Ngày 24/4, các quan chức Mỹ, Hàn Quốc, Brazil và nhiều nước khác đã kêu gọi các thành viên Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) có hành động để đạt được tiến triển trong việc điều chỉnh lại cơ cấu bỏ phiếu trong tổ chức này.
Các nước giàu nhất nắm quyền kiểm soát việc ra quyết định trong IMF kể từ khi Quỹ được thành lập năm 1944. Tuy nhiên, quyền bỏ phiếu vẫn không thay đổi nhiều trong những thập kỷ gần đây, cho dù các nền kinh tế ở châu Á và Mỹ Latinh đã có sự tăng trưởng nhanh chóng.
Tại các cuộc họp của IMF đầu năm 2008, ban điều hành tổ chức đã chấp thuận kế hoạch với những thay đổi lớn trong hệ thống bỏ phiếu. Tháng 10/2009, nhóm nước G-20 đã ủng hộ đề xuất cơ cấu lại 5% số phiếu bầu của IMF từ các nước giàu nhất sang các nền kinh tế mới nổi, như Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc - và các nước đang phát triển.
Kế hoạch này cần có sự chấp thuận của 112 nước, đại diện 85% tổng số phiếu bầu. Tuy nhiên, tính đến thời điểm tháng 3 năm nay, mới chỉ có 65 nước, đại diện cho 70% số phiếu bầu, chấp nhận.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner nói: "Mục tiêu là nhằm đạt được một cơ cấu đại diện chính đáng dựa trên sức mạnh kinh tế của các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, hệ thống hạn ngạch hiện tại đã không đạt được mục tiêu này."
Đại diện 9 nước khu vực Mỹ Latinh và Caribe, Bộ trưởng Tài chính Brazil Guido Mantega nói: "Tính hợp lý là vấn đề số một trong chương trình nghị sự của tổ chức. Đây đáng lẽ phải là bài học cốt lõi từ cuộc khủng hoảng."
Bộ trưởng Chiến lược và Tài chính Hàn Quốc Yoon Jeung-Hyun, đại diện 13 nước châu Á và Thái Bình Dương, cho rằng việc lựa chọn các quan chức cao cấp của IMF dựa trên quốc tịch đã làm "tổn hại tính hợp pháp trong việc bổ nhiệm và đặt ra vấn đề về sự sẵn sàng hiện đại hóa của Quỹ."
IMF đã tăng khả năng cho vay của mình kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế bắt đầu năm 2007. Quỹ này đã cho Latvia vay 2 tỉ USD và Hungary vay 16 tỉ USD trong năm 2008 và hiện được dự báo sẽ cho Hy Lạp vay tới 20 tỉ USD để Athens đối phó với cuộc khủng hoảng nợ hiện nay.
Cũng trong ngày 24/4, các quan chức của Canada, Nhật Bản và Mỹ đã cùng Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Robert Zoellick kêu gọi gia tăng mạnh viện trợ nước ngoài - hiện ở mức dưới 300 triệu USD mỗi năm - để đối phó với tình trạng thiếu dinh dưỡng.
Theo các quan chức này, nạn đói cướp đi sinh mạng của 3 triệu bà mẹ và trẻ em mỗi năm./.
Các nước giàu nhất nắm quyền kiểm soát việc ra quyết định trong IMF kể từ khi Quỹ được thành lập năm 1944. Tuy nhiên, quyền bỏ phiếu vẫn không thay đổi nhiều trong những thập kỷ gần đây, cho dù các nền kinh tế ở châu Á và Mỹ Latinh đã có sự tăng trưởng nhanh chóng.
Tại các cuộc họp của IMF đầu năm 2008, ban điều hành tổ chức đã chấp thuận kế hoạch với những thay đổi lớn trong hệ thống bỏ phiếu. Tháng 10/2009, nhóm nước G-20 đã ủng hộ đề xuất cơ cấu lại 5% số phiếu bầu của IMF từ các nước giàu nhất sang các nền kinh tế mới nổi, như Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc - và các nước đang phát triển.
Kế hoạch này cần có sự chấp thuận của 112 nước, đại diện 85% tổng số phiếu bầu. Tuy nhiên, tính đến thời điểm tháng 3 năm nay, mới chỉ có 65 nước, đại diện cho 70% số phiếu bầu, chấp nhận.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner nói: "Mục tiêu là nhằm đạt được một cơ cấu đại diện chính đáng dựa trên sức mạnh kinh tế của các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, hệ thống hạn ngạch hiện tại đã không đạt được mục tiêu này."
Đại diện 9 nước khu vực Mỹ Latinh và Caribe, Bộ trưởng Tài chính Brazil Guido Mantega nói: "Tính hợp lý là vấn đề số một trong chương trình nghị sự của tổ chức. Đây đáng lẽ phải là bài học cốt lõi từ cuộc khủng hoảng."
Bộ trưởng Chiến lược và Tài chính Hàn Quốc Yoon Jeung-Hyun, đại diện 13 nước châu Á và Thái Bình Dương, cho rằng việc lựa chọn các quan chức cao cấp của IMF dựa trên quốc tịch đã làm "tổn hại tính hợp pháp trong việc bổ nhiệm và đặt ra vấn đề về sự sẵn sàng hiện đại hóa của Quỹ."
IMF đã tăng khả năng cho vay của mình kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế bắt đầu năm 2007. Quỹ này đã cho Latvia vay 2 tỉ USD và Hungary vay 16 tỉ USD trong năm 2008 và hiện được dự báo sẽ cho Hy Lạp vay tới 20 tỉ USD để Athens đối phó với cuộc khủng hoảng nợ hiện nay.
Cũng trong ngày 24/4, các quan chức của Canada, Nhật Bản và Mỹ đã cùng Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Robert Zoellick kêu gọi gia tăng mạnh viện trợ nước ngoài - hiện ở mức dưới 300 triệu USD mỗi năm - để đối phó với tình trạng thiếu dinh dưỡng.
Theo các quan chức này, nạn đói cướp đi sinh mạng của 3 triệu bà mẹ và trẻ em mỗi năm./.
(TTXVN/Vietnam+)