Trong nỗ lực giảm thâm hụt ngân sách và giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công đang có nguy cơ nhấn chìm nhiều nền kinh tế châu Âu, ngày 28/6, một loạt nước thuộc Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) tuyên bố thực hiện các biện pháp "thắt lưng buộc bụng," thậm chí khắc khổ để thoát khỏi thời kỳ khó khăn này.
Chính phủ Bồ Đào Nha thông báo sẽ thực hiện các mục tiêu "ngân sách khắc khổ" nhiều hơn mức cam kết từng đưa ra để nhận được gói cứu trợ từ Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Thủ tướng Pedro Passos Coelho cho biết chính phủ sẽ tạm hoãn dự án xây dựng tuyến đường sắt cao tốc nối từ Lisbon (Bồ Đào Nha) sang Madrid (Tây Ban Nha), dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2013, nhằm tiết kiệm 3,3 tỷ euro cho ngân sách. Đây là một phần trong chương trình bốn năm phát triển cơ sở hạ tầng của chính phủ đã trình quốc hội để thông qua.
Theo ông Pedro Passos Coelho, chính phủ vẫn cam kết thực hiện đầy đủ các biện pháp như đã thỏa thuận với IMF và EU để nhận được khoản cứu trợ trị giá 78 tỷ euro, song tham vọng sửa đổi chính sách phát triển kinh tế là nhằm đối phó với những rủi ro cả từ trong nước lẫn từ bên ngoài.
Dự kiến kế hoạch trên sẽ được cơ quan lập pháp Bồ Đào Nha thảo luận và thông qua trong hai ngày 30/6 và 1/7 tới.
Cũng trong nỗ lực nhằm kiểm soát mức thâm hụt ngân sách đang gia tăng lên mức báo động, Tây Ban Nha tuyên bố sẽ áp đặt cơ chế chi tiêu đối với các cơ quan chính quyền địa phương.
Thủ tướng Jose Luis Rodriguez Zapatero cho biết biện pháp chính thức có hiệu lực từ đầu tháng Bảy tới, tương tự với cơ chế hạn chế chi tiêu đã được áp dụng ở cấp trung ương. Đây là biện pháp cần thiết nhằm đảm bảo ổn định tài chính trong giai đoạn trung hạn.
Theo số liệu thống kê, tổng nợ của các cơ quan chính quyền địa phương Tây Ban Nha đã lên tới 121 tỷ euro, con số có thể phá vỡ chỉ tiêu của chính phủ nhằm cắt giảm thâm hụt ngân sách từ mức hơn 9,2% GDP trong năm 2010 xuống còn 6% GDP trong năm nay và đạt mức trần 3% theo quy định của EU trong năm 2013.
Cùng ngày, phát biểu trước báo giới trước cuộc họp với Thủ tướng Silvio Berlusconi, Bộ trưởng Kinh tế Italy Giulio Tremonti cũng kêu gọi nước này thực hiện các biện pháp "thắt lưng buộc bụng" trong bối cảnh Chính phủ chuẩn bị công bố các biện pháp thắt chặt ngân sách trị giá 40 tỷ euro (57 tỷ USD).
Theo ông Tremonti, gói các biện pháp khắc khổ này có lợi cho chính người dân Italy, đồng thời giúp giảm thâm hụt ngân sách công của Italy từ mức 4,6% GDP trong năm 2010 xuống còn 0,2% GDP vào năm 2014.
Trong lúc này, diễn biến tại Hy Lạp, quốc gia đang đứng trước nguy cơ vỡ nợ, vẫn hết sức phức tạp. Ngày 28/6, hàng chục nghìn người tại hai thành phố lớn Athens và Salonique đã đổ xuống đường biểu tình phản đối kế hoạch khắc khổ của chính phủ đang được quốc hội xem xét, mở đầu cho cuộc tổng đình công kéo dài 48 giờ đồng hồ.
Trước trụ sở quốc hội, người biểu tình giương cao các khẩu hiệu đòi cơ quan lập pháp này không thông qua dự luật về các biện pháp "thắt lưng buộc bụng" của chính phủ. Mặc dù chính quyền đã triển khai một lực lượng lớn cảnh sát tại trung tâm thủ đô đề phòng bạo động, các nhóm thanh niên cực đoan vẫn ném bom xăng vào nhau, gây rối loạn trên nhiều đường phố. Giao thông công cộng tại Athens bị tê liệt hoàn toàn, nhiều chuyến bay phải hủy bỏ, điện bị cắt.
