Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) vừa cho biết sẽ mở rộng chương trình mua tài sản - công cụ chính sách chủ chốt của cơ quan này - thêm 11.000 tỷ yen (138 tỷ USD) lên 91.000 tỷ yen, trong khi vẫn duy trì lãi suất ở mức 0-0,1%.
BOJ đang đứng trước sức ép ngày một tăng từ các chính trị gia kêu gọi cơ quan này hành động khẩn cấp khi những số liệu kinh tế cho thấy sự hồi phục sau thảm họa động đất-sóng thần hồi tháng 3/2011 đang trì trệ, do kinh tế thế giới suy giảm trong khi đồng yen mạnh cũng tác động tiêu cực tới nhu cầu của các thị trường nước ngoài đối với những sản phẩm của nước này.
Đây là lần đầu tiên kể từ năm 2003, BOJ đã nới lỏng chính sách trong hai tháng liên tiếp.
Trong một động thái hiêm hoi khác, BOJ đã đưa ra một thông báo chung với chính phủ nước này cam kết sẽ cùng nỗ lực vực dậy và đưa nền kinh tế lớn thứ ba thế giới này thoát khỏi tình trạng giảm phát.
Trong báo cáo triển vọng kinh tế sáu tháng một lần công bố cùng ngày, BOJ dự kiến cho biết sự thay đổi hàng năm về giá tiêu dùng chủ chốt trong tài khóa 2012 (bắt đầu từ tháng 4/2012) sẽ ở trong khoảng 0,5%, không đạt được mục tiêu lạm phát tăng 1% so với cùng kỳ năm 2011.
BOJ đã hạ dự đoán tăng trưởng kinh tế Nhật Bản trong tài khóa 2012 xuống còn 1,5%, so với con số dự kiến 2,2% trước đó. Ngoài ra, BOJ cũng hạ thấp mức dự đoán lạm phát trong tài khóa 2012 xuống còn âm 0,1%, so với mức dự đoán 0,2% trước đó.
[Nhật Bản đã thông qua dự luật phát hành công trái]
Giảm phát tiếp tục là mối nguy đối với sự hồi phục của kinh tế Nhật Bản trong bối cảnh một sự sụt giảm giá cả nói chung đã tác động tiêu cực tới lợi nhuận doanh nghiệp, dẫn tới việc các công ty cắt giảm việc làm và trì hoãn hoạt động đầu tư vốn góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Trong khi đó, theo Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản, sản lượng công nghiệp của Nhật Bản trong tháng 9/2012 đã giảm 4,1% so với tháng 8/2012 và giảm 8,1% so với cùng kỳ năm 2011 khi các nhà sản xuất ôtô và nhà máy thép cắt giảm sản lượng do nhu cầu sụt giảm và tác động tiêu cực của quan hệ căng thẳng với Trung Quốc do vấn đề biển đảo.
Trước đó, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda đã lên tiếng cảnh báo các hoạt động kinh tế-chính trị của Nhật Bản sẽ đứng trước nguy cơ đình trệ vì ngân sách cạn kiệt nếu các nhà làm luật nước này không "phá vỡ" một sự bế tắc chính trị và phe đối lập không chấp nhận để chính phủ phát hành công trái mới.
Thủ tướng Yoshihiko Noda nói tại Hạ viện Nhật Bản rằng nếu tình hình này tiếp tục, các cơ quan hành chính sẽ phải ngừng hoạt động và điều này sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày của người dân và gây khó khăn cho việc phục hồi kinh tế.
Nhật Bản phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn vay để chi cấp cho các khoản chi tiêu thường xuyên, tạo ra khó khăn nợ công nghiêm trọng chưa từng có. Việc phát hành công trái mới sẽ cho phép đáp ứng được 40% tổng số chi ngân sách, từ tháng 4/2012 đến tháng 3/2013.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết Nhật Bản sẽ có mức nợ tương đương 245% tổng sản phẩm trong nước (GDP) trị giá 5.000 tỷ yen trong năm 2013, mức cao nhất trong số các nước công nghiệp phát triển.
