Bộ Giáo dục Nhật Bản vừa thông qua chương trình giáo dục nhằm ngăn chặn hiện tượng tự tử trong giới trẻ nước này.
Chương trình sẽ nhanh chóng được áp dụng tại một số trường học trong năm 2013.
Theo thống kê của Bộ Giáo dục Văn hóa Thể thao Khoa học và Công nghệ Nhật Bản, mỗi năm nước này có khoảng 150 học sinh tự tử.
Một trong những nguyên nhân phổ biến khiến tỷ lệ tự tử tăng cao là tình trạng ức hiếp học đường. Do đó, các chuyên gia giáo dục đã nỗ lực nghiên cứu cách thức chống lại vấn nạn này.
Trong thời gian tới, Bộ Giáo dục Nhật Bản sẽ lên kế hoạch về một cuộc họp các chuyên gia để thảo luận phương án thiết kế cho chương trình giáo dục nói trên, sau khi hoàn tất giai đoạn nghiên cứu mô hình của Mỹ.
Theo chương trình của Mỹ, các học sinh được khuyên là nên kể cho người lớn khi thấy bạn bè của mình gặp vấn đề. Trong trường hợp giáo viên nhận thấy học sinh của mình có ý muốn tự tử, họ cần sử dụng các câu hỏi được thiết kế sẵn nhằm ngăn chặn các em tìm đến cái chết, trong đó có thể nhờ tới các chuyên gia tâm lý.
Tuy nhiên, theo Bộ Giáo dục Nhật Bản, gia đình cũng phải chịu trách nhiệm phần nào nếu con em mình tự tử.
Với chương trình trên, Bộ Giáo dục Nhật Bản hy vọng có thể hạ thấp tỷ lệ tự tử tại nước này. Mỗi năm ở "đất nước Mặt Trời mọc" có khoảng 30.000 người tự tử./.
Chương trình sẽ nhanh chóng được áp dụng tại một số trường học trong năm 2013.
Theo thống kê của Bộ Giáo dục Văn hóa Thể thao Khoa học và Công nghệ Nhật Bản, mỗi năm nước này có khoảng 150 học sinh tự tử.
Một trong những nguyên nhân phổ biến khiến tỷ lệ tự tử tăng cao là tình trạng ức hiếp học đường. Do đó, các chuyên gia giáo dục đã nỗ lực nghiên cứu cách thức chống lại vấn nạn này.
Trong thời gian tới, Bộ Giáo dục Nhật Bản sẽ lên kế hoạch về một cuộc họp các chuyên gia để thảo luận phương án thiết kế cho chương trình giáo dục nói trên, sau khi hoàn tất giai đoạn nghiên cứu mô hình của Mỹ.
Theo chương trình của Mỹ, các học sinh được khuyên là nên kể cho người lớn khi thấy bạn bè của mình gặp vấn đề. Trong trường hợp giáo viên nhận thấy học sinh của mình có ý muốn tự tử, họ cần sử dụng các câu hỏi được thiết kế sẵn nhằm ngăn chặn các em tìm đến cái chết, trong đó có thể nhờ tới các chuyên gia tâm lý.
Tuy nhiên, theo Bộ Giáo dục Nhật Bản, gia đình cũng phải chịu trách nhiệm phần nào nếu con em mình tự tử.
Với chương trình trên, Bộ Giáo dục Nhật Bản hy vọng có thể hạ thấp tỷ lệ tự tử tại nước này. Mỗi năm ở "đất nước Mặt Trời mọc" có khoảng 30.000 người tự tử./.
Thảo Nguyên (Vietnam+)