Phát biểu trước giới truyền thông, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Jun Azumi cho biết Chính phủ Nhật Bản lo ngại về việc đồng euro giảm xuống mức thấp kỷ lục trong vòng 11 năm qua so với đồng yen và điều này đang tạo ra áp lực mạnh mẽ đối với các doanh nghiệp xuất khẩu của nước này.
Hiện tượng đồng euro giảm giá mạnh so với đồng yen diễn ra sau khi tổ chức đánh giá tài chính Standard & Poor's hạ bậc tín nhiệm của 9 trong số 17 nước thành viên khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), trong đó có Pháp.
Theo Bộ trưởng Azumi, niềm tin của các nhà đầu tư đối với vấn đề nợ công của châu Âu đang bị xói mòn và ảnh hưởng tiêu cực này sẽ tác động xấu tới các ngân hàng châu Âu và các ngân hàng khác có liên quan tới các khoản nợ này.
Ông Azumi nhận định các thị trường chứng khoán Nhật Bản cũng bị ảnh hưởng trước sự tăng giá của đồng yen, nhưng “các nền tảng cơ bản của các doanh nghiệp Nhật Bản vẫn chưa xấu đi.”
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) Masaaki Shirakawa khẳng định nhân tố gây rủi ro lớn nhất đối với nền kinh tế Nhật Bản vẫn là “vấn đề nợ công ở châu Âu.”
Ông Shirakawa cho rằng các thị trường tài chính toàn cầu đang trong “trạng thái căng thẳng lớn” nhưng tình hình trên các thị trường này “đang được cải thiện ở một mức độ nào đó” sau hành động phối hợp giữa BoJ và 5 ngân hàng trung ương lớn khác nhằm cung cấp tiền mặt vào tháng 11 năm ngoái.
Về tình hình kinh tế Nhật Bản, Thống đốc Shirawaka nhấn mạnh sự phục hồi kinh tế của Nhật Bản “đang bị tạm ngừng," do những ảnh hưởng tiêu cực của hiện tượng đồng yên tăng giá và tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới chậm lại. Ông cũng dự báo hoạt động kinh tế của Nhật Bản “hầu như không thay đổi trong thời gian tới.”./.
Hiện tượng đồng euro giảm giá mạnh so với đồng yen diễn ra sau khi tổ chức đánh giá tài chính Standard & Poor's hạ bậc tín nhiệm của 9 trong số 17 nước thành viên khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), trong đó có Pháp.
Theo Bộ trưởng Azumi, niềm tin của các nhà đầu tư đối với vấn đề nợ công của châu Âu đang bị xói mòn và ảnh hưởng tiêu cực này sẽ tác động xấu tới các ngân hàng châu Âu và các ngân hàng khác có liên quan tới các khoản nợ này.
Ông Azumi nhận định các thị trường chứng khoán Nhật Bản cũng bị ảnh hưởng trước sự tăng giá của đồng yen, nhưng “các nền tảng cơ bản của các doanh nghiệp Nhật Bản vẫn chưa xấu đi.”
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) Masaaki Shirakawa khẳng định nhân tố gây rủi ro lớn nhất đối với nền kinh tế Nhật Bản vẫn là “vấn đề nợ công ở châu Âu.”
Ông Shirakawa cho rằng các thị trường tài chính toàn cầu đang trong “trạng thái căng thẳng lớn” nhưng tình hình trên các thị trường này “đang được cải thiện ở một mức độ nào đó” sau hành động phối hợp giữa BoJ và 5 ngân hàng trung ương lớn khác nhằm cung cấp tiền mặt vào tháng 11 năm ngoái.
Về tình hình kinh tế Nhật Bản, Thống đốc Shirawaka nhấn mạnh sự phục hồi kinh tế của Nhật Bản “đang bị tạm ngừng," do những ảnh hưởng tiêu cực của hiện tượng đồng yên tăng giá và tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới chậm lại. Ông cũng dự báo hoạt động kinh tế của Nhật Bản “hầu như không thay đổi trong thời gian tới.”./.
Thanh Tùng (TTXVN/Vietnam+)