Vấn đề bản quyền truyền hình đang khiến người hâm mộ bóng đá cả nước xôn xao trong thời gian qua, nhất là khi mùa giải Super League 2012 đang đến gần. Điểm lại quá trình phát triển của truyền hình tại Việt Nam, có thể thấy chuyện độc quyền phát sóng các giải đấu bóng đá dường như đã trở thành một xu thế tất yếu, và gần như tất cả các đơn vị truyền hình lớn trong cả nước đều đã từng độc quyền phát sóng các giải bóng đá lớn được người hâm mộ cả nước quan tâm.
Đi tiên phong trong việc mua độc quyền phát sóng trực tiếp các giải đấu thể thao lớn là công ty FPT. Sau một cuộc đấu thầu tại Thụy Sỹ, nơi đặt trụ sở chính của IN FRONT, Công ty được FIFA chỉ định giữ bản quyền World Cup trên toàn thế giới, FPT đã giành được độc quyền phân phối tín hiệu trực tiếp World Cup 2006 trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Sau đó, FPT ký hợp đồng chuyển nhượng bản quyền phát sóng World Cup 2006 cho VTV và HTV (TP.HCM) với giá 3 triệu USD (VTV trả 2,1 triệu USD, HTV trả số còn lại). Chậm chân hơn, VTC vào cuộc sau và đành phải mua lại bản quyền truyền hình trực tiếp World Cup 2006 với mức giá cao hơn hẳn.
Sau World Cup 2006, rút kinh nghiệm từ lần chậm chân trước, VTC sớm thực hiện việc thương thảo với các đối tác nên đã giành được hợp đồng độc quyền sản xuất tín hiệu và phát sóng trực tiếp Asian Cup 2007 mà Việt Nam là đồng chủ nhà. Khi đó, VTV đã phải "muối mặt" tiếp sóng có logo cũng như giọng bình luận của bình luận viên VTC.
Đến tháng 6/2007, VTC lại giành được hợp đồng độc quyền phát sóng giải Ngoại hạng Anh ở Việt Nam trong 3 mùa bóng liên tiếp, kể từ mùa bóng 2007-2008 đến mùa bóng 2009-2010 với đối tác ESPN và Star Sport với mức giá được công bố là 1,2 triệu USD. Để đối phó lại, VTV đã phải thương thảo thêm với ESPN và Star Sport để được phép lồng phần bình luận tiếng Việt vào các trận đấu của Premier League được phát trên các kênh này.
Trong nỗ lực nhằm lấy lại vị thế của mình, VTV đã giành được độc quyền phát sóng trực tiếp một số các sự kiện thể thao lớn như AFF Cup 2008, vòng loại Olympic Bắc Kinh 2008, EURO 2008.
Tiếp đó, được sự đồng ý của Bộ Thông tin & Truyền thông, VTV đã đại diện cho truyền hình Việt Nam mua độc quyền bản quyền truyền hình trực tiếp AFF Cup 2010 từ công ty Dentsu Alpha để phát sóng miễn phí trên các kênh quảng bá của các đài truyền hình trong cả nước.
Ra đời sau nhưng năm ngoái Công ty truyền hình số vệ tinh Việt Nam (VSTV) đã gây xôn xao dư luận khi bất ngờ tuyên bố độc quyền phát sóng toàn bộ các trận đấu của các giải đấu Premier League, La Liga và Serie A kể từ mùa bóng 2010-2011 trên các kênh K+1, K+NS và K+PC.
Cho dù bị dư luận và các nhà đài phản đối kịch liệt nhưng rồi cuối cùng K+ vẫn giữ độc quyền các trận đấu diễn ra vào ngày Chủ nhật của Premier League, trong khi các đài lớn như HTV (Hà Nội), HTV (TP.HCM), VCTV, VTC đành phải hài lòng với gói truyền hình trực tiếp không độc quyền (các trận đấu diễn ra vào các ngày khác trong tuần trừ Chủ nhật).
Còn trong năm nay, Công ty cổ phần Nghe nhìn Toàn cầu AVG đã ký với Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) hợp đồng độc quyền các giải bóng đá do VFF tổ chức trong vòng 20 năm, bắt đầu từ V-League 2011. Trong mùa giải 2011, AVG cũng đã chủ động chia sẻ sóng sạch cho các đài VTV, VTC cũng như các đài địa phương.
Nhưng mọi chuyện lại nóng lên một cách đột ngột khi VPF ra đời, chịu trách nhiệm tổ chức giải hạng Nhất và giải Ngoại hạng (thay cho V-League trước đây). Trong trận tranh Siêu Cúp quốc gia mới đây, báo Tiền phong, đơn vị tổ chức trận tranh Siêu Cúp cùng với VFF, đã cho phép cả VTV vào ghi hình phát sóng, gây nên tranh cãi với AVG.
Sau đó, đại diện của VPF tuyên bố muốn xem xét lại hợp đồng độc quyền mà VFF ký với AVG trước đây.
