Sẽ không lâu nữa, người già ở Nhật Bản sẽ có không gian riêng của mình với tất cả các dịch vụ và cơ sở hạ tầng dành riêng cho họ, một xu hướng gần như tất yếu của xã hội đang già hóa nhanh chóng ở xứ sở mặt trời mọc này.
Mới đây, trường Đại học Tokyo đã khởi động một dự án nhằm biến thành phố Kashiwa ở tỉnh Chiba thành một cộng đồng dành cho người cao tuổi. Nếu thành công, đây có thể là một hình mẫu cho xã hội tương lai ở Nhật.
Dự án trên ra đời khoảng 20 năm trước khi một phần ba dân số Phù Tang này được xếp vào loại già hóa.
Theo ý tưởng của dự án trên, thành phố Kashiwa sẽ mở các trung tâm y tế với dịch vụ chăm sóc tại nhà hoạt động 24/24, khu nhà ở phức hợp bao gồm cả nơi làm việc và các dịch vụ khác được thiết kế dành riêng cho người cao tuổi.
Giáo sư Hiroko Akiyama thuộc Học viện Lão khoa trường Đại học Tokyo cho biết: “Xã hội hiện nay đang phát triển theo mô hình dân số dạng kim tự tháp, trong đó trẻ em và người lớn chiếm tỷ lệ lần lượt là 30% và 5%.”
Số người trên 65 tuổi chiếm khoảng 20% tổng dân số hồi năm 2005 và tỷ lệ này dự kiến tăng lên khoảng 32% vào năm 2030, đạt 41% năm 2055. Đặc biệt, số lượng người già trên 75 tuổi ở Nhật Bản sẽ tăng với tốc độ chóng mặt trong nửa thế kỷ tới.
Theo giáo sư, hệ thống y tế vốn còn nhiều hạn chế hiện nay ở Nhật Bản sẽ phải phát triển theo xu hướng phù hợp với thực trạng này.
Mặt khác, theo điều tra của trường Đại học Tokyo, trên thực tế nhiều người cao tuổi hiện vẫn không cần đến y tá chăm sóc cho đến khi bước vào độ tuổi 75.
Giáo sư Hiroko Akiyama nhấn mạnh: “Thách thức lớn nhất của chúng ta là làm sao để một xã hội có thể vận hành tốt với số đông là những người cao tuổi.”
Bà cho rằng Nhật Bản cần tạo ra một cơ chế bền vững hướng tới tương lai. Vì lẽ đó, Kashiwa là bước đầu của dự án mà trường Đại học Tokyo muốn tiến hành.
Với số dân khoảng 400.000 người, thành phố này là một cộng đồng với những cư dân, mà sáng làm ở Tokyo tối ngủ ở nhà, mất khoảng 30 phút đi tàu từ trung tâm thủ đô về nhà.
Nhiều hộ gia đình đã chuyển về khu nhà tập thể Toyoshikidai, được xây dựng trước nhà ga Kashiwa trong thập niên 1960. Tuy nhiên, đa phần kết cấu của các khu nhà này đều đã xuống cấp trong khi 1/3 cư dân ở đây đều trên 65 tuổi.
Giáo sư Hiroko Akiyama cho rằng đó là một trường hợp điển hình, tương ứng với số lượng người cao tuổi ở xã hội Nhật Bản trong vòng 20 năm tới.
Dự án này sẽ giúp hồi sinh một cộng đồng dân cư thông qua việc cải thiện nơi ăn chốn ở cho người dân.
Hiện, Đại học Tokyo cũng đang nghiên cứu một dự án tương tự ở thành phố Fukui ven bờ Biển Nhật Bản. Mạng lưới giao thông công cộng không đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân tại các khu vực dân cư ngoại vi thành phố lớn. Trong khi đó, các phương tiện giao thông và xe cộ thường được sử dụng để đi mua sắm và đến bệnh viện.
Tỷ lệ các gia đình có thu nhập kép tăng cao ở Fukui, thủ phủ của tỉnh Fukui, mà nhiều người trong họ có người thân là người cao tuổi, đòi hỏi phải có dịch vụ chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại nhà.
Giáo sư Hiroko Akiyama cho biết: “Chúng tôi đang cân nhắc các bước đi cần thiết song hiện vẫn chưa tìm ra bất cứ giải pháp cụ thể nào.”
Việc xây dựng những khu liên hợp nhà ở cho người cao tuổi trước nhà ga và các công trình công cộng đang được nghiên cứu. Cùng lúc đó, ban dự án đang nghiên cứu thử nghiệm tính khả thi của hệ thống giao thông công cộng được thiết kế sao cho thuận tiện với thói quen sinh hoạt, đi lại của người cao tuổi.
Trong tương lai gần, trường Đại học Tokyo sẽ kêu gọi các trường đại học khác trên khắp nước Nhật cùng tham gia xây dựng các mạng lưới như trên.
“Những vấn đề liên quan đến sự cách biệt về tuổi tác sẽ phụ thuộc vào từng khu vực. Chúng tôi muốn tạo ra một xã hội giàu có và trường thọ, nơi mà người già có thể hưởng thụ một cuộc sống an nhàn với đời sống tinh thần tốt nhất, bằng cách cùng cộng tác và chia sẻ hiểu biết của mình với các trường đại học khác trên cả nước," giáo sư Hiroko Akiyama cho biết thêm./.
