Ngày 10/8, Quốc hội Nhật Bản đã thông qua dự luật tăng thuế tiêu dùng do Chính phủ đệ trình, với mục tiêu giúp giảm tỷ lệ nợ công từ con số hơn 200% hiện nay xuống mức an toàn hơn. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1997 Nhật Bản tăng thuế này.
Tuy nhiên, theo một số nhà phân tích, việc tăng thuế chỉ giúp trang trải các chi phí an sinh xã hội đang ngày càng phình to ở quốc gia có dân số già như Nhật Bản, chứ không giúp giải quyết hoàn toàn vấn đề nợ công. Gánh nặng nợ công chỉ được giải quyết triệt để khi nền kinh tế lớn thứ ba thế giới này trở lại với quỹ đạo tăng trưởng.
“Gánh nặng cho thế hệ sau” đang tăng
Theo các chuyên gia phân tích, tình hình ngân sách của Nhật Bản còn xấu hơn so với một số quốc gia hiện đang ở trung tâm của cơn bão nợ công châu Âu.
Các số liệu thống kê mới nhất của Bộ Tài chính Nhật Bản cho thấy trong quý II/2012, nợ công của nước này đã tăng 1,7% lên mức cao kỷ lục từ trước đến nay 976.190 tỷ yen (khoảng 12.400 tỷ USD), trong đó có 797.080 tỷ yen trái phiếu chính phủ, 54.250 tỷ yen vốn vay (chủ yếu là từ các ngân hàng) và 124.860 tỷ yen tín phiếu được phát hành để trang trải các nhu cầu tài trợ ngắn hạn.
Nợ công tính trên đầu người của “đất nước Mặt trời mọc” đã tăng từ mức 7,61 triệu yen trong tháng 3/2012 lên khoảng 7,65 triệu yen.
Bộ Tài chính Nhật Bản cho rằng nợ chưa xử lý của chính quyền trung ương tăng một phần do Chính phủ tiếp tục tăng chi tiêu công cho công tác tái thiết các khu vực bị thảm họa động đất,sóng thần ngày 11/3/2011 tàn phá.
Các quan chức của Bộ Tài chính ước tính nợ công của Nhật Bản sẽ đạt mức 1.085.510 tỷ yen vào cuối tài khóa này (kết thúc cuối tháng 3/2013), một phần do Chính phủ sẽ tiếp tục phát hành trái phiếu để bù đắp thâm hụt ngân sách.
Với tốc độ tăng nợ công như vậy, tỷ lệ nợ công/GDP của Nhật Bản có thể vượt ngưỡng 220% trong năm nay hoặc năm tới, cao nhất trong số các nền kinh tế phát triển.
Trong bối cảnh đó, các tổ chức định mức tín nhiệm quốc tế như Standard & Poor's, Moody's và Fitch Ratings đều đã hạ thấp đánh giá về nợ công của Nhật Bản. Các tổ chức này nhấn mạnh rằng tình trạng bất ổn chính trị, chủ yếu do liên minh cầm quyền để mất quyền kiểm soát Thượng viện vào tay phe đối lập, đã dẫn tới nguy cơ các sáng kiến cải cách quyết liệt bị cản trở.
Tăng thuế không phải phương thuốc đặc trị
Theo các nhà phân tích, việc Quốc hội Nhật Bản thông qua dự luật đầy nhạy cảm về mặt chính trị này là một thắng lợi quan trọng của Thủ tướng Yoshihiko Noda, người đã theo đuổi các nỗ lực nhằm khôi phục sự lành mạnh của nền tài chính công Nhật Bản ngay từ khi vẫn còn giữ chức bộ trưởng tài chính.
Phát biểu với các phóng viên hôm 10/8, Thủ tướng Noda khẳng định việc Quốc hội thông qua dự luật tăng thuế tiêu dùng sẽ giúp duy trì niềm tin quốc tế vào kỷ luật tài chính của nước này.
