Tâm lý mạo hiểm lùi bước sau khi tổ chức xếp hạng tín dụng quốc tế Moody's Investors Service Inc. hạ bậc tín nhiệm đối với trái phiếu chính phủ Nhật Bản là nhân tố tác động đến thị trường vàng trong phiên 24/8.
Ngày 24/8, Moody's đã hạ mức độ tín nhiệm của trái phiếu chính phủ Nhật Bản từ hạng Aa2 xuống Aa3, trong bối cảnh nền kinh tế lớn thứ ba thế giới đang đối mặt với tình trạng thâm hụt ngân sách và phải tăng cường phát hành trái phiếu kể từ năm 2009 do ảnh hưởng của tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu.
Đây là lần đầu tiên trong vòng chín năm qua, Moody’s hạ mức tín nhiệm đối với trái phiếu chính phủ Nhật Bản, bất chấp những nỗ lực của nước này nhằm khôi phục sự lành mạnh của nền tài chính công.
Giá vàng giao ngay tăng hơn 1% lúc đầu phiên 24/8 tại thị trường châu Á và như vậy đã rời khỏi ngày tồi tệ nhất trong 18 tháng qua trong phiên trước đó, khi giới đầu tư tạm rời bỏ "nơi trú ẩn an toàn" là thị trường kim loại quý để quay sang những tài sản có độ rủi ro cao hơn với hy vọng Mỹ sẽ hành động nhằm kích thích nền kinh tế tăng trưởng.
Phiên 24/8 chứng kiến sức mua mạnh mẽ từ các hãng kim hoàn ở châu Á khi họ dồn dập nhận được các đơn đặt hàng trang sức vàng từ các nước như Trung Quốc, Indonesia và Thái Lan.
Tại Ấn Độ, quốc gia tiêu thụ vàng nhiều nhất thế giới, nhu cầu vàng cũng đang lên rất cao trước mùa cưới sẽ bắt đầu từ cuối tháng Chín và đỉnh điểm là lễ hội Deepavali vào cuối tháng 10.
Trong phiên trước đó, giá vàng giảm mạnh phiên trước là lý do khiến giới đầu tư đẩy mạnh mua vào ngay khi thị trường châu Á mở cửa phiên 24/8.
Trưa cùng ngày tại Singapore, giá vàng giao ngay tăng 1,2% lên 1.851,67 USD/ounce, trong khi giá vàng Mỹ kỳ hạn cũng ngừng giảm, đạt mức 1.854,80 USD/ounce. Tuy nhiên, giá vàng lại Hong Kong lại giảm giá mạnh.
Theo thông tin từ Cơ quan giao dịch vàng, bạc Trung Quốc, kết thúc phiên 24/8, giá vàng giao ngay tại Hong Kong đã giảm 33,59 USD so với phiên trước, xuống 1.848,29 USD/ounce.
Ngày 23/8 là phiên giá vàng giảm mạnh nhất kể từ tháng 2/2010, với 3,6%. Đầu phiên đó tại New York, giá vàng kỳ hạn có lúc cán mốc cao kỷ lục mới trong lịch sử với 1.913,50 USD/ounce, song đến cuối phiên lại rớt giá mạnh, xuống dưới ngưỡng 1.830 USD/ounce.
Theo nhà phân tích Ong Yi Ling thuộc Công ty Phillip Futures, việc Moody's hạ mức tín nhiệm của trái phiếu Chính phủ Nhật Bản có thể đang thúc đẩy hoạt động mua vào vàng làm "nơi trú ẩn an toàn."
Ông Ong gọi phiên sa sút 23/8 là sự điều chỉnh sau khi giá vàng "sốt cao kéo dài" thời gian gần đây và sự điều chỉnh này có thể sẽ rất mãnh liệt. Nếu giá vàng lùi xuống dưới 1.800 USD/ounce thì nó có thể tiếp tục lùi sâu hơn nữa, xuống 1.700 USD/ounce hoặc thấp hơn.