Ngày 28/12, trong cuộc họp giữa AVG và VFF, AVG giữ quan điểm AVG chỉ xem xét việc thay đổi hợp đồng khi và chỉ khi VFF vẫn là đơn vị nắm bản quyền truyền hình như trong điều lệ của VFF và trong hợp đồng giữa AVG và VFF. Chỉ sau khi AVG và VFF cùng nhất trí bằng văn bản về việc VPF tiếp nhận một số quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng thì VPF mới được tham gia đàm phán./.
Đi tiên phong trong việc mua độc quyền phát sóng trực tiếp các giải đấu thể thao lớn là công ty FPT. Sau một cuộc đấu thầu tại Thụy Sỹ, nơi đặt trụ sở chính của IN FRONT, Công ty được FIFA chỉ định giữ bản quyền World Cup trên toàn thế giới, FPT đã giành được độc quyền phân phối tín hiệu trực tiếp World Cup 2006 trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Sau đó, FPT ký hợp đồng chuyển nhượng bản quyền phát sóng World Cup 2006 cho VTV và HTV (TP.HCM) với giá 3 triệu USD (VTV trả 2,1 triệu USD, HTV trả số còn lại). Chậm chân hơn, VTC vào cuộc sau và đành phải mua lại bản quyền truyền hình trực tiếp World Cup 2006 với mức giá cao hơn hẳn.
Sau World Cup 2006, rút kinh nghiệm từ lần chậm chân trước, VTC sớm thực hiện việc thương thảo với các đối tác nên đã giành được hợp đồng độc quyền sản xuất tín hiệu và phát sóng trực tiếp Asian Cup 2007 mà Việt Nam là đồng chủ nhà. Khi đó, VTV đã phải "muối mặt" tiếp sóng có logo cũng như giọng bình luận của bình luận viên VTC.
Đến tháng 6/2007, VTC lại giành được hợp đồng độc quyền phát sóng giải Ngoại hạng Anh ở Việt Nam trong 3 mùa bóng liên tiếp, kể từ mùa bóng 2007-2008 đến mùa bóng 2009-2010 với đối tác ESPN và Star Sport với mức giá được công bố là 1,2 triệu USD. Để đối phó lại, VTV đã phải thương thảo thêm với ESPN và Star Sport để được phép lồng phần bình luận tiếng Việt vào các trận đấu của Premier League được phát trên các kênh này.
Trong nỗ lực nhằm lấy lại vị thế của mình, VTV đã giành được độc quyền phát sóng trực tiếp một số các sự kiện thể thao lớn như AFF Cup 2008, vòng loại Olympic Bắc Kinh 2008, EURO 2008.
Tiếp đó, được sự đồng ý của Bộ Thông tin & Truyền thông, VTV đã đại diện cho truyền hình Việt Nam mua độc quyền bản quyền truyền hình trực tiếp AFF Cup 2010 từ công ty Dentsu Alpha để phát sóng miễn phí trên các kênh quảng bá của các đài truyền hình trong cả nước.
Ra đời sau nhưng năm ngoái Công ty truyền hình số vệ tinh Việt Nam (VSTV) đã gây xôn xao dư luận khi bất ngờ tuyên bố độc quyền phát sóng toàn bộ các trận đấu của các giải đấu Premier League, La Liga và Serie A kể từ mùa bóng 2010-2011 trên các kênh K+1, K+NS và K+PC.
Cho dù bị dư luận và các nhà đài phản đối kịch liệt nhưng rồi cuối cùng K+ vẫn giữ độc quyền các trận đấu diễn ra vào ngày Chủ nhật của Premier League, trong khi các đài lớn như HTV (Hà Nội), HTV (TP.HCM), VCTV, VTC đành phải hài lòng với gói truyền hình trực tiếp không độc quyền (các trận đấu diễn ra vào các ngày khác trong tuần trừ Chủ nhật).
Còn trong năm nay, Công ty cổ phần Nghe nhìn Toàn cầu AVG đã ký với Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) hợp đồng độc quyền các giải bóng đá do VFF tổ chức trong vòng 20 năm, bắt đầu từ V-League 2011. Trong mùa giải 2011, AVG cũng đã chủ động chia sẻ sóng sạch cho các đài VTV, VTC cũng như các đài địa phương.
Nhưng mọi chuyện lại nóng lên một cách đột ngột khi VPF ra đời, chịu trách nhiệm tổ chức giải hạng Nhất và giải Ngoại hạng (thay cho V-League trước đây). Trong trận tranh Siêu Cúp quốc gia mới đây, báo Tiền phong, đơn vị tổ chức trận tranh Siêu Cúp cùng với VFF, đã cho phép cả VTV vào ghi hình phát sóng, gây nên tranh cãi với AVG.
Sau đó, đại diện của VPF tuyên bố muốn xem xét lại hợp đồng độc quyền mà VFF ký với AVG trước đây.
Ngày 28/12, trong cuộc họp giữa AVG và VFF, AVG giữ quan điểm AVG chỉ xem xét việc thay đổi hợp đồng khi và chỉ khi VFF vẫn là đơn vị nắm bản quyền truyền hình như trong điều lệ của VFF và trong hợp đồng giữa AVG và VFF. Chỉ sau khi AVG và VFF cùng nhất trí bằng văn bản về việc VPF tiếp nhận một số quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng thì VPF mới được tham gia đàm phán./.
Thành Quang (TTVH/Vietnam+)