Theo dự luật, thuế suất thuế tiêu dùng sẽ tăng từ mức 5% hiện nay lên 8% vào tháng 4/2014 và 10% vào tháng 10/2015. Chính phủ Nhật Bản ước tính nếu thuế tiêu dùng tăng thêm 1 điểm phần trăm, ngân sách nhà nước sẽ được bổ sung khoảng 2.700 tỷ yen (gần 34,4 tỷ USD)/năm.
Sau khi thuế suất tăng đến 10%, ngân sách của Chính phủ sẽ được bổ sung thêm 13.500 tỷ yen, tương đương 2,7% GDP danh nghĩa của nước này.
Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng việc tăng thuế tiêu dùng không phải là “phương thuốc đặc trị” cho căn bệnh nợ công của Nhật Bản. Số tiền tăng thuế chủ yếu để tài trợ cho chi phí an sinh xã hội đang ngày càng phình to và nhu cầu vốn phục vụ công tác tái thiết các khu vực thảm họa.
Chỉ tính riêng trong lĩnh vực an sinh xã hội, các chuyen gia ước tính mỗi năm, Nhật Bản cần phải chi thêm khoảng 1.000 tỷ yen cho các dịch vụ phúc lợi do số người già và người nghỉ hưu ở nước này đang tăng.
Nhà kinh tế cao cấp Mitsumaru Kumagai của Viện Nghiên cứu Daiwa nói việc thông qua dự luật tăng thuế tiêu dùng đánh dấu một bước tiến hướng tới việc tái thiết nền tài chính. Điều này sẽ giúp Chính phủ Nhật Bản không phải phát hành một khối lượng lớn trái phiếu. Tuy nhiên, giải pháp tăng thuế sẽ chưa đủ để giúp Tokyo thực hiện mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách đã đặt ra.
Chính phủ Nhật Bản đã từng cam kết đạt được thặng dư cơ bản vào cuối tài khóa 2020. Tuy nhiên, hồi tháng 1/2012, Tokyo thừa nhận sẽ không đạt được mục tiêu này nếu thuế tiêu dùng chỉ tăng tới 10%.
Hồi tháng 6, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã đưa ra đề xuất Tokyo cần tăng thuế tiêu dùng lên “ít nhất 15%” để giải quyết các vấn đề “đã bén rễ sâu” của nước này.
Trong báo cáo mới đây, Fitch Ratings cho rằng “cần có các biện pháp chính sách bổ sung để ổn định nền tài chính công của Nhật Bản. Nếu không, xếp hạng tín nhiệm của Nhật Bản có thể sẽ bị hạ thấp hơn”.
Để đạt thặng dư cơ bản về ngân sách, Bộ trưởng Tài chính Jun Azumi cho rằng, trước hết Chính phủ phải theo đuổi tăng trưởng kinh tế - là nhân tố sẽ giúp tăng nguồn thu cho ngân sách - và cắt giảm chi tiêu.
Tuy nhiên, trong quý II/2012, Nhật Bản chỉ đạt tỷ lệ tăng trưởng 1,4% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn con số 4,7% trong quý trước đó. Đây là dấu hiệu cho thấy đà phục hồi kinh tế của Nhật Bản đang chậm dần.
Điều này có thể sẽ khiến Chính phủ nước này phải xây dựng dự thảo ngân sách bổ sung trong tài khóa 2012 để tài trợ cho các biện pháp kích thích tăng trưởng mới. Chuyên gia kinh tế trưởng Hiromichi Shirakawa của Công ty Chứng khoán Credit Suisse Nhật Bản dự báo “có vẻ như Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) sắp phải tiến hành nới lỏng thêm chính sách tiền tệ, trong khi Chính phủ có thể sẽ ưu tiên cho việc soạn thảo ngân sách bổ sung”.
Có thể thấy, tăng trưởng kinh tế và cắt giảm chi tiêu công là hai mục tiêu tương đối mâu thuẫn nhau tại thời điểm hiện nay, khi các nền kinh tế lớn trên thế giới đều đang đối mặt với nguy cơ suy thoái và cơn bão nợ công ở châu Âu vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt.
