Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, bảo vệ vững chắc biên cương Tổ quốc, giữ vững an ninh quốc gia và chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ là quan điểm nhất quán và xuyên suốt của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định như trên tại Lễ kỷ niệm 35 năm Ngày thành lập và đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động của Ủy ban Biên giới quốc gia-Bộ Ngoại giao, chiều 3/11.
Lưu ý đến những thách thức không nhỏ cho công tác biên giới, lãnh thổ, bảo vệ chủ quyền an ninh quốc gia trong tình hình mới, Thủ tướng đề nghị Ủy ban Biên giới quốc gia tiếp tục quán triệt sâu sắc tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Nghị quyết Trung ương 8 (khóa IX) về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; phát huy trí tuệ và sức sáng tạo trong việc tham mưu có hiệu quả cho Đảng và Nhà nước về những chủ trương, chính sách trong công tác bảo vệ và quản lý biên giới quốc gia, cũng như những biện pháp xử lý kịp thời các vấn đề nảy sinh liên quan đến chủ quyền, lãnh thổ.
Ủy ban cần phối hợp tốt hơn nữa với các ngành, các địa phương triển khai nghiêm túc các văn kiện về biên giới lãnh thổ đã ký với các nước láng giềng; thực hiện quản lý có hiệu quả đường biên giới quốc gia, góp phần tăng cường trật tự trị an trên khu vực biên giới, thúc đẩy hợp tác kinh tế-thương mại và giao lưu hữu nghị với các nước láng giềng có chung đường biên giới.
Thủ tướng chỉ đạo Ủy ban tiếp tục thúc đẩy đàm phán với các nước láng giềng trong việc hoạch định biên giới quốc gia, xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định, hợp tác cùng phát triển, cả trên bộ và trên biển. Trong đó, cần quán triệt phương châm “dĩ bất biến, ứng vạn biến,” kiên quyết bảo vệ vững chắc từng tấc đất, tấc biển thiêng liêng của Tổ quốc, đồng thời tôn trọng chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia của các nước láng giềng.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh Ủy ban cần quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác biên giới giỏi cả về chuyên môn nghiệp vụ, luật pháp quốc tế và ngoại ngữ, đủ năng lực tham gia vào các tổ chức, cơ quan luật pháp quốc tế, góp phần vào việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia và lợi ích của đất nước.
Thay mặt lãnh đạo Bộ ngoại giao, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Gia Khiêm bày tỏ quyết tâm của cán bộ, công chức Bộ Ngoại giao nói chung, Ủy ban Biên giới nói riêng thực hiện nghiêm túc những chỉ đạo của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành Trung ương và địa phương hoàn thành tốt nhiệm vụ giữ vững chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia; xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định, hợp tác cùng phát triển, cả trên bộ và trên biển.
Trong 35 năm qua, dưới sự chỉ đạo chặt chẽ của Đảng, Chính phủ và Bộ Ngoại giao, Ủy ban Biên giới quốc gia đã có nhiều nỗ lực, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước giao phó, đóng góp to lớn vào sự nghiệp bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và lợi ích quốc gia, nổi bật nhất là việc hoàn thành giải quyết vấn đề biên giới trên đất liền và phân định vịnh Bắc Bộ với Trung Quốc; hoàn thành việc hoạch định phân giới, cắm mốc đường biên giới quốc gia với Lào; ký kết Hiệp ước hoạch định biên giới năm 1985 với Campuchia; Hiệp định phân định ranh giới biển với Thái Lan năm 1997, hiệp định phân định thềm lục địa với Indonexia năm 2003; trình Ủy ban ranh giới Thềm lục địa Liên hợp quốc Báo cáo xác định ranh giới ngoài thềm lục địa Việt Nam.../.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định như trên tại Lễ kỷ niệm 35 năm Ngày thành lập và đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động của Ủy ban Biên giới quốc gia-Bộ Ngoại giao, chiều 3/11.
Lưu ý đến những thách thức không nhỏ cho công tác biên giới, lãnh thổ, bảo vệ chủ quyền an ninh quốc gia trong tình hình mới, Thủ tướng đề nghị Ủy ban Biên giới quốc gia tiếp tục quán triệt sâu sắc tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Nghị quyết Trung ương 8 (khóa IX) về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; phát huy trí tuệ và sức sáng tạo trong việc tham mưu có hiệu quả cho Đảng và Nhà nước về những chủ trương, chính sách trong công tác bảo vệ và quản lý biên giới quốc gia, cũng như những biện pháp xử lý kịp thời các vấn đề nảy sinh liên quan đến chủ quyền, lãnh thổ.
Ủy ban cần phối hợp tốt hơn nữa với các ngành, các địa phương triển khai nghiêm túc các văn kiện về biên giới lãnh thổ đã ký với các nước láng giềng; thực hiện quản lý có hiệu quả đường biên giới quốc gia, góp phần tăng cường trật tự trị an trên khu vực biên giới, thúc đẩy hợp tác kinh tế-thương mại và giao lưu hữu nghị với các nước láng giềng có chung đường biên giới.
Thủ tướng chỉ đạo Ủy ban tiếp tục thúc đẩy đàm phán với các nước láng giềng trong việc hoạch định biên giới quốc gia, xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định, hợp tác cùng phát triển, cả trên bộ và trên biển. Trong đó, cần quán triệt phương châm “dĩ bất biến, ứng vạn biến,” kiên quyết bảo vệ vững chắc từng tấc đất, tấc biển thiêng liêng của Tổ quốc, đồng thời tôn trọng chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia của các nước láng giềng.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh Ủy ban cần quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác biên giới giỏi cả về chuyên môn nghiệp vụ, luật pháp quốc tế và ngoại ngữ, đủ năng lực tham gia vào các tổ chức, cơ quan luật pháp quốc tế, góp phần vào việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia và lợi ích của đất nước.
Thay mặt lãnh đạo Bộ ngoại giao, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Gia Khiêm bày tỏ quyết tâm của cán bộ, công chức Bộ Ngoại giao nói chung, Ủy ban Biên giới nói riêng thực hiện nghiêm túc những chỉ đạo của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành Trung ương và địa phương hoàn thành tốt nhiệm vụ giữ vững chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia; xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định, hợp tác cùng phát triển, cả trên bộ và trên biển.
Trong 35 năm qua, dưới sự chỉ đạo chặt chẽ của Đảng, Chính phủ và Bộ Ngoại giao, Ủy ban Biên giới quốc gia đã có nhiều nỗ lực, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước giao phó, đóng góp to lớn vào sự nghiệp bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và lợi ích quốc gia, nổi bật nhất là việc hoàn thành giải quyết vấn đề biên giới trên đất liền và phân định vịnh Bắc Bộ với Trung Quốc; hoàn thành việc hoạch định phân giới, cắm mốc đường biên giới quốc gia với Lào; ký kết Hiệp ước hoạch định biên giới năm 1985 với Campuchia; Hiệp định phân định ranh giới biển với Thái Lan năm 1997, hiệp định phân định thềm lục địa với Indonexia năm 2003; trình Ủy ban ranh giới Thềm lục địa Liên hợp quốc Báo cáo xác định ranh giới ngoài thềm lục địa Việt Nam.../.
T.T (TTXVN/Vietnam+)