Theo Tổng giám đốc của một ngân hàng, những ngày qua bắt đầu diễn ra hiện tượng nhiều khách hàng mang USD đến bán rồi gửi lại đồng Việt Nam vào ngân hàng.
Theo nguồn tin từ một ngân hàng tại Hà Nội, sau khi có thông tin về việc cơ quan quản lý sẽ áp dụng hàng loạt biện pháp mạnh để cắt cơn sốt ngoại tệ, hầu hết các ngân hàng đều không còn hiện tượng găm giữ. Bên cạnh đó, lượng khách hàng đến bán USD cho ngân hàng tăng lên rõ rệt.
Ngày 2/3, Ngân hàng Nhà nước đã giảm tỷ giá liên ngân hàng xuống 20.663 đồng/USD, từ mức 20.668 đồng/USD của ngày 1/3.
Mức giảm 5 đồng/USD này đánh dấu tỷ giá liên ngân hàng ở mức thấp nhất kể từ ngày (11/2) khi Ngân hàng Nhà nước nâng tỷ giá liên ngân hàng lên 20.693 đồng/USD.
Như vậy, tỷ giá bình quân liên ngân hàng đã giảm thêm 50 đồng so với mức đỉnh cao nhất (20.713 đồng) được thiết lập hôm 12 và 14/2.
Còn tại thị trường tự do giá USD cũng liên tục giảm xuống trong những ngày vừa qua. Sáng 2/3, tỷ giá USD tự do tại Hà Nội không ngừng sụt giảm với tốc độ nhanh. Giá thu mua USD sau khi xuống dưới 21.760 đến 21.770 đồng một USD vào hôm qua, đầu ngày hôm nay đã để mất hơn 100 đồng, xuống còn 21.500-21.650 đồng, đặc biệt giá mua vào giảm tới hơn 200 đồng so với ngày 1/3.
Tập đoàn cân đối bán ngoại tệ cho ngân hàng
Thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ, ngày 24/2, Ngân hàng Nhà nước phát đi 7 giải pháp triển khai, trong đó yêu cầu tất cả tập đoàn, tổng công ty nhà nước bán ngoại tệ cho ngân hàng.
Đánh giá về chủ trương trên, ông Trương Văn Phước, Tổng giám đốc Eximbank cho rằng: "Thị trường sẽ được bổ sung một nguồn cung ngoại tệ khá lớn trong khi việc quản lý không phức tạp do số lượng đối tượng thực hiện không nhiều."
Ông Phước cho biết thêm, "với các biện pháp của Ngân hàng Nhà nước, tình trạng găm giữ ngoại tệ sẽ giảm bớt, nguồn cung ngoại tệ dồi dào hơn. Tôi tin thị trường ngoại hối sẽ sớm ổn định trở lại."
Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, hầu hết các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đều chấp hành tốt chỉ đạo này, các công ty con đang xem xét bán lại ngoại tệ cho ngân hàng.
Động thái này đã tác động mạnh tới thị trường tự do. Vì vậy, tỷ giá ngoài thị trường tự do giảm rất nhanh, giá đôla Mỹ ngày 2/3 còn khoảng 21.500-21.650 đồng.
Theo Thống đốc, về việc cho vay ngoại tệ, sẽ chuyển dần việc quan hệ vay mượn sang mua bán ngoại tệ. Những đối tượng tái tạo lại được ngoại tệ sẽ được xem xét cho vay, còn những đối tượng không tái tạo sẽ chuyển dần qua mua bán. Nhưng để giải quyết căn cơ vấn đề ngoại tệ của nền kinh tế thì cần phải cơ cấu lại nền kinh tế, tiến dần cân bằng xuất nhập khẩu, để có nguồn ngoại tệ dồi dào, cung lúc nào cũng lơn hơn cầu thì mọi việc sẽ trở nên quy củ. Nếu vẫn còn nhập siêu như hiện nay thì trong quá trình điều hành sẽ còn điều chỉnh.
Ngân hàng Nhà nước sẽ kiểm tra và xử lý nghiêm
Tại cuộc trao đổi với báo chí chiều 1/3, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu khẳng định: Ngân hàng Nhà nước chưa phát hiện ngân hàng nào găm giữ ngoại tệ như phản ánh của phương tiện thông tin đại chúng.
Thống đốc cho biết, trạng thái ngoại hối của các ngân hàng thương mại trước khi điều chỉnh tỷ giá, trạng thái ngoại tệ của toàn hệ thống dương 1,58%, sau khi điều chỉnh trạng thái âm 1,16%.
Tuy nhiên, Thống đốc cũng chia sẻ, "khi chúng ta đã tạo ra thị trường linh hoạt thì sẽ có mua bán nhiều hơn, đó là tất yếu. Trước thời điểm họp Chính phủ thì Vụ Quản lý ngoại hối báo cáo không xuất hiện ngân hàng găm giữ ngoại tệ vì trạng thái nhìn có thể biết ngay. Còn tình trạng đó có biến tướng như thế nào nữa hay không thì thời điểm này chúng tôi chưa phát hiện được."
Thống đốc cho biết thêm, hiện tại, một ngân hàng thương mại được mua và nắm giữ 30% vốn tự có bằng ngọai tệ, tức trạng thái dương cho phép cao nhất là 30%. Như vậy, ngân hàng có vốn 1.000 tỷ đồng thì có thể nắm giữ khoảng 15-20 triệu USD, còn ngân hàng nào có vốn tự có 10.000 tỷ đồng thì có thể giữ đến 300-400 triệu USD.
Tuy nhiên, Thống đốc cũng nhấn mạnh, nếu ngân hàng thương mại nào có hiện tượng găm giữ ngoại tệ, Ngân hàng Nhà nước sẽ kiểm tra và xử lý nghiêm./.