Trong bối cảnh đó, chắc chắn, Chính phủ Nhật Bản vẫn còn phải đau đầu với bài toán nợ công./.
Tuy nhiên, theo một số nhà phân tích, việc tăng thuế chỉ giúp trang trải các chi phí an sinh xã hội đang ngày càng phình to ở quốc gia có dân số già như Nhật Bản, chứ không giúp giải quyết hoàn toàn vấn đề nợ công. Gánh nặng nợ công chỉ được giải quyết triệt để khi nền kinh tế lớn thứ ba thế giới này trở lại với quỹ đạo tăng trưởng.
“Gánh nặng cho thế hệ sau” đang tăng
Theo các chuyên gia phân tích, tình hình ngân sách của Nhật Bản còn xấu hơn so với một số quốc gia hiện đang ở trung tâm của cơn bão nợ công châu Âu.
Các số liệu thống kê mới nhất của Bộ Tài chính Nhật Bản cho thấy trong quý II/2012, nợ công của nước này đã tăng 1,7% lên mức cao kỷ lục từ trước đến nay 976.190 tỷ yen (khoảng 12.400 tỷ USD), trong đó có 797.080 tỷ yen trái phiếu chính phủ, 54.250 tỷ yen vốn vay (chủ yếu là từ các ngân hàng) và 124.860 tỷ yen tín phiếu được phát hành để trang trải các nhu cầu tài trợ ngắn hạn.
Nợ công tính trên đầu người của “đất nước Mặt trời mọc” đã tăng từ mức 7,61 triệu yen trong tháng 3/2012 lên khoảng 7,65 triệu yen.
Bộ Tài chính Nhật Bản cho rằng nợ chưa xử lý của chính quyền trung ương tăng một phần do Chính phủ tiếp tục tăng chi tiêu công cho công tác tái thiết các khu vực bị thảm họa động đất,sóng thần ngày 11/3/2011 tàn phá.
Các quan chức của Bộ Tài chính ước tính nợ công của Nhật Bản sẽ đạt mức 1.085.510 tỷ yen vào cuối tài khóa này (kết thúc cuối tháng 3/2013), một phần do Chính phủ sẽ tiếp tục phát hành trái phiếu để bù đắp thâm hụt ngân sách.
Với tốc độ tăng nợ công như vậy, tỷ lệ nợ công/GDP của Nhật Bản có thể vượt ngưỡng 220% trong năm nay hoặc năm tới, cao nhất trong số các nền kinh tế phát triển.
Trong bối cảnh đó, các tổ chức định mức tín nhiệm quốc tế như Standard & Poor's, Moody's và Fitch Ratings đều đã hạ thấp đánh giá về nợ công của Nhật Bản. Các tổ chức này nhấn mạnh rằng tình trạng bất ổn chính trị, chủ yếu do liên minh cầm quyền để mất quyền kiểm soát Thượng viện vào tay phe đối lập, đã dẫn tới nguy cơ các sáng kiến cải cách quyết liệt bị cản trở.
Tăng thuế không phải phương thuốc đặc trị
Theo các nhà phân tích, việc Quốc hội Nhật Bản thông qua dự luật đầy nhạy cảm về mặt chính trị này là một thắng lợi quan trọng của Thủ tướng Yoshihiko Noda, người đã theo đuổi các nỗ lực nhằm khôi phục sự lành mạnh của nền tài chính công Nhật Bản ngay từ khi vẫn còn giữ chức bộ trưởng tài chính.
Phát biểu với các phóng viên hôm 10/8, Thủ tướng Noda khẳng định việc Quốc hội thông qua dự luật tăng thuế tiêu dùng sẽ giúp duy trì niềm tin quốc tế vào kỷ luật tài chính của nước này.
Theo dự luật, thuế suất thuế tiêu dùng sẽ tăng từ mức 5% hiện nay lên 8% vào tháng 4/2014 và 10% vào tháng 10/2015. Chính phủ Nhật Bản ước tính nếu thuế tiêu dùng tăng thêm 1 điểm phần trăm, ngân sách nhà nước sẽ được bổ sung khoảng 2.700 tỷ yen (gần 34,4 tỷ USD)/năm.