Một số nhà đầu tư cũng cho rằng, hiện là thời điểm bán vàng ra để kiếm lời vì giá vàng đã tăng quá nhanh và quá mạnh trong những tuần gần đây./.
Ngày 24/8, Moody's đã hạ mức độ tín nhiệm của trái phiếu chính phủ Nhật Bản từ hạng Aa2 xuống Aa3, trong bối cảnh nền kinh tế lớn thứ ba thế giới đang đối mặt với tình trạng thâm hụt ngân sách và phải tăng cường phát hành trái phiếu kể từ năm 2009 do ảnh hưởng của tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu.
Đây là lần đầu tiên trong vòng chín năm qua, Moody’s hạ mức tín nhiệm đối với trái phiếu chính phủ Nhật Bản, bất chấp những nỗ lực của nước này nhằm khôi phục sự lành mạnh của nền tài chính công.
Giá vàng giao ngay tăng hơn 1% lúc đầu phiên 24/8 tại thị trường châu Á và như vậy đã rời khỏi ngày tồi tệ nhất trong 18 tháng qua trong phiên trước đó, khi giới đầu tư tạm rời bỏ "nơi trú ẩn an toàn" là thị trường kim loại quý để quay sang những tài sản có độ rủi ro cao hơn với hy vọng Mỹ sẽ hành động nhằm kích thích nền kinh tế tăng trưởng.
Phiên 24/8 chứng kiến sức mua mạnh mẽ từ các hãng kim hoàn ở châu Á khi họ dồn dập nhận được các đơn đặt hàng trang sức vàng từ các nước như Trung Quốc, Indonesia và Thái Lan.
Tại Ấn Độ, quốc gia tiêu thụ vàng nhiều nhất thế giới, nhu cầu vàng cũng đang lên rất cao trước mùa cưới sẽ bắt đầu từ cuối tháng Chín và đỉnh điểm là lễ hội Deepavali vào cuối tháng 10.
Trong phiên trước đó, giá vàng giảm mạnh phiên trước là lý do khiến giới đầu tư đẩy mạnh mua vào ngay khi thị trường châu Á mở cửa phiên 24/8.
Trưa cùng ngày tại Singapore, giá vàng giao ngay tăng 1,2% lên 1.851,67 USD/ounce, trong khi giá vàng Mỹ kỳ hạn cũng ngừng giảm, đạt mức 1.854,80 USD/ounce. Tuy nhiên, giá vàng lại Hong Kong lại giảm giá mạnh.
Theo thông tin từ Cơ quan giao dịch vàng, bạc Trung Quốc, kết thúc phiên 24/8, giá vàng giao ngay tại Hong Kong đã giảm 33,59 USD so với phiên trước, xuống 1.848,29 USD/ounce.
Ngày 23/8 là phiên giá vàng giảm mạnh nhất kể từ tháng 2/2010, với 3,6%. Đầu phiên đó tại New York, giá vàng kỳ hạn có lúc cán mốc cao kỷ lục mới trong lịch sử với 1.913,50 USD/ounce, song đến cuối phiên lại rớt giá mạnh, xuống dưới ngưỡng 1.830 USD/ounce.
Theo nhà phân tích Ong Yi Ling thuộc Công ty Phillip Futures, việc Moody's hạ mức tín nhiệm của trái phiếu Chính phủ Nhật Bản có thể đang thúc đẩy hoạt động mua vào vàng làm "nơi trú ẩn an toàn."
Ông Ong gọi phiên sa sút 23/8 là sự điều chỉnh sau khi giá vàng "sốt cao kéo dài" thời gian gần đây và sự điều chỉnh này có thể sẽ rất mãnh liệt. Nếu giá vàng lùi xuống dưới 1.800 USD/ounce thì nó có thể tiếp tục lùi sâu hơn nữa, xuống 1.700 USD/ounce hoặc thấp hơn.
Một số nhà đầu tư cũng cho rằng, hiện là thời điểm bán vàng ra để kiếm lời vì giá vàng đã tăng quá nhanh và quá mạnh trong những tuần gần đây./.
Trang Nhung (TTXVN/Vietnam+)