Mới đây, trường Đại học Tokyo đã khởi động một dự án nhằm biến thành phố Kashiwa ở tỉnh Chiba thành một cộng đồng dành cho người cao tuổi. Nếu thành công, đây có thể là một hình mẫu cho xã hội tương lai ở Nhật.
Dự án trên ra đời khoảng 20 năm trước khi một phần ba dân số Phù Tang này được xếp vào loại già hóa.
Theo ý tưởng của dự án trên, thành phố Kashiwa sẽ mở các trung tâm y tế với dịch vụ chăm sóc tại nhà hoạt động 24/24, khu nhà ở phức hợp bao gồm cả nơi làm việc và các dịch vụ khác được thiết kế dành riêng cho người cao tuổi.
Giáo sư Hiroko Akiyama thuộc Học viện Lão khoa trường Đại học Tokyo cho biết: “Xã hội hiện nay đang phát triển theo mô hình dân số dạng kim tự tháp, trong đó trẻ em và người lớn chiếm tỷ lệ lần lượt là 30% và 5%.”
Số người trên 65 tuổi chiếm khoảng 20% tổng dân số hồi năm 2005 và tỷ lệ này dự kiến tăng lên khoảng 32% vào năm 2030, đạt 41% năm 2055. Đặc biệt, số lượng người già trên 75 tuổi ở Nhật Bản sẽ tăng với tốc độ chóng mặt trong nửa thế kỷ tới.
Theo giáo sư, hệ thống y tế vốn còn nhiều hạn chế hiện nay ở Nhật Bản sẽ phải phát triển theo xu hướng phù hợp với thực trạng này.
Mặt khác, theo điều tra của trường Đại học Tokyo, trên thực tế nhiều người cao tuổi hiện vẫn không cần đến y tá chăm sóc cho đến khi bước vào độ tuổi 75.
Giáo sư Hiroko Akiyama nhấn mạnh: “Thách thức lớn nhất của chúng ta là làm sao để một xã hội có thể vận hành tốt với số đông là những người cao tuổi.”
Bà cho rằng Nhật Bản cần tạo ra một cơ chế bền vững hướng tới tương lai. Vì lẽ đó, Kashiwa là bước đầu của dự án mà trường Đại học Tokyo muốn tiến hành.
Với số dân khoảng 400.000 người, thành phố này là một cộng đồng với những cư dân, mà sáng làm ở Tokyo tối ngủ ở nhà, mất khoảng 30 phút đi tàu từ trung tâm thủ đô về nhà.
Nhiều hộ gia đình đã chuyển về khu nhà tập thể Toyoshikidai, được xây dựng trước nhà ga Kashiwa trong thập niên 1960. Tuy nhiên, đa phần kết cấu của các khu nhà này đều đã xuống cấp trong khi 1/3 cư dân ở đây đều trên 65 tuổi.
Giáo sư Hiroko Akiyama cho rằng đó là một trường hợp điển hình, tương ứng với số lượng người cao tuổi ở xã hội Nhật Bản trong vòng 20 năm tới.
Dự án này sẽ giúp hồi sinh một cộng đồng dân cư thông qua việc cải thiện nơi ăn chốn ở cho người dân.
Hiện, Đại học Tokyo cũng đang nghiên cứu một dự án tương tự ở thành phố Fukui ven bờ Biển Nhật Bản. Mạng lưới giao thông công cộng không đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân tại các khu vực dân cư ngoại vi thành phố lớn. Trong khi đó, các phương tiện giao thông và xe cộ thường được sử dụng để đi mua sắm và đến bệnh viện.
Tỷ lệ các gia đình có thu nhập kép tăng cao ở Fukui, thủ phủ của tỉnh Fukui, mà nhiều người trong họ có người thân là người cao tuổi, đòi hỏi phải có dịch vụ chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại nhà.
Giáo sư Hiroko Akiyama cho biết: “Chúng tôi đang cân nhắc các bước đi cần thiết song hiện vẫn chưa tìm ra bất cứ giải pháp cụ thể nào.”
Việc xây dựng những khu liên hợp nhà ở cho người cao tuổi trước nhà ga và các công trình công cộng đang được nghiên cứu. Cùng lúc đó, ban dự án đang nghiên cứu thử nghiệm tính khả thi của hệ thống giao thông công cộng được thiết kế sao cho thuận tiện với thói quen sinh hoạt, đi lại của người cao tuổi.
Trong tương lai gần, trường Đại học Tokyo sẽ kêu gọi các trường đại học khác trên khắp nước Nhật cùng tham gia xây dựng các mạng lưới như trên.
“Những vấn đề liên quan đến sự cách biệt về tuổi tác sẽ phụ thuộc vào từng khu vực. Chúng tôi muốn tạo ra một xã hội giàu có và trường thọ, nơi mà người già có thể hưởng thụ một cuộc sống an nhàn với đời sống tinh thần tốt nhất, bằng cách cùng cộng tác và chia sẻ hiểu biết của mình với các trường đại học khác trên cả nước," giáo sư Hiroko Akiyama cho biết thêm./.
Cao Phong (Vietnam+)