Bộ trưởng Thương mại ba nước Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc ngày 20/11 đã chính thức tuyên bố các cuộc đàm phán nhằm ký kết Hiệp định thương mại tự do (FTA) ba bên sẽ được khởi động vào đầu năm tới, trong bối cảnh căng thẳng về chủ quyền biển đảo ở Đông Bắc Á chưa lắng dịu.
Tuyên bố trên đã dọn đường cho việc thành lập một khối thương mại lớn giữa ba nước láng giềng châu Á chiếm khoảng 20% GDP toàn cầu.
Thỏa thuận trên đạt được trong cuộc họp giữa Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản Yukio Edano với Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Trần Đức Minh và Bộ trưởng Thương mại Hàn Quốc Bark Tae Ho, bên lề Hội nghị cấp cao Đông Á lần thứ bảy ở thủ đô Phnom Penh của Campuchia.
Theo Bộ Ngoại giao Nhật Bản, cuộc họp sơ bộ sẽ được tổ chức tại Nhật Bản vào tháng 2/2013 và các cuộc đàm phán sẽ diễn ra tại Hàn Quốc từ cuối tháng 3 đến đầu tháng 4/2013.
Trung Quốc, Nhật Bản - nền kinh tế lớn thứ hai và thứ ba thế giới - và cả cường quốc kinh tế Hàn Quốc, nếu thành công trong các cuộc đàm phán FTA ba bên, sẽ tạo ra một trong những khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới.
Theo Chính phủ Nhật Bản, kim ngạch thương mại ba chiều đã đạt 514,9 tỷ USD trong năm 2011. Các nhà phân tích và ngoại giao hy vọng rằng khi đạt được mối quan hệ kinh tế-thương mại sâu sắc, sẽ làm giảm bớt những căng thẳng trong việc tranh chấp chủ quyền lãnh thổ.
Tổng Thư ký ASEAN, ông Surin Pitsuwan, cho biết các quốc gia này đang cố gắng đảm bảo vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đảo sẽ không cản trở tiến trình của các cuộc đàm phán thương mại. Ông nói: “Cần nỗ lực tách biệt hai vấn đề trao đổi thương mại và tranh chấp chủ quyền. Sự hội nhập về kinh tế cần phải đi trước bởi vì tất cả mọi người sẽ được hưởng lợi từ việc này.”
Theo Bộ Kinh tế, Công nghiệp và Thương mại Nhật Bản, trong năm 2011, xuất khẩu hàng hóa của Nhật Bản sang châu Âu và Mỹ đã giảm so với năm 2000, trong khi xuất khẩu sang Trung Quốc tăng gấp 3,4 lần và xuất khẩu sang Hàn Quốc tăng gấp 1,7 lần.
Các nhà phân tích cho rằng hiệp định FTA giữa Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc có thể là một yếu tố chính để hướng tới Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện khu vực (RCEP), cũng vừa được đưa ra ở Phnom Penh liên quan đến 16 nước châu Á-Thái Bình Dương. RCEP sẽ bao gồm tất cả 10 thành viên của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Australia và New Zealand./.
Tuyên bố trên đã dọn đường cho việc thành lập một khối thương mại lớn giữa ba nước láng giềng châu Á chiếm khoảng 20% GDP toàn cầu.
Thỏa thuận trên đạt được trong cuộc họp giữa Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản Yukio Edano với Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Trần Đức Minh và Bộ trưởng Thương mại Hàn Quốc Bark Tae Ho, bên lề Hội nghị cấp cao Đông Á lần thứ bảy ở thủ đô Phnom Penh của Campuchia.
Theo Bộ Ngoại giao Nhật Bản, cuộc họp sơ bộ sẽ được tổ chức tại Nhật Bản vào tháng 2/2013 và các cuộc đàm phán sẽ diễn ra tại Hàn Quốc từ cuối tháng 3 đến đầu tháng 4/2013.
Trung Quốc, Nhật Bản - nền kinh tế lớn thứ hai và thứ ba thế giới - và cả cường quốc kinh tế Hàn Quốc, nếu thành công trong các cuộc đàm phán FTA ba bên, sẽ tạo ra một trong những khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới.
Theo Chính phủ Nhật Bản, kim ngạch thương mại ba chiều đã đạt 514,9 tỷ USD trong năm 2011. Các nhà phân tích và ngoại giao hy vọng rằng khi đạt được mối quan hệ kinh tế-thương mại sâu sắc, sẽ làm giảm bớt những căng thẳng trong việc tranh chấp chủ quyền lãnh thổ.
Tổng Thư ký ASEAN, ông Surin Pitsuwan, cho biết các quốc gia này đang cố gắng đảm bảo vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đảo sẽ không cản trở tiến trình của các cuộc đàm phán thương mại. Ông nói: “Cần nỗ lực tách biệt hai vấn đề trao đổi thương mại và tranh chấp chủ quyền. Sự hội nhập về kinh tế cần phải đi trước bởi vì tất cả mọi người sẽ được hưởng lợi từ việc này.”
Theo Bộ Kinh tế, Công nghiệp và Thương mại Nhật Bản, trong năm 2011, xuất khẩu hàng hóa của Nhật Bản sang châu Âu và Mỹ đã giảm so với năm 2000, trong khi xuất khẩu sang Trung Quốc tăng gấp 3,4 lần và xuất khẩu sang Hàn Quốc tăng gấp 1,7 lần.
Các nhà phân tích cho rằng hiệp định FTA giữa Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc có thể là một yếu tố chính để hướng tới Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện khu vực (RCEP), cũng vừa được đưa ra ở Phnom Penh liên quan đến 16 nước châu Á-Thái Bình Dương. RCEP sẽ bao gồm tất cả 10 thành viên của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Australia và New Zealand./.
Vân Anh (TTXVN)