Không chỉ đem lại cảm giác ngon miệng cho một số món ăn rất hấp dẫn, quả nho còn là loại trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ.
Nguồn lợi ích
Bảo vệ tim mạch: Nho chứa chất flavonoid và chất chống oxy hóa (vỏ càng sẫm màu càng nhiều chất này), nên có tác dụng loại bỏ những cholesterol xấu, bảo vệ tim mạch. Nó còn chứa chất kháng sinh, giúp ngăn ngừa tắc nghẽn động mạch và tăng cường sức khỏe hệ tim mạch.
Giàu năng lượng, vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa: Không chỉ giàu năng lượng, quả nho còn chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của bé như các loại vitamin (A, B1, B2, B6, B12, C, P, K...), các loại khoáng chất (kali, magie, canxi, mangan, sắt...).
Bên cạnh đó, nó cũng chứa chất chống oxy hóa nhiều gấp 3 lần so với các loại quả khác như cam, cà chua, táo.
Phòng ngừa thiếu máu: Quả nho có chứa sắt - dưỡng chất giúp cơ thể bé chống lại chứng thiếu máu.
Nhuận tràng: Chất xơ trong loại quả này là chìa khóa phòng ngừa chứng táo bón ở trẻ. Nó còn chứa các dưỡng chất có tác dụng bảo vệ dạ dày và kích thích sự trao đổi chất.
Làm sạch bên trong cơ thể: Vì chứa nhiều nước, kali và chất xơ nên nho được biết đến như một phương thuốc tự nhiên, có tác dụng thải các loại chất độc hại ngay từ bên trong cơ thể.
Giảm mệt mỏi: Nước ép nho cung cấp sắt và năng lượng, giúp ngăn ngừa và giảm mệt mỏi cho cơ thể bé.
Phòng chống ung thư: Các nghiên cứu khoa học cho thấy, quả nho có tác dụng phòng chống ung thư trực tràng và ung thư vú rất hiệu quả nếu được sử dụng thường xuyên. Các chất trong loại quả này còn giúp nâng cao hệ miễn dịch tổng thể cho bé.
Lưu ý: Trẻ béo phì, bị bệnh dạ dày, đi ngoài và kiết lị thì không được ăn hoặc uống nước nho ép. Các bé bị sâu răng cũng nên hạn chế ăn vì nho chứa nhiều đường.
Khi nào nên cho bé ăn?
Do hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh rất non nớt, chưa sẵn sàng “làm việc” nên không cho trẻ ăn nho hoặc các trái cây chưa gọt vỏ.
Theo các bác sĩ thì khi bé được 6-8 tháng tuổi, bạn mới bắt đầu cho bé ăn nho. Các mẹ không nên cho ăn cả quả, vì sẽ rất nguy hiểm nếu bé nuốt và bị hóc nghẹn. Bạn cần tách thành những miếng nhỏ, bỏ hạt cẩn thận rồi mới cho trẻ ăn.
Cách chọn và bảo quản
Bạn nên chọn loại nho đỏ thay vì nho xanh, vì chúng chứa nhiều chất oxy hóa hơn, lại có vị ngọt kích thích sự ngon miệng cho bé.
Chọn những chùm có quả tươi, mọng nước, không héo và bầm dập. Quả gắn chặt vào cuống, bề mặt vỏ có một lớp bụi trắng - chứng tỏ nho đã chín tới.
Cho bé ăn nho tươi là tốt nhất. Nếu dự trữ, không nên rửa trước khi cho vào tủ lạnh (dễ bị hỏng hơn) mà khi ăn, mới nên lấy ra và ngâm rửa cẩn thận.
Thực đơn từ quả nho
1. Sinh tố nho
Nguyên liệu:
- 100g nho đỏ
- 1/2 quả táo chín, 1 quả chanh
- Đá bào
Cách làm:
- Nho và táo ngâm rửa sạch với nước muối loãng trong 20 phút. Nho bỏ hạt, táo gọt vỏ, thái miếng nhỏ. Cho nho, táo và đá vào máy sinh tố, xay nhuyễn.
- Đổ hỗn hợp ra cốc, vắt 1 thìa nước cốt chanh vào và trộn đều.
2. Nước ép nho-táo
Nguyên liệu:
- 1 quả táo
- 100g nho đỏ
- Muối, mật ong
Cách làm:
- Nho và táo ngâm rửa sạch với nước muối loãng trong 20 phút. Táo gọt vỏ, thái miếng nhỏ, nho bỏ hạt.
- Cho táo và nho vào máy ép lấy nước. Đổ nước ép ra cốc, thêm một thìa mật ong (thêm đá nếu muốn uống lạnh).
3. Gà hầm nho
Nguyên liệu:
- 2 chiếc đùi gà
- 200g nho đỏ bỏ hạt
- 2 củ khoai tây, 1/2 củ hành tây
- Gia vị, đường, dầu ăn, nước mắm
Cách làm:
- Đùi gà ướp gia vị và chút đường khoảng 15-20 phút, rồi đem rán vàng.
- Cho đùi gà vào nồi hầm, thêm chút nước mắm và nho.
- Khoai tây gọt vỏ, xắt miếng răng cưa, rán vàng, hành tây thái nhỏ.
- Đổ hành tây và khoai tây vào gà hầm, đun khoảng 15 phút rồi tắt bếp. Ăn món này với cơm hoặc bánh mỳ./.
