Phát biểu trong cuộc gặp với Chủ tịch Đảng Cộng sản Nhật Bản (JCP) đối lập Kazuo Shii ngày 31/3, Thủ tướng Naoto Kan nói Nhà máy điện Hạt nhân Fukushima số 1 đang gặp sự cố của Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) sẽ phải ngừng hoạt động, đồng thời khẳng định ông sẽ xem xét lại kế hoạch xây dựng thêm ít nhất 14 nhà máy điện hạt nhân trong giai đoạn 2010-2030 của nước này.
Theo kế hoạch năng lượng cơ bản được thông qua hồi tháng 6/2010, Chính phủ Nhật Bản sẽ coi năng lượng hạt nhân là “nguồn năng lượng chủ chốt của nước này trong trung và dài hạn” và đặt mục tiêu xây dựng ít nhất 14 nhà máy điện hạt nhân trong giai đoạn 2010-2030, trong đó có 9 nhà máy sẽ được hoàn thành trước năm 2020.
Cùng ngày, Thủ tướng Kan cho biết ông đang cân nhắc khả năng tách Cơ quan An toàn công nghiệp và hạt nhân quốc gia (NISA) ra khỏi Bộ Kinh tế, thương mại và công nghiệp Nhật Bản (METI).
Kế hoạch của Thủ tướng Kan được đưa ra trong bối cảnh Nhật Bản đang phải vật lộn với cuộc khủng hoảng hạt nhân tồi tệ nhất trong lịch sử nước này sau thảm họa động đất và sóng thần hôm 11/3. Sau thảm họa này, 4 trong 6 lò phản ứng tại Nhà máy Điện hạt nhân Fukushima I đã bị hỏng hệ thống làm mát và làm rò rỉ các chất phóng xạ ra không khí và vào nước biển.
Được thành lập trên cơ sở Cơ quan Năng lượng và tài nguyên thiên nhiên thuộc METI, NISA hiện chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn hạt nhân cho các nhà máy điện hạt nhân. Trong khi đó, Ủy ban An toàn hạt nhân của Nhật Bản thuộc Văn phòng Nội các có chức năng tái kiểm tra các biện pháp của NISA. Trên thực tế, ủy ban này hiếm khi có ý kiến về các vấn đề NISA đã quyết định./.
Theo kế hoạch năng lượng cơ bản được thông qua hồi tháng 6/2010, Chính phủ Nhật Bản sẽ coi năng lượng hạt nhân là “nguồn năng lượng chủ chốt của nước này trong trung và dài hạn” và đặt mục tiêu xây dựng ít nhất 14 nhà máy điện hạt nhân trong giai đoạn 2010-2030, trong đó có 9 nhà máy sẽ được hoàn thành trước năm 2020.
Cùng ngày, Thủ tướng Kan cho biết ông đang cân nhắc khả năng tách Cơ quan An toàn công nghiệp và hạt nhân quốc gia (NISA) ra khỏi Bộ Kinh tế, thương mại và công nghiệp Nhật Bản (METI).
Kế hoạch của Thủ tướng Kan được đưa ra trong bối cảnh Nhật Bản đang phải vật lộn với cuộc khủng hoảng hạt nhân tồi tệ nhất trong lịch sử nước này sau thảm họa động đất và sóng thần hôm 11/3. Sau thảm họa này, 4 trong 6 lò phản ứng tại Nhà máy Điện hạt nhân Fukushima I đã bị hỏng hệ thống làm mát và làm rò rỉ các chất phóng xạ ra không khí và vào nước biển.
Được thành lập trên cơ sở Cơ quan Năng lượng và tài nguyên thiên nhiên thuộc METI, NISA hiện chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn hạt nhân cho các nhà máy điện hạt nhân. Trong khi đó, Ủy ban An toàn hạt nhân của Nhật Bản thuộc Văn phòng Nội các có chức năng tái kiểm tra các biện pháp của NISA. Trên thực tế, ủy ban này hiếm khi có ý kiến về các vấn đề NISA đã quyết định./.
Thanh Tùng (TTXVN/Vietnam+)