Nhiều nước bị ảnh hưởng lớn từ nguồn tài chính bất hợp pháp

Nguồn tài chính được tuồn bất hợp pháp ra ngoài lãnh thổ của những nước đang phát triển lên tới 946,7 tỷ USD trong năm 2011.

Gần 1.000 tỷ USD được tuồn bất hợp pháp ra ngoài lãnh thổ của những nước đang phát triển trong năm 2011. Tại các nước châu Phi cận Sahara , nguồn "tài chính đen" này chiếm 5,7 % GDP.

Theo một báo cáo mới nhất của Global Financial Integrity (GFI- một tổ chức phi chính phủ, có trụ sở tại Washington), nguồn tài chính bất hơp pháp nói trên lên tới 946,7 tỷ USD trong năm 2011, tăng 13,7 % so với 832,4 tỷ USD năm 2010 và 250% năm 2002. Nghiên cứu của GFI ước tính rằng những nước đang phát triển đã mất tổng cộng 5.900 tỷ USD từ năm 2002 đến 2011.

Raymond Baker , chủ tịch của GFI cho biết: "Các công ty ma đã tận dụng các "thiên đường thuế" và kỹ thuật rửa tiền dựa trên thương mại, thu hút gần 1.000 tỷ USD của các nước nghèo nhất thế giới trong năm 2011 vào thời điểm các quốc gia giàu cũng như nghèo phấn đấu để kích thích tăng trưởng kinh tế.

GFI tuyên bố nếu phương Tây bơm tiền vào châu Phi thông qua FDI, nhập khẩu và viện trợ, châu lục này là chủ nợ ròng so với phần còn lại của thế giới sau các dòng chảy tài chính bất hợp pháp.

Châu Phi cận Sahara là khu vực bị ảnh hưởng nặng nề từ nguồn tài chính bất hợp pháp nói trên, nếu tính tỷ lệ so với GDP. Đối với hầu hết các nước Châu Phi, dòng chảy bất hợp pháp tính bình quân trên 4 % GDP.

Tại châu lục, Nigeria nằm trong số những "học sinh kém nhất", đứng thứ 10 trên toàn thế giới về sự rò rỉ tài chính trung bình hàng năm, tiếp theo là Nam Phi, đứng thứ 13. Trong số 50 quốc gia xếp hàng đầu thế giới, 9 nước châu Phi.

Trong thập kỷ qua, sự gia tăng của luồng vốn bất hợp pháp đã vượt xa so mức tăng trưởng GDP. Ngoài ra, số tiền rò rỉ trong năm 2011 cao hơn khoảng 10 lần so với viện trợ phát triển (ODA) ròng được cấp cùng năm tại 150 quốc gia được đánh giá. Điều này có nghĩa rằng mỗi USD viện trợ vào một nước đang phát triển, 10 USD được tuồn bất hợp pháp ra ngoài.

Khu vực MENA (Trung Đông và Bắc Phi) ghi nhận mức gia tăng lớn nhất của các dòng tài chính bất hợp pháp (31,5% mỗi năm), tiếp theo là châu Phi cận Sahara (19,8 %). Châu Á là khu vực được ghi nhận là nơi của những dòng chảy bất hợp pháp nhiều nhất: 39,6 % trong tổng số những nước đang phát triển.

Dev Kar, đứng đầu nhóm chuyên gia kinh tế tại GFI nói: "Những ước tính theo phương pháp mới của chúng tôi có thể còn đánh giá thấp hơn nhiều so với thực tế", trong khi nêu rõ các giao dịch tiền mặt có thể không được đưa vào tài khoản và "Điều này có nghĩa rằng có rất nhiều thu nhập từ buôn bán ma túy, buôn bán người và các hoạt động tội phạm khác, thường được trả bằng tiền mặt , không được đủa vào trong các ước tính."

Brian LeBlanc, đồng tác giả của báo cáo nói trên cho biết: "Dòng chảy tiền bất hợp pháp có tác động lớn vào việc phát triển nền kinh tế. Các khoản mất lẽ ra có thể được đầu tư vào các doanh nghiệp địa phương, y tế, giáo dục, cơ sở hạ tầng."

Chuyên gia Dev Kar cho rằng hạn chế những dòng chảy tài chính này phải là một ưu tiên đối với các nhà lãnh đạo châu Phi cũng như phương Tây vì họ lôi kéo và do quản lý và môi trường kinh doanh kém dẫn đến cản trở sự tăng trưởng kinh tế.

Ông nói: "Những nỗ lực của Liên minh châu Phi và Uỷ ban kinh tế châu Phi của Liên Hợp Quốc - đã lập ra nhóm chuyên viên cấp cao (HLPG) chống lại các dòng tài chính bất hợp pháp dưới sự chủ trì của cựu Tổng thống Nam Phi Thabo Mbeki - là rất quan trọng cho sự thịnh vượng của châu lục về dài hạn. Nhưng các cường quốc phương Tây và chính bản thân các nước châu Phi có nhiều việc phải làm để giải quyết thực sự vấn đề."

Trong số các giải pháp được đề xuất, GFI khuyến nghị đặc biệt yêu cầu về báo cáo cả các quốc gia, doanh thu, lợi nhuận, số lượng nhân viên và nộp thuế của tất cả các tập đoàn đa quốc gia và các dịch vụ hải quan cần được cải cách để phát hiện và ngăn chặn tốt hơn việc gian lận trong các giao dịch thương mại. Tổ chức này còn đề nghị giải quyết các vấn đề do các công ty vô hình cũng như các công ty đầu tư đặt ra như yêu cầu xác nhận quyền sở hữu thực của tất cả các tài khoản ngân hàng và công ty chứng khoán và bằng cách cung cấp thông tin về chủ sở hữu của tất cả các công ty được công bố, có tên trong hồ sơ Nhà nước ./.

Các nước châu Phi bị ảnh hưởng nhiều nhất từ nguồn tài chính bất hợp pháp nhất từ 2002 đến 2011 (tính trung bình hàng năm bằng USD)
1. Nigeria (thứ 10 trên thế giới): 14,2 tỷ
2 . Nam Phi (13): 10,1 tỷ
3 . Ai Cập (26): 3,6 tỷ
4 . Sudan (30): 2,6 tỷ
5 . Cote d' Ivoire (37): 2,3 tỷ
6 . Ethiopia (39) : 2 tỷ
7 . Zambia (41) : 1,9 tỷ
8 . Togo (42) : 1,8 tỷ
9 . Algeria (50): 1,5 tỷ
10. Congo (52): 1,5 tỷ

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục