Các doanh nghiệp khi đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, trong khu vực sáu tỉnh Bắc Trung Bộ (từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên-Huế) sẽ được áp dụng nhiều chính sách ưu đãi.
Cụ thể, những dự án thuộc danh mục đặc biệt ưu đãi được miễn tiền sử dụng đất, hỗ trợ 50-100% phí đào tạo nghề cho lao động, hỗ trợ 50-70% chi phí quảng cáo và phát triển thị trường cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ và hỗ trợ 50% chi phí vận chuyển hàng hóa. Các dự án thuộc danh mục ưu đãi và khuyến khích được giảm 50-70% tiền sử dụng đất, phí đào tạo nghề, chi phí quảng cáo…
Thông tin này được Bộ Trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát khẳng định tại diễn đàn “Xúc tiến đầu tư vào nông nghiệp nông thôn khu vực Bắc Trung Bộ" diễn ra ngày 6/12, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức.
Bộ trưởng Cao Đức Phát nhấn mạnh, khu vực Bắc Trung Bộ có tiềm năng to lớn trong đầu tư nông nghiệp như khai thác, nuôi trồng thủy hải sản, bởi nơi đây có bờ biển dài 670km, 23 cửa sông và nhiều đầm phá; có trên 1,6 triệu ha đất rừng, thuận lợi cho phát triển, kinh doanh nghề rừng.
Bên cạnh đó, khu vực này có lợi thế về đường giao thông cả về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không, thuận lợi cho việc giao thương hàng hóa; lực lượng lao động dồi dào.
Tuy nhiên khó khăn nhất của khu vực này là thường xuyên bị ảnh hưởng của thiên tai, lũ lụt, nhưng có thể khắc phục bằng cách áp dụng các công nghệ khoa học kỹ thuật cao, nuôi, trồng các loại cây con phù hợp với thời tiết, khí hậu và chịu được mưa, bão.
Trong thời gian vừa qua, các doanh nghiệp còn e dè đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp ở khu vực Bắc Trung Bộ do tính rủi ro còn cao bởi thường xuyên bị ảnh hưởng của mưa bão, gió Lào. Tuy nhiên, đại diện tập đoàn cao su Việt Nam đã khẳng định trồng cao su ở khu vự này vẫn có độ an toàn cao. Gần 10 năm qua, chỉ có ít diện tích cao su bị đổ gãy do mưa bão.
Trong giai đoạn 2011-2020 các tỉnh trong khu vực này kêu gọi các doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư vào phát triển cây cao su, chăn nuôi trâu bò theo hướng trang trại, có kiểm soát dịch bệnh chặt chẽ, nuôi trồng thủy hải sản trên vùng triều, vùng đất cát ven biển và phát triển công nghiệp chế biến thủy hải sản; phấn đấu đến năm 2020 toàn vùng có 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới./.
Cụ thể, những dự án thuộc danh mục đặc biệt ưu đãi được miễn tiền sử dụng đất, hỗ trợ 50-100% phí đào tạo nghề cho lao động, hỗ trợ 50-70% chi phí quảng cáo và phát triển thị trường cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ và hỗ trợ 50% chi phí vận chuyển hàng hóa. Các dự án thuộc danh mục ưu đãi và khuyến khích được giảm 50-70% tiền sử dụng đất, phí đào tạo nghề, chi phí quảng cáo…
Thông tin này được Bộ Trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát khẳng định tại diễn đàn “Xúc tiến đầu tư vào nông nghiệp nông thôn khu vực Bắc Trung Bộ" diễn ra ngày 6/12, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức.
Bộ trưởng Cao Đức Phát nhấn mạnh, khu vực Bắc Trung Bộ có tiềm năng to lớn trong đầu tư nông nghiệp như khai thác, nuôi trồng thủy hải sản, bởi nơi đây có bờ biển dài 670km, 23 cửa sông và nhiều đầm phá; có trên 1,6 triệu ha đất rừng, thuận lợi cho phát triển, kinh doanh nghề rừng.
Bên cạnh đó, khu vực này có lợi thế về đường giao thông cả về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không, thuận lợi cho việc giao thương hàng hóa; lực lượng lao động dồi dào.
Tuy nhiên khó khăn nhất của khu vực này là thường xuyên bị ảnh hưởng của thiên tai, lũ lụt, nhưng có thể khắc phục bằng cách áp dụng các công nghệ khoa học kỹ thuật cao, nuôi, trồng các loại cây con phù hợp với thời tiết, khí hậu và chịu được mưa, bão.
Trong thời gian vừa qua, các doanh nghiệp còn e dè đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp ở khu vực Bắc Trung Bộ do tính rủi ro còn cao bởi thường xuyên bị ảnh hưởng của mưa bão, gió Lào. Tuy nhiên, đại diện tập đoàn cao su Việt Nam đã khẳng định trồng cao su ở khu vự này vẫn có độ an toàn cao. Gần 10 năm qua, chỉ có ít diện tích cao su bị đổ gãy do mưa bão.
Trong giai đoạn 2011-2020 các tỉnh trong khu vực này kêu gọi các doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư vào phát triển cây cao su, chăn nuôi trâu bò theo hướng trang trại, có kiểm soát dịch bệnh chặt chẽ, nuôi trồng thủy hải sản trên vùng triều, vùng đất cát ven biển và phát triển công nghiệp chế biến thủy hải sản; phấn đấu đến năm 2020 toàn vùng có 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới./.
Trịnh Duy Hưng (TTXVN/Vietnam+)