới năm nguyên tắc trong chính sách ngoại giao của Nhật Bản tại khu vực ASEAN, trong đó có việc bảo vệ các giá trị phổ quát, và thúc đẩy hợp tác kinh tế cũng như các mối quan hệ văn hóa với các quốc gia ASEAN. Tuy nhiên, có lẽ nguyên tắc quan trọng nhất là việc sử dụng các quy định của pháp luật để giải quyết tranh chấp hàng hải.
Về vấn đề này, một số báo Nhật Bản cho rằng ông Abe còn cần tăng cường những nỗ lực thuyết phục Trung Quốc rằng luật pháp quốc tế là phương tiện tốt nhất trong việc bảo vệ hòa bình, an ninh và ổn định khu vực./.
Trong bài viết, tác giả cho rằng chuyến thăm này đã khẳng định tầm quan trọng của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) đối với Nhật Bản.
Theo tác giả, việc ông Abe lựa chọn Việt Nam, Thái Lan và Indonesia là các điểm đến đầu tiên của mình sau khi tái đắc cử Thủ tướng, cho thấy Nhật Bản đánh giá cao tầm quan trọng của ASEAN.
Nhật Bản cần các quốc gia Đông Nam Á, không chỉ để thúc đẩy nền kinh tế của mình đang trong vòng xoáy giảm phát kéo dài, mà còn là đối tác chiến lược trong việc đối phó với một Trung Quốc đang trỗi dậy.
Với ưu tiên hàng đầu phục hồi nền kinh tế của Thủ tướng Abe, điều quan trọng là Nhật Bản có thể khai thác sự tăng trưởng kinh tế năng động của ASEAN để tăng cường nhu cầu đối với hàng xuất khẩu Nhật Bản và tạo ra một nhu cầu lớn về cơ sở hạ tầng tốt hơn.
Nhà lãnh đạo mới của Chính phủ Nhật đã thúc đẩy hệ thống đường sắt cao tốc ở Bangkok, muốn bán nhà máy điện hạt nhân tại Việt Nam, thúc đẩy các dự án cơ sở hạ tầng trong khuôn khổ Kế hoạch tổng thể mở rộng và đẩy nhanh phát triển kinh tế (MP3EI) ở Indonesia, cho dù thực tế là thảm họa hạt nhân Fukushima vẫn chưa được giải quyết.
Tuy nhiên, có lẽ thông điệp quan trọng nhất mà ông Abe muốn đưa ra chính là mối quan tâm tăng cường liên minh với các quốc gia ASEAN của Nhật Bản, nhất là trong việc đối phó với những thách thức của một Trung Quốc ngày càng hiếu chiến trong các tranh chấp lãnh hải, khi coi Biển Đông hoàn toàn thuộc chủ quyền của mình và tranh chấp với Nhật Bản về quyền sở hữu quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) trên biển Hoa Đông.
Tại một cuộc họp báo ở Jakarta, Indonesia, thừa nhận sự trỗi dậy của Trung Quốc, ông Abe đã lưu ý rằng “điều quan trọng là Trung Quốc cần hành động có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế."
Nhật Bản và ASEAN rõ ràng có mối quan tâm chung về một Trung Quốc đang trỗi dậy, kể cả về mặt kinh tế.
Rất tiếc là ông Abe đã phải rút ngắn chuyến thăm Indonesia, hủy bỏ một bài diễn văn quan trọng tại đây về chính sách của Nhật Bản, vì các vấn đề liên quan đến cuộc khủng hoảng con tin tại Algeria, trong đó có nhiều công dân Nhật Bản.
Tuy nhiên, trong cuộc họp báo sau hội đàm với Tổng thống nước chủ nhà Susilo Bambang Yudhoyono, Thủ tướng Abe cũng đã kịp đề cập tới năm nguyên tắc trong chính sách ngoại giao của Nhật Bản tại khu vực ASEAN, trong đó có việc bảo vệ các giá trị phổ quát, và thúc đẩy hợp tác kinh tế cũng như các mối quan hệ văn hóa với các quốc gia ASEAN. Tuy nhiên, có lẽ nguyên tắc quan trọng nhất là việc sử dụng các quy định của pháp luật để giải quyết tranh chấp hàng hải.
Về vấn đề này, một số báo Nhật Bản cho rằng ông Abe còn cần tăng cường những nỗ lực thuyết phục Trung Quốc rằng luật pháp quốc tế là phương tiện tốt nhất trong việc bảo vệ hòa bình, an ninh và ổn định khu vực./.
Việt Tú/Jakarta (Vietnam+)