Nhật Bản hiện có mức thâm hụt ngân sách 10% GDP và chính phủ nước này cảnh báo hồi tháng Chín vừa qua là nước này đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt tiền mặt nghiêm trọng do bế tắc chính trị./.
BOJ đang đứng trước sức ép ngày một tăng từ các chính trị gia kêu gọi cơ quan này hành động khẩn cấp khi những số liệu kinh tế cho thấy sự hồi phục sau thảm họa động đất-sóng thần hồi tháng 3/2011 đang trì trệ, do kinh tế thế giới suy giảm trong khi đồng yen mạnh cũng tác động tiêu cực tới nhu cầu của các thị trường nước ngoài đối với những sản phẩm của nước này.
Đây là lần đầu tiên kể từ năm 2003, BOJ đã nới lỏng chính sách trong hai tháng liên tiếp.
Trong một động thái hiêm hoi khác, BOJ đã đưa ra một thông báo chung với chính phủ nước này cam kết sẽ cùng nỗ lực vực dậy và đưa nền kinh tế lớn thứ ba thế giới này thoát khỏi tình trạng giảm phát.
Trong báo cáo triển vọng kinh tế sáu tháng một lần công bố cùng ngày, BOJ dự kiến cho biết sự thay đổi hàng năm về giá tiêu dùng chủ chốt trong tài khóa 2012 (bắt đầu từ tháng 4/2012) sẽ ở trong khoảng 0,5%, không đạt được mục tiêu lạm phát tăng 1% so với cùng kỳ năm 2011.
BOJ đã hạ dự đoán tăng trưởng kinh tế Nhật Bản trong tài khóa 2012 xuống còn 1,5%, so với con số dự kiến 2,2% trước đó. Ngoài ra, BOJ cũng hạ thấp mức dự đoán lạm phát trong tài khóa 2012 xuống còn âm 0,1%, so với mức dự đoán 0,2% trước đó.
[Nhật Bản đã thông qua dự luật phát hành công trái]
Giảm phát tiếp tục là mối nguy đối với sự hồi phục của kinh tế Nhật Bản trong bối cảnh một sự sụt giảm giá cả nói chung đã tác động tiêu cực tới lợi nhuận doanh nghiệp, dẫn tới việc các công ty cắt giảm việc làm và trì hoãn hoạt động đầu tư vốn góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Trong khi đó, theo Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản, sản lượng công nghiệp của Nhật Bản trong tháng 9/2012 đã giảm 4,1% so với tháng 8/2012 và giảm 8,1% so với cùng kỳ năm 2011 khi các nhà sản xuất ôtô và nhà máy thép cắt giảm sản lượng do nhu cầu sụt giảm và tác động tiêu cực của quan hệ căng thẳng với Trung Quốc do vấn đề biển đảo.
Trước đó, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda đã lên tiếng cảnh báo các hoạt động kinh tế-chính trị của Nhật Bản sẽ đứng trước nguy cơ đình trệ vì ngân sách cạn kiệt nếu các nhà làm luật nước này không "phá vỡ" một sự bế tắc chính trị và phe đối lập không chấp nhận để chính phủ phát hành công trái mới.
Thủ tướng Yoshihiko Noda nói tại Hạ viện Nhật Bản rằng nếu tình hình này tiếp tục, các cơ quan hành chính sẽ phải ngừng hoạt động và điều này sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày của người dân và gây khó khăn cho việc phục hồi kinh tế.
Nhật Bản phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn vay để chi cấp cho các khoản chi tiêu thường xuyên, tạo ra khó khăn nợ công nghiêm trọng chưa từng có. Việc phát hành công trái mới sẽ cho phép đáp ứng được 40% tổng số chi ngân sách, từ tháng 4/2012 đến tháng 3/2013.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết Nhật Bản sẽ có mức nợ tương đương 245% tổng sản phẩm trong nước (GDP) trị giá 5.000 tỷ yen trong năm 2013, mức cao nhất trong số các nước công nghiệp phát triển.
Nhật Bản hiện có mức thâm hụt ngân sách 10% GDP và chính phủ nước này cảnh báo hồi tháng Chín vừa qua là nước này đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt tiền mặt nghiêm trọng do bế tắc chính trị./.
Anh Quân (TTXVN)