Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Nhật Bản tài khóa 2011 (kết thúc ngày 31/3/2012) lần đầu tiên trong 3 năm qua đã vượt mức 10.000 tỷ yen (khoảng 125 tỷ USD).
Ngoài đầu tư vào thị trường châu Á, đầu tư vào thị trường châu Âu cũng tăng. Sau trận động đất, sóng thần ở vùng đông bắc Nhật Bản, cán cân thương mại của nước này có xu hướng thâm hụt, các khoản thu từ đầu tư ra nước ngoài đã hỗ trợ cho thu chi thông thường của Nhật Bản.
Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào châu Á và châu Âu trong tài khóa vừa kết thúc khá nổi bật. Tính theo khu vực, tổng vốn đầu tư trực tiếp vào châu Á là 3.120,9 tỷ yên, tăng tới 64% so với tài khóa trước. Trong đó, đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào các nước ASEAN tăng gần gấp đôi, lên 1.549,1 tỷ yen.
Vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Nhật Bản đã tăng mạnh từ tài khóa 2004 và đến tài khóa 2008 đã tăng đến mức kỷ lục 11.930 tỷ yen. Sau khi xảy ra “cú sốc Lehman” giữa tài khóa 2008, đầu tư ra nước ngoài của Nhật Bản giảm mạnh.
Trong 2 tài khóa 2009-2010, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Nhật Bản đã giảm xuống dưới mức 10.000 tỷ yen, nhưng xu hướng đồng yên tiếp tục tăng giá đã giúp đầu tư ra nước ngoài của Nhật Bản tăng.
Tháng 4/2011, Tập đoàn Mitsubishi Butsan đã đầu tư 30% vốn vào Tập đoàn bệnh viện lớn nhất châu Á tại Malaixia thông qua công ty con. Tháng 8/2011, Công ty dược phẩm Shionogi thông báo đã đầu tư khoảng 14,3 tỷ yên để mua 66% cổ phiếu đã phát hành của công ty dược phẩm Trung Quốc. Các hoạt động liên doanh, mua lại công ty liên tục diễn ra nhằm vào các thị trường tăng trưởng nhanh.
Về mặt thu lợi nhuận như thu lãi từ đầu tư trực tiếp, sự hiện diện của châu Á cũng được thấy rõ. Lãi năm 2011 tăng khoảng 380 tỷ yên so với năm trước, lên 2.049,7 tỷ yên. Lợi nhuận thu được từ châu Âu, nơi xảy ra cuộc khủng hoảng nợ công, ít hơn, nhưng có cải thiện so với tài khóa thua lỗ 2010, đứng ở mức lãi 165,8 tỷ yên.
Theo số liệu thống kê thu chi quốc tế do Bộ Tài chính Nhật Bản công bố ngày 10/5, thặng dư tài khoản vãng lai tài khóa 2011 của nước này là 7.893,4 tỷ yên, mức thấp nhất trong 15 năm qua. Trận động đât, sóng thần ở đông bắc Nhật Bản đã ảnh hưởng đến xuất khẩu và nhập khẩu, khiến cán cân thương mại lần đầu tiên bị thâm hụt.
Ngoài đầu tư vào thị trường châu Á, đầu tư vào thị trường châu Âu cũng tăng. Sau trận động đất, sóng thần ở vùng đông bắc Nhật Bản, cán cân thương mại của nước này có xu hướng thâm hụt, các khoản thu từ đầu tư ra nước ngoài đã hỗ trợ cho thu chi thông thường của Nhật Bản.
Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào châu Á và châu Âu trong tài khóa vừa kết thúc khá nổi bật. Tính theo khu vực, tổng vốn đầu tư trực tiếp vào châu Á là 3.120,9 tỷ yên, tăng tới 64% so với tài khóa trước. Trong đó, đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào các nước ASEAN tăng gần gấp đôi, lên 1.549,1 tỷ yen.
Vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Nhật Bản đã tăng mạnh từ tài khóa 2004 và đến tài khóa 2008 đã tăng đến mức kỷ lục 11.930 tỷ yen. Sau khi xảy ra “cú sốc Lehman” giữa tài khóa 2008, đầu tư ra nước ngoài của Nhật Bản giảm mạnh.
Trong 2 tài khóa 2009-2010, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Nhật Bản đã giảm xuống dưới mức 10.000 tỷ yen, nhưng xu hướng đồng yên tiếp tục tăng giá đã giúp đầu tư ra nước ngoài của Nhật Bản tăng.
Tháng 4/2011, Tập đoàn Mitsubishi Butsan đã đầu tư 30% vốn vào Tập đoàn bệnh viện lớn nhất châu Á tại Malaixia thông qua công ty con. Tháng 8/2011, Công ty dược phẩm Shionogi thông báo đã đầu tư khoảng 14,3 tỷ yên để mua 66% cổ phiếu đã phát hành của công ty dược phẩm Trung Quốc. Các hoạt động liên doanh, mua lại công ty liên tục diễn ra nhằm vào các thị trường tăng trưởng nhanh.
Về mặt thu lợi nhuận như thu lãi từ đầu tư trực tiếp, sự hiện diện của châu Á cũng được thấy rõ. Lãi năm 2011 tăng khoảng 380 tỷ yên so với năm trước, lên 2.049,7 tỷ yên. Lợi nhuận thu được từ châu Âu, nơi xảy ra cuộc khủng hoảng nợ công, ít hơn, nhưng có cải thiện so với tài khóa thua lỗ 2010, đứng ở mức lãi 165,8 tỷ yên.
Theo số liệu thống kê thu chi quốc tế do Bộ Tài chính Nhật Bản công bố ngày 10/5, thặng dư tài khoản vãng lai tài khóa 2011 của nước này là 7.893,4 tỷ yên, mức thấp nhất trong 15 năm qua. Trận động đât, sóng thần ở đông bắc Nhật Bản đã ảnh hưởng đến xuất khẩu và nhập khẩu, khiến cán cân thương mại lần đầu tiên bị thâm hụt.
Minh Sơn (TTXVN)