Nguồn lợi ích
Bảo vệ tim mạch: Nho chứa chất flavonoid và chất chống oxy hóa (vỏ càng sẫm màu càng nhiều chất này), nên có tác dụng loại bỏ những cholesterol xấu, bảo vệ tim mạch. Nó còn chứa chất kháng sinh, giúp ngăn ngừa tắc nghẽn động mạch và tăng cường sức khỏe hệ tim mạch.
Giàu năng lượng, vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa: Không chỉ giàu năng lượng, quả nho còn chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của bé như các loại vitamin (A, B1, B2, B6, B12, C, P, K...), các loại khoáng chất (kali, magie, canxi, mangan, sắt...).
Bên cạnh đó, nó cũng chứa chất chống oxy hóa nhiều gấp 3 lần so với các loại quả khác như cam, cà chua, táo.
Phòng ngừa thiếu máu: Quả nho có chứa sắt - dưỡng chất giúp cơ thể bé chống lại chứng thiếu máu.
Nhuận tràng: Chất xơ trong loại quả này là chìa khóa phòng ngừa chứng táo bón ở trẻ. Nó còn chứa các dưỡng chất có tác dụng bảo vệ dạ dày và kích thích sự trao đổi chất.
Làm sạch bên trong cơ thể: Vì chứa nhiều nước, kali và chất xơ nên nho được biết đến như một phương thuốc tự nhiên, có tác dụng thải các loại chất độc hại ngay từ bên trong cơ thể.
Giảm mệt mỏi: Nước ép nho cung cấp sắt và năng lượng, giúp ngăn ngừa và giảm mệt mỏi cho cơ thể bé.
Phòng chống ung thư: Các nghiên cứu khoa học cho thấy, quả nho có tác dụng phòng chống ung thư trực tràng và ung thư vú rất hiệu quả nếu được sử dụng thường xuyên. Các chất trong loại quả này còn giúp nâng cao hệ miễn dịch tổng thể cho bé.
Lưu ý: Trẻ béo phì, bị bệnh dạ dày, đi ngoài và kiết lị thì không được ăn hoặc uống nước nho ép. Các bé bị sâu răng cũng nên hạn chế ăn vì nho chứa nhiều đường.
Khi nào nên cho bé ăn?
Do hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh rất non nớt, chưa sẵn sàng “làm việc” nên không cho trẻ ăn nho hoặc các trái cây chưa gọt vỏ.
Theo các bác sĩ thì khi bé được 6-8 tháng tuổi, bạn mới bắt đầu cho bé ăn nho. Các mẹ không nên cho ăn cả quả, vì sẽ rất nguy hiểm nếu bé nuốt và bị hóc nghẹn. Bạn cần tách thành những miếng nhỏ, bỏ hạt cẩn thận rồi mới cho trẻ ăn.
Cách chọn và bảo quản
Bạn nên chọn loại nho đỏ thay vì nho xanh, vì chúng chứa nhiều chất oxy hóa hơn, lại có vị ngọt kích thích sự ngon miệng cho bé.
Chọn những chùm có quả tươi, mọng nước, không héo và bầm dập. Quả gắn chặt vào cuống, bề mặt vỏ có một lớp bụi trắng - chứng tỏ nho đã chín tới.
Cho bé ăn nho tươi là tốt nhất. Nếu dự trữ, không nên rửa trước khi cho vào tủ lạnh (dễ bị hỏng hơn) mà khi ăn, mới nên lấy ra và ngâm rửa cẩn thận.
Thực đơn từ quả nho
1. Sinh tố nho
Nguyên liệu:
- 100g nho đỏ
- 1/2 quả táo chín, 1 quả chanh
- Đá bào
Cách làm:
- Nho và táo ngâm rửa sạch với nước muối loãng trong 20 phút. Nho bỏ hạt, táo gọt vỏ, thái miếng nhỏ. Cho nho, táo và đá vào máy sinh tố, xay nhuyễn.
- Đổ hỗn hợp ra cốc, vắt 1 thìa nước cốt chanh vào và trộn đều.
2. Nước ép nho-táo
Nguyên liệu:
- 1 quả táo
- 100g nho đỏ
- Muối, mật ong
Cách làm:
- Nho và táo ngâm rửa sạch với nước muối loãng trong 20 phút. Táo gọt vỏ, thái miếng nhỏ, nho bỏ hạt.
- Cho táo và nho vào máy ép lấy nước. Đổ nước ép ra cốc, thêm một thìa mật ong (thêm đá nếu muốn uống lạnh).
3. Gà hầm nho
Nguyên liệu:
- 2 chiếc đùi gà
- 200g nho đỏ bỏ hạt
- 2 củ khoai tây, 1/2 củ hành tây
- Gia vị, đường, dầu ăn, nước mắm
Cách làm:
- Đùi gà ướp gia vị và chút đường khoảng 15-20 phút, rồi đem rán vàng.
- Cho đùi gà vào nồi hầm, thêm chút nước mắm và nho.
- Khoai tây gọt vỏ, xắt miếng răng cưa, rán vàng, hành tây thái nhỏ.
- Đổ hành tây và khoai tây vào gà hầm, đun khoảng 15 phút rồi tắt bếp. Ăn món này với cơm hoặc bánh mỳ./.
(Đẹp/Vietnam+)