Sau khi thuế suất tăng đến 10%, ngân sách của Chính phủ sẽ được bổ sung thêm 13.500 tỷ yen, tương đương 2,7% GDP danh nghĩa của nước này.
Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng việc tăng thuế tiêu dùng không phải là “phương thuốc đặc trị” cho căn bệnh nợ công của Nhật Bản. Số tiền tăng thuế chủ yếu để tài trợ cho chi phí an sinh xã hội đang ngày càng phình to và nhu cầu vốn phục vụ công tác tái thiết các khu vực thảm họa.
Chỉ tính riêng trong lĩnh vực an sinh xã hội, các chuyen gia ước tính mỗi năm, Nhật Bản cần phải chi thêm khoảng 1.000 tỷ yen cho các dịch vụ phúc lợi do số người già và người nghỉ hưu ở nước này đang tăng.
Nhà kinh tế cao cấp Mitsumaru Kumagai của Viện Nghiên cứu Daiwa nói việc thông qua dự luật tăng thuế tiêu dùng đánh dấu một bước tiến hướng tới việc tái thiết nền tài chính. Điều này sẽ giúp Chính phủ Nhật Bản không phải phát hành một khối lượng lớn trái phiếu. Tuy nhiên, giải pháp tăng thuế sẽ chưa đủ để giúp Tokyo thực hiện mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách đã đặt ra.
Chính phủ Nhật Bản đã từng cam kết đạt được thặng dư cơ bản vào cuối tài khóa 2020. Tuy nhiên, hồi tháng 1/2012, Tokyo thừa nhận sẽ không đạt được mục tiêu này nếu thuế tiêu dùng chỉ tăng tới 10%.
Hồi tháng 6, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã đưa ra đề xuất Tokyo cần tăng thuế tiêu dùng lên “ít nhất 15%” để giải quyết các vấn đề “đã bén rễ sâu” của nước này.
Trong báo cáo mới đây, Fitch Ratings cho rằng “cần có các biện pháp chính sách bổ sung để ổn định nền tài chính công của Nhật Bản. Nếu không, xếp hạng tín nhiệm của Nhật Bản có thể sẽ bị hạ thấp hơn”.
Để đạt thặng dư cơ bản về ngân sách, Bộ trưởng Tài chính Jun Azumi cho rằng, trước hết Chính phủ phải theo đuổi tăng trưởng kinh tế - là nhân tố sẽ giúp tăng nguồn thu cho ngân sách - và cắt giảm chi tiêu.
Tuy nhiên, trong quý II/2012, Nhật Bản chỉ đạt tỷ lệ tăng trưởng 1,4% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn con số 4,7% trong quý trước đó. Đây là dấu hiệu cho thấy đà phục hồi kinh tế của Nhật Bản đang chậm dần.
Điều này có thể sẽ khiến Chính phủ nước này phải xây dựng dự thảo ngân sách bổ sung trong tài khóa 2012 để tài trợ cho các biện pháp kích thích tăng trưởng mới. Chuyên gia kinh tế trưởng Hiromichi Shirakawa của Công ty Chứng khoán Credit Suisse Nhật Bản dự báo “có vẻ như Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) sắp phải tiến hành nới lỏng thêm chính sách tiền tệ, trong khi Chính phủ có thể sẽ ưu tiên cho việc soạn thảo ngân sách bổ sung”.
Có thể thấy, tăng trưởng kinh tế và cắt giảm chi tiêu công là hai mục tiêu tương đối mâu thuẫn nhau tại thời điểm hiện nay, khi các nền kinh tế lớn trên thế giới đều đang đối mặt với nguy cơ suy thoái và cơn bão nợ công ở châu Âu vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt.
Trong bối cảnh đó, chắc chắn, Chính phủ Nhật Bản vẫn còn phải đau đầu với bài toán nợ công./.
Thanh Tùng (TTXVN)