Theo nguồn tin từ một ngân hàng tại Hà Nội, sau khi có thông tin về việc cơ quan quản lý sẽ áp dụng hàng loạt biện pháp mạnh để cắt cơn sốt ngoại tệ, hầu hết các ngân hàng đều không còn hiện tượng găm giữ. Bên cạnh đó, lượng khách hàng đến bán USD cho ngân hàng tăng lên rõ rệt.
Ngày 2/3, Ngân hàng Nhà nước đã giảm tỷ giá liên ngân hàng xuống 20.663 đồng/USD, từ mức 20.668 đồng/USD của ngày 1/3.
Mức giảm 5 đồng/USD này đánh dấu tỷ giá liên ngân hàng ở mức thấp nhất kể từ ngày (11/2) khi Ngân hàng Nhà nước nâng tỷ giá liên ngân hàng lên 20.693 đồng/USD.
Như vậy, tỷ giá bình quân liên ngân hàng đã giảm thêm 50 đồng so với mức đỉnh cao nhất (20.713 đồng) được thiết lập hôm 12 và 14/2.
Còn tại thị trường tự do giá USD cũng liên tục giảm xuống trong những ngày vừa qua. Sáng 2/3, tỷ giá USD tự do tại Hà Nội không ngừng sụt giảm với tốc độ nhanh. Giá thu mua USD sau khi xuống dưới 21.760 đến 21.770 đồng một USD vào hôm qua, đầu ngày hôm nay đã để mất hơn 100 đồng, xuống còn 21.500-21.650 đồng, đặc biệt giá mua vào giảm tới hơn 200 đồng so với ngày 1/3.
Tập đoàn cân đối bán ngoại tệ cho ngân hàng
Thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ, ngày 24/2, Ngân hàng Nhà nước phát đi 7 giải pháp triển khai, trong đó yêu cầu tất cả tập đoàn, tổng công ty nhà nước bán ngoại tệ cho ngân hàng.
Đánh giá về chủ trương trên, ông Trương Văn Phước, Tổng giám đốc Eximbank cho rằng: "Thị trường sẽ được bổ sung một nguồn cung ngoại tệ khá lớn trong khi việc quản lý không phức tạp do số lượng đối tượng thực hiện không nhiều."
Ông Phước cho biết thêm, "với các biện pháp của Ngân hàng Nhà nước, tình trạng găm giữ ngoại tệ sẽ giảm bớt, nguồn cung ngoại tệ dồi dào hơn. Tôi tin thị trường ngoại hối sẽ sớm ổn định trở lại."
Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, hầu hết các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đều chấp hành tốt chỉ đạo này, các công ty con đang xem xét bán lại ngoại tệ cho ngân hàng.
Động thái này đã tác động mạnh tới thị trường tự do. Vì vậy, tỷ giá ngoài thị trường tự do giảm rất nhanh, giá đôla Mỹ ngày 2/3 còn khoảng 21.500-21.650 đồng.
Theo Thống đốc, về việc cho vay ngoại tệ, sẽ chuyển dần việc quan hệ vay mượn sang mua bán ngoại tệ. Những đối tượng tái tạo lại được ngoại tệ sẽ được xem xét cho vay, còn những đối tượng không tái tạo sẽ chuyển dần qua mua bán. Nhưng để giải quyết căn cơ vấn đề ngoại tệ của nền kinh tế thì cần phải cơ cấu lại nền kinh tế, tiến dần cân bằng xuất nhập khẩu, để có nguồn ngoại tệ dồi dào, cung lúc nào cũng lơn hơn cầu thì mọi việc sẽ trở nên quy củ. Nếu vẫn còn nhập siêu như hiện nay thì trong quá trình điều hành sẽ còn điều chỉnh.
Ngân hàng Nhà nước sẽ kiểm tra và xử lý nghiêm
Tại cuộc trao đổi với báo chí chiều 1/3, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu khẳng định: Ngân hàng Nhà nước chưa phát hiện ngân hàng nào găm giữ ngoại tệ như phản ánh của phương tiện thông tin đại chúng.
Thống đốc cho biết, trạng thái ngoại hối của các ngân hàng thương mại trước khi điều chỉnh tỷ giá, trạng thái ngoại tệ của toàn hệ thống dương 1,58%, sau khi điều chỉnh trạng thái âm 1,16%.
Tuy nhiên, Thống đốc cũng chia sẻ, "khi chúng ta đã tạo ra thị trường linh hoạt thì sẽ có mua bán nhiều hơn, đó là tất yếu. Trước thời điểm họp Chính phủ thì Vụ Quản lý ngoại hối báo cáo không xuất hiện ngân hàng găm giữ ngoại tệ vì trạng thái nhìn có thể biết ngay. Còn tình trạng đó có biến tướng như thế nào nữa hay không thì thời điểm này chúng tôi chưa phát hiện được."
Thống đốc cho biết thêm, hiện tại, một ngân hàng thương mại được mua và nắm giữ 30% vốn tự có bằng ngọai tệ, tức trạng thái dương cho phép cao nhất là 30%. Như vậy, ngân hàng có vốn 1.000 tỷ đồng thì có thể nắm giữ khoảng 15-20 triệu USD, còn ngân hàng nào có vốn tự có 10.000 tỷ đồng thì có thể giữ đến 300-400 triệu USD.
Tuy nhiên, Thống đốc cũng nhấn mạnh, nếu ngân hàng thương mại nào có hiện tượng găm giữ ngoại tệ, Ngân hàng Nhà nước sẽ kiểm tra và xử lý nghiêm./.
Minh Thúy (Vietnam+)