Sáng 29/6, nữ Tổng Giám đốc đầu tiên của IMF Christine Lagarde đã kêu gọi Hy Lạp thể hiện tình đoàn kết dân tộc ủng hộ các biện pháp khắc khổ của chính phủ nhằm đưa đất nước vượt qua khó khăn hiện nay./.
Chính phủ Bồ Đào Nha thông báo sẽ thực hiện các mục tiêu "ngân sách khắc khổ" nhiều hơn mức cam kết từng đưa ra để nhận được gói cứu trợ từ Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Thủ tướng Pedro Passos Coelho cho biết chính phủ sẽ tạm hoãn dự án xây dựng tuyến đường sắt cao tốc nối từ Lisbon (Bồ Đào Nha) sang Madrid (Tây Ban Nha), dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2013, nhằm tiết kiệm 3,3 tỷ euro cho ngân sách. Đây là một phần trong chương trình bốn năm phát triển cơ sở hạ tầng của chính phủ đã trình quốc hội để thông qua.
Theo ông Pedro Passos Coelho, chính phủ vẫn cam kết thực hiện đầy đủ các biện pháp như đã thỏa thuận với IMF và EU để nhận được khoản cứu trợ trị giá 78 tỷ euro, song tham vọng sửa đổi chính sách phát triển kinh tế là nhằm đối phó với những rủi ro cả từ trong nước lẫn từ bên ngoài.
Dự kiến kế hoạch trên sẽ được cơ quan lập pháp Bồ Đào Nha thảo luận và thông qua trong hai ngày 30/6 và 1/7 tới.
Cũng trong nỗ lực nhằm kiểm soát mức thâm hụt ngân sách đang gia tăng lên mức báo động, Tây Ban Nha tuyên bố sẽ áp đặt cơ chế chi tiêu đối với các cơ quan chính quyền địa phương.
Thủ tướng Jose Luis Rodriguez Zapatero cho biết biện pháp chính thức có hiệu lực từ đầu tháng Bảy tới, tương tự với cơ chế hạn chế chi tiêu đã được áp dụng ở cấp trung ương. Đây là biện pháp cần thiết nhằm đảm bảo ổn định tài chính trong giai đoạn trung hạn.
Theo số liệu thống kê, tổng nợ của các cơ quan chính quyền địa phương Tây Ban Nha đã lên tới 121 tỷ euro, con số có thể phá vỡ chỉ tiêu của chính phủ nhằm cắt giảm thâm hụt ngân sách từ mức hơn 9,2% GDP trong năm 2010 xuống còn 6% GDP trong năm nay và đạt mức trần 3% theo quy định của EU trong năm 2013.
Cùng ngày, phát biểu trước báo giới trước cuộc họp với Thủ tướng Silvio Berlusconi, Bộ trưởng Kinh tế Italy Giulio Tremonti cũng kêu gọi nước này thực hiện các biện pháp "thắt lưng buộc bụng" trong bối cảnh Chính phủ chuẩn bị công bố các biện pháp thắt chặt ngân sách trị giá 40 tỷ euro (57 tỷ USD).
Theo ông Tremonti, gói các biện pháp khắc khổ này có lợi cho chính người dân Italy, đồng thời giúp giảm thâm hụt ngân sách công của Italy từ mức 4,6% GDP trong năm 2010 xuống còn 0,2% GDP vào năm 2014.
Trong lúc này, diễn biến tại Hy Lạp, quốc gia đang đứng trước nguy cơ vỡ nợ, vẫn hết sức phức tạp. Ngày 28/6, hàng chục nghìn người tại hai thành phố lớn Athens và Salonique đã đổ xuống đường biểu tình phản đối kế hoạch khắc khổ của chính phủ đang được quốc hội xem xét, mở đầu cho cuộc tổng đình công kéo dài 48 giờ đồng hồ.
Trước trụ sở quốc hội, người biểu tình giương cao các khẩu hiệu đòi cơ quan lập pháp này không thông qua dự luật về các biện pháp "thắt lưng buộc bụng" của chính phủ. Mặc dù chính quyền đã triển khai một lực lượng lớn cảnh sát tại trung tâm thủ đô đề phòng bạo động, các nhóm thanh niên cực đoan vẫn ném bom xăng vào nhau, gây rối loạn trên nhiều đường phố. Giao thông công cộng tại Athens bị tê liệt hoàn toàn, nhiều chuyến bay phải hủy bỏ, điện bị cắt.
Sáng 29/6, nữ Tổng Giám đốc đầu tiên của IMF Christine Lagarde đã kêu gọi Hy Lạp thể hiện tình đoàn kết dân tộc ủng hộ các biện pháp khắc khổ của chính phủ nhằm đưa đất nước vượt qua khó khăn hiện nay./.
(TTXVN/Vietnam+)