Ở thành phố, trẻ em thường dành được rất nhiều sự quan tâm, chăm sóc, bao bọc. Trong nhiều gia đình khá giả, các em còn là những “công chúa, hoàng tử” nhỏ, có đứa trẻ vì thế mà tự cho mình cái quyền được yêu sách, còn bố mẹ nghiễm nhiên phải đáp ứng.
Chứng kiến đứa nhỏ 6 tuổi thẳng tay hất đổ bát cơm chỉ vì không có món mà nó thích, mặc cho ông bố trẻ ngon ngọt nài nỉ, thiết nghĩ nên phải để cho chúng một lần tận mắt thấy cuộc sống thiếu thốn, bữa ăn vô cùng đạm bạc của các em ở những trường nội trú dân nuôi miền núi, may chăng mới thấm thía hạnh phúc và sự no đủ mà mình đang có.
Đạm bạc mèn mén
Hà Giang là một trong những tỉnh miền núi khó khăn nhất nước. Riêng ở các huyện Quản Bạ, Yên Minh, Mèo Vạc, Đồng Văn người dân tộc thiểu số chỉ có thể trồng ngô trên khe những núi đá xám ngắt trùng điệp tưởng chừng nối dài tới đường chân trời.
Cũng vì thế mà ở đó, bữa ăn hàng ngày của các em học sinh trường dân tộc nội trú dân nuôi chỉ có mèn mén (ngô xay) chan với canh bí. Chỉ bữa nào có "sự kiện" gì đó, các em mới được cải thiện thêm đĩa thịt.
Như trường Tiểu học Sủng Trái (huyện Đồng Văn), nơi có 220 em học sinh nội trú dân nuôi đang ở và học tập mà chúng tôi đến thăm, những khó khăn cả thầy và trò nơi đây đang phải trải qua thực sự khiến bất cứ ai chứng kiến khó cầm lòng.
Những mái nhà lụp xụp là nơi che nắng mưa cho thầy, trò qua những đêm đông miền núi lạnh cắt da thịt. Bên trong tối tăm, ẩm thấp với những chiếc giường ọp ẹp, chăn màn sờn rách nhuộm một màu "cháo lòng;” những mảng tường mốc meo, bong tróc... Trong không gian ấy, thầy và trò hàng ngày miệt mài dưới ánh đèn tù mù.
Niềm thương cảm trào dâng khi chúng tôi chứng kiến bữa ăn của các em học sinh nơi đây. Đến bữa bàn học thành bàn ăn. Trên bàn, mèn mén đựng trong một âu lớn (thực chất là chiếc chậu nhựa cỡ nhỏ) cùng với đó là một nồi canh khoắng mãi mới vớt được miếng bí mỏng