Theo Hiệp Hội chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep), Cục Y dược và Thực phẩm Nhật Bản đánh giá cao công tác quản lý, kiểm tra kiểm soát về an toàn vệ sinh thủy sản tại các nhà máy chế biến trong lần thanh tra trước tại Việt Nam.
Hiện đoàn thanh tra của Cục Y dược và Thực phẩm Nhật Bản cũng đang có mặt ở Việt Nam để thanh tra về hệ thống đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản.
Trong thời gian từ ngày 14-19/3, đoàn tập trung đánh giá về hoạt động quản lý phân phối thuốc thú y và kiểm soát dư lượng hóa chất, kháng sinh cấm trong thủy sản của Việt Nam xuất khẩu vào Nhật Bản. Đồng thời, đoàn cũng kiểm tra 5 nhà máy chế biến và cảng cá ở Phan Thiết và Bình Thuận.
Tại buổi làm việc với đại diện Cục Y dược và Thực phẩm Nhật Bản, đại diện Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm và Thủy sản (Nafiqad) đề xuất hợp tác trong việc đánh giá năng lực kiểm tra, kiểm nghiệm và thừa nhận kết quả kiểm nghiệm của Nafiqad, tránh kiểm tra hai lần đối với các lô hàng thủy sản của Việt Nam xuất khẩu vào Nhật Bản; đồng thời tiến tới ký kết thỏa thuận hợp tác kiểm soát chất lượng thủy sản xuất nhập khẩu giữa hai nước.
Đại diện Cục Y dược và Thực phẩm Nhật Bản cũng khuyến cáo Nafiqad cần hợp tác với nhiều bộ, ngành liên quan trong vấn đề xử lý cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản đã bị cấm, kiểm tra, kiểm soát các sản phẩm, thuốc thú y, tránh tình trạng thuốc không được sử dụng nhưng vẫn được bày bán trên thị trường.
Kể từ khi thực hiện Quyết định 06/2007 về áp dụng những biện pháp cấp bách kiểm soát dư lượng hóa chất, kháng sinh cấm trong thủy sản xuất khẩu vào Nhật Bản, tỷ lệ lô hàng của Việt Nam bị cảnh báo dư lượng kháng sinh cấm tại thị trường này đã giảm đáng kể, từ 4,6% trong 6 tháng cuối năm 2006 xuống còn 0,39% trong năm 2009.
Theo số liệu của Tổng Cục Hải quan, năm 2009 kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nhật Bản đạt gần 760 triệu USD, trong đó xuất khẩu tôm đông lạnh đạt gần 500 triệu USD và xuất khẩu cá tra đạt hơn 4 triệu USD với sự tham gia của 39 doanh nghiệp./.
Hiện đoàn thanh tra của Cục Y dược và Thực phẩm Nhật Bản cũng đang có mặt ở Việt Nam để thanh tra về hệ thống đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản.
Trong thời gian từ ngày 14-19/3, đoàn tập trung đánh giá về hoạt động quản lý phân phối thuốc thú y và kiểm soát dư lượng hóa chất, kháng sinh cấm trong thủy sản của Việt Nam xuất khẩu vào Nhật Bản. Đồng thời, đoàn cũng kiểm tra 5 nhà máy chế biến và cảng cá ở Phan Thiết và Bình Thuận.
Tại buổi làm việc với đại diện Cục Y dược và Thực phẩm Nhật Bản, đại diện Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm và Thủy sản (Nafiqad) đề xuất hợp tác trong việc đánh giá năng lực kiểm tra, kiểm nghiệm và thừa nhận kết quả kiểm nghiệm của Nafiqad, tránh kiểm tra hai lần đối với các lô hàng thủy sản của Việt Nam xuất khẩu vào Nhật Bản; đồng thời tiến tới ký kết thỏa thuận hợp tác kiểm soát chất lượng thủy sản xuất nhập khẩu giữa hai nước.
Đại diện Cục Y dược và Thực phẩm Nhật Bản cũng khuyến cáo Nafiqad cần hợp tác với nhiều bộ, ngành liên quan trong vấn đề xử lý cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản đã bị cấm, kiểm tra, kiểm soát các sản phẩm, thuốc thú y, tránh tình trạng thuốc không được sử dụng nhưng vẫn được bày bán trên thị trường.
Kể từ khi thực hiện Quyết định 06/2007 về áp dụng những biện pháp cấp bách kiểm soát dư lượng hóa chất, kháng sinh cấm trong thủy sản xuất khẩu vào Nhật Bản, tỷ lệ lô hàng của Việt Nam bị cảnh báo dư lượng kháng sinh cấm tại thị trường này đã giảm đáng kể, từ 4,6% trong 6 tháng cuối năm 2006 xuống còn 0,39% trong năm 2009.
Theo số liệu của Tổng Cục Hải quan, năm 2009 kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nhật Bản đạt gần 760 triệu USD, trong đó xuất khẩu tôm đông lạnh đạt gần 500 triệu USD và xuất khẩu cá tra đạt hơn 4 triệu USD với sự tham gia của 39 doanh nghiệp./.
Ngoc Dung (Vietnam+)