Mặc dù các ngành chức năng đã đưa ra nhiều biện pháp bình ổn giá nhưng đến nay việc thực hiện vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
Trên thị trường nhiều hàng hóa thiết yếu đã có dấu hiệu tăng giá như gas tăng 3%, thép tăng 3%; giá sữa tăng từ 8 đến 10%...
Không những thế, còn có rất nhiều trường hợp lợi dụng việc giá điện, giá nước và giá xăng tăng cũng đua nhau tăng giá như thuốc tân dược chữa bệnh, giá sữa, dịch vụ ăn uống, nhà trọ, nhóm vật liệu xây dựng...
Ngành dịch vụ vận tải chịu tác động trực tiếp từ việc tăng giá xăng dầu cũng được nhiều chủ xe tận dụng mức tăng triệt để dù giá dầu đã giảm chút ít.
Qua khảo sát thị trường, nhiều ý kiến cho rằng việc giá các mặt hàng thiết yếu lên là đúng, vì giá nguyên nhiên liệu đầu vào như điện, nước, xăng được điều chỉnh theo giá thị trường nên đã tác động nhất định tới các dịch vụ ăn uống, nhưng không thể quá 5%. Những mặt hàng tăng giá từ 10-15% là vượt quá mức cần thiết và bất hợp lý.
Theo báo cáo của Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương), qua 5 ngày (kể từ 20/3) kiểm tra những doanh nghiệp lớn, đơn vị phân phối có tính chất chi phối hoạt động sản xuất, kinh doanh với một số mặt hàng thiết yếu như sắt thép, ximăng, phân bón, đường, sữa, tân dược, lực lượng chức năng đã phát hiện hàng loạt những sai phạm ở nhiều doanh nghiệp trên địa bàn.
Công ty cổ phần Dược Thái Bình Dương (phố Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Hà Nội) tại thời điểm kiểm tra, tất cả các mặt hàng tân dược chữa bệnh đang được bày bán đều không niêm yết giá. Bên cạnh đó, một số loại thuốc có chỉ dẫn rất mờ và nhỏ, không thể đọc được bằng mắt thường.
Tại Công ty cổ phần Thương mại Hiệp Hương (đường Phạm Hùng, huyện Từ Liêm, Hà Nội) cũng không thực hiện niêm yết giá đối với các mặt hàng thép đang kinh doanh có xuất xứ từ Trung Quốc, Malaysia, Singapore...
Ngoài ra, còn rất nhiều cửa hàng, đại lý không niêm yết giá theo quy định, nhiều loại hàng hóa không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc. Bên cạnh đó, hàng chục mặt hàng có dấu hiệu tăng giá bất hợp lý, một số đơn vị chỉ xuất hàng trên hóa đơn, song thực chất hàng hóa vẫn được “găm” trong kho để chờ thời cơ đẩy giá lên.
Để thị trường không xảy ra việc sốt hàng, tăng giá, các chuyên gia cho rằng, Nhà nước cần tăng cường khâu kiểm tra kiểm soát thị trường nhất là thị trường tự do. Hiện thị trường này các cơ quan chức năng chưa kiểm soát chặt chẽ, hàng hóa ở các chợ, các cửa hàng vẫn tự ý tăng giá.
Một số mặt hàng tiêu dùng thiết yếu trên thị trường như nông sản, lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, dầu ăn, đường, sữa vẫn có hiện tượng tăng giá bất thường.
Vì vậy, ngoài việc kiểm soát, bình ổn giá cả hàng hóa trong một thời gian dài, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp phân phối đầu tư dài hạn ngay từ khâu sản xuất và mở rộng mạng lưới bán hàng để hạ giá thành sản phẩm./.
Trên thị trường nhiều hàng hóa thiết yếu đã có dấu hiệu tăng giá như gas tăng 3%, thép tăng 3%; giá sữa tăng từ 8 đến 10%...
Không những thế, còn có rất nhiều trường hợp lợi dụng việc giá điện, giá nước và giá xăng tăng cũng đua nhau tăng giá như thuốc tân dược chữa bệnh, giá sữa, dịch vụ ăn uống, nhà trọ, nhóm vật liệu xây dựng...
Ngành dịch vụ vận tải chịu tác động trực tiếp từ việc tăng giá xăng dầu cũng được nhiều chủ xe tận dụng mức tăng triệt để dù giá dầu đã giảm chút ít.
Qua khảo sát thị trường, nhiều ý kiến cho rằng việc giá các mặt hàng thiết yếu lên là đúng, vì giá nguyên nhiên liệu đầu vào như điện, nước, xăng được điều chỉnh theo giá thị trường nên đã tác động nhất định tới các dịch vụ ăn uống, nhưng không thể quá 5%. Những mặt hàng tăng giá từ 10-15% là vượt quá mức cần thiết và bất hợp lý.
Theo báo cáo của Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương), qua 5 ngày (kể từ 20/3) kiểm tra những doanh nghiệp lớn, đơn vị phân phối có tính chất chi phối hoạt động sản xuất, kinh doanh với một số mặt hàng thiết yếu như sắt thép, ximăng, phân bón, đường, sữa, tân dược, lực lượng chức năng đã phát hiện hàng loạt những sai phạm ở nhiều doanh nghiệp trên địa bàn.
Công ty cổ phần Dược Thái Bình Dương (phố Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Hà Nội) tại thời điểm kiểm tra, tất cả các mặt hàng tân dược chữa bệnh đang được bày bán đều không niêm yết giá. Bên cạnh đó, một số loại thuốc có chỉ dẫn rất mờ và nhỏ, không thể đọc được bằng mắt thường.
Tại Công ty cổ phần Thương mại Hiệp Hương (đường Phạm Hùng, huyện Từ Liêm, Hà Nội) cũng không thực hiện niêm yết giá đối với các mặt hàng thép đang kinh doanh có xuất xứ từ Trung Quốc, Malaysia, Singapore...
Ngoài ra, còn rất nhiều cửa hàng, đại lý không niêm yết giá theo quy định, nhiều loại hàng hóa không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc. Bên cạnh đó, hàng chục mặt hàng có dấu hiệu tăng giá bất hợp lý, một số đơn vị chỉ xuất hàng trên hóa đơn, song thực chất hàng hóa vẫn được “găm” trong kho để chờ thời cơ đẩy giá lên.
Để thị trường không xảy ra việc sốt hàng, tăng giá, các chuyên gia cho rằng, Nhà nước cần tăng cường khâu kiểm tra kiểm soát thị trường nhất là thị trường tự do. Hiện thị trường này các cơ quan chức năng chưa kiểm soát chặt chẽ, hàng hóa ở các chợ, các cửa hàng vẫn tự ý tăng giá.
Một số mặt hàng tiêu dùng thiết yếu trên thị trường như nông sản, lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, dầu ăn, đường, sữa vẫn có hiện tượng tăng giá bất thường.
Vì vậy, ngoài việc kiểm soát, bình ổn giá cả hàng hóa trong một thời gian dài, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp phân phối đầu tư dài hạn ngay từ khâu sản xuất và mở rộng mạng lưới bán hàng để hạ giá thành sản phẩm./.
Uyên Hương (Vietnam+)