Ngày 21/8, Chính phủ Nhật Bản đã chính thức đề nghị Hàn Quốc đưa vấn đề tranh chấp quần đảo mà Tokyo gọi là Takeshima, còn Seoul gọi là Dokdo trên vùng biển giữa hai nước ra Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ).
Theo các quan chức Nhật Bản, chính phủ nước này đang gửi công hàm tới Chính phủ Hàn Quốc, thông qua Đại sứ quán Nhật Bản ở thủ đô Seoul, để chính thức đề nghị cùng đưa vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh hải ra ICJ.
Các quan chức này cho biết Nhật Bản cũng tính đến việc đưa đơn phương vấn đề này ra ICJ trong trường hợp Hàn Quốc từ chối, nhằm giành sự ủng hộ của quốc tế bằng cách thể hiện mong muốn giải quyết tranh chấp này trên tinh thần công bằng.
Nếu Nhật Bản đơn phương đưa ra ICJ, sẽ phải mất vài tháng để nước này đệ trình bằng văn bản viết, trong đó cần đưa ra những bằng chứng cụ thể như cơ sở lịch sử, để chứng minh quần đảo này thuộc về Nhật Bản.
Trước đó, phía Hàn Quốc cho biết sẽ bác bỏ đề nghị này của Nhật Bản.
Quyết định trên được đưa ra trong bối cảnh gia tăng căng thẳng giữa Nhật Bản và Hàn Quốc sau khi Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung Bak ngày 10/8 thực hiện chuyến thăm gây nhiều tranh cãi tới quần đảo này.
Cùng ngày 21/8, trong phiên họp cấp bộ trưởng đầu tiên về vấn đề tranh chấp lãnh hải, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda cho biết sẽ hối thúc Hàn Quốc "tích cực" hợp tác với Nhật Bản đưa vụ việc ra tòa án quốc tế.
Trong khi đó, phát biểu tại một phiên họp quốc hội ngày 21/8 tại Seoul, Ngoại trưởng Hàn Quốc Kim Sung Hwan cho rằng đề nghị của phía Nhật Bản là một thông điệp "không phù hợp."
Theo giới phân tích, phản ứng này của Seoul có thể buộc Tokyo phải tiếp tục tìm kiếm các biện pháp ứng phó như xem xét giảm bớt quy mô trao đổi thương mại song phương với Hàn Quốc, đình chỉ các hội nghị của các quan chức cấp cao hai nước..../.
Theo các quan chức Nhật Bản, chính phủ nước này đang gửi công hàm tới Chính phủ Hàn Quốc, thông qua Đại sứ quán Nhật Bản ở thủ đô Seoul, để chính thức đề nghị cùng đưa vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh hải ra ICJ.
Các quan chức này cho biết Nhật Bản cũng tính đến việc đưa đơn phương vấn đề này ra ICJ trong trường hợp Hàn Quốc từ chối, nhằm giành sự ủng hộ của quốc tế bằng cách thể hiện mong muốn giải quyết tranh chấp này trên tinh thần công bằng.
Nếu Nhật Bản đơn phương đưa ra ICJ, sẽ phải mất vài tháng để nước này đệ trình bằng văn bản viết, trong đó cần đưa ra những bằng chứng cụ thể như cơ sở lịch sử, để chứng minh quần đảo này thuộc về Nhật Bản.
Trước đó, phía Hàn Quốc cho biết sẽ bác bỏ đề nghị này của Nhật Bản.
Quyết định trên được đưa ra trong bối cảnh gia tăng căng thẳng giữa Nhật Bản và Hàn Quốc sau khi Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung Bak ngày 10/8 thực hiện chuyến thăm gây nhiều tranh cãi tới quần đảo này.
Cùng ngày 21/8, trong phiên họp cấp bộ trưởng đầu tiên về vấn đề tranh chấp lãnh hải, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda cho biết sẽ hối thúc Hàn Quốc "tích cực" hợp tác với Nhật Bản đưa vụ việc ra tòa án quốc tế.
Trong khi đó, phát biểu tại một phiên họp quốc hội ngày 21/8 tại Seoul, Ngoại trưởng Hàn Quốc Kim Sung Hwan cho rằng đề nghị của phía Nhật Bản là một thông điệp "không phù hợp."
Theo giới phân tích, phản ứng này của Seoul có thể buộc Tokyo phải tiếp tục tìm kiếm các biện pháp ứng phó như xem xét giảm bớt quy mô trao đổi thương mại song phương với Hàn Quốc, đình chỉ các hội nghị của các quan chức cấp cao hai nước..../.
(TTXVN)