Số liệu công bố ngày 21/9 cho thấy, Nhật Bản đã bị thâm hụt thương mại lớn trong tháng 8, do các công ty phục vụ công cộng nhập khẩu nhiên liệu để đáp ứng nhu cầu điện năng khi nhiều nhà máy điện hạt nhân vẫn phải ngừng hoạt động trong bối cảnh lo ngại về hậu khủng hoảng nhà máy điện hạt nhân Fukushima.
Thâm hụt thương mại của Nhật Bản đã lên tới 775,3 tỷ yen (10 tỷ USD), mức thâm hụt lớn nhất trong tháng 8 kể từ khi Bộ Tài chính Nhật Bản bắt đầu thu thập số liệu này năm 1979.
Mức thâm hụt này trái ngược với mức thặng dư một năm trước đó 63,8 tỷ yen và cao hơn nhiều so với mức thâm hụt chưa tới 300 tỷ yen được các nhà kinh tế dự đoán.
Trong tháng 8, xuất khẩu của Nhật Bản đã lần đầu tiên tăng trưởng kể từ khi trận động đất và sóng thần hồi tháng 3 làm gián đoạn chuỗi cung cấp và tạo ra sự cố hạt nhân tồi tệ nhất của thế giới tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima kể từ sự cố Chernobyl, với mức tăng 2,8% so với cùng kỳ năm 2010, lên khoảng 5,36 nghìn tỷ yên nhờ xuất khẩu ôtô, máy móc và tàu thuyền tăng.
Tuy nhiên, mức tăng này lại chậm hơn so với dự báo của các nhà kinh tế do xuất khẩu linh kiện điện tử giảm 16,4%. Ngoài ra, đồng yen tăng giá cũng đã gây sức ép tới các nhà xuất khẩu Nhật Bản, làm cho các sản phẩm của họ trở nên đắt đỏ hơn ở nước ngoài còn thu nhập bị giảm sút.
Trong phiên giao dịch sáng ngày 21/9, đồng yên đứng ở mức khoảng 76,30 yên/USD, gần với mức cao thời hậu chiến 75,95 yên/USD hồi tháng 8.
Nhà kinh tế cao cấp Norio Miyagawa thuộc Công ty Nghiên cứu và tư vấn Mizuho cho rằng kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại cũng tác động tới xuất khẩu của Nhật Bản.
Ngoài ra, theo ông, bất kỳ sự sụt giảm nào trên các thị trường tài chính toàn cầu trong bối cảnh gia tăng quan ngại về cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu và nền kinh tế Mỹ hồi phục chậm có thể làm đình trệ xuất khẩu của nước này trong những tháng tới.
Trong khi đó, nhập khẩu của Nhật Bản lại tăng nhanh, đạt 19,2%, lên khoảng 6,13 nghìn tỷ yên do giá dầu mỏ tăng và do Nhật Bản mua một lượng kỷ lục khí tự nhiên hóa lỏng (LNG). Các công ty phục vụ công cộng đã tăng cường nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch để sản xuất điện trong bối cảnh người dân Nhật phản đối sử dụng điện hạt nhân.
Nhà kinh tế Satoshi Osanai thuộc Viện Nghiên cứu Daiwa cho rằng nhập khẩu LNG của Nhật Bản tăng 55,7% so với một năm trước đó do "nhu cầu sử dụng làm nhiên liệu thay thế gia tăng". Cùng với giá dầu tăng cao, đây tiếp tục là nhân tố tiêu cực đối với thương mại của Nhật Bản./.
Thâm hụt thương mại của Nhật Bản đã lên tới 775,3 tỷ yen (10 tỷ USD), mức thâm hụt lớn nhất trong tháng 8 kể từ khi Bộ Tài chính Nhật Bản bắt đầu thu thập số liệu này năm 1979.
Mức thâm hụt này trái ngược với mức thặng dư một năm trước đó 63,8 tỷ yen và cao hơn nhiều so với mức thâm hụt chưa tới 300 tỷ yen được các nhà kinh tế dự đoán.
Trong tháng 8, xuất khẩu của Nhật Bản đã lần đầu tiên tăng trưởng kể từ khi trận động đất và sóng thần hồi tháng 3 làm gián đoạn chuỗi cung cấp và tạo ra sự cố hạt nhân tồi tệ nhất của thế giới tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima kể từ sự cố Chernobyl, với mức tăng 2,8% so với cùng kỳ năm 2010, lên khoảng 5,36 nghìn tỷ yên nhờ xuất khẩu ôtô, máy móc và tàu thuyền tăng.
Tuy nhiên, mức tăng này lại chậm hơn so với dự báo của các nhà kinh tế do xuất khẩu linh kiện điện tử giảm 16,4%. Ngoài ra, đồng yen tăng giá cũng đã gây sức ép tới các nhà xuất khẩu Nhật Bản, làm cho các sản phẩm của họ trở nên đắt đỏ hơn ở nước ngoài còn thu nhập bị giảm sút.
Trong phiên giao dịch sáng ngày 21/9, đồng yên đứng ở mức khoảng 76,30 yên/USD, gần với mức cao thời hậu chiến 75,95 yên/USD hồi tháng 8.
Nhà kinh tế cao cấp Norio Miyagawa thuộc Công ty Nghiên cứu và tư vấn Mizuho cho rằng kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại cũng tác động tới xuất khẩu của Nhật Bản.
Ngoài ra, theo ông, bất kỳ sự sụt giảm nào trên các thị trường tài chính toàn cầu trong bối cảnh gia tăng quan ngại về cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu và nền kinh tế Mỹ hồi phục chậm có thể làm đình trệ xuất khẩu của nước này trong những tháng tới.
Trong khi đó, nhập khẩu của Nhật Bản lại tăng nhanh, đạt 19,2%, lên khoảng 6,13 nghìn tỷ yên do giá dầu mỏ tăng và do Nhật Bản mua một lượng kỷ lục khí tự nhiên hóa lỏng (LNG). Các công ty phục vụ công cộng đã tăng cường nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch để sản xuất điện trong bối cảnh người dân Nhật phản đối sử dụng điện hạt nhân.
Nhà kinh tế Satoshi Osanai thuộc Viện Nghiên cứu Daiwa cho rằng nhập khẩu LNG của Nhật Bản tăng 55,7% so với một năm trước đó do "nhu cầu sử dụng làm nhiên liệu thay thế gia tăng". Cùng với giá dầu tăng cao, đây tiếp tục là nhân tố tiêu cực đối với thương mại của Nhật Bản./.
Hải Yến (TTXVN/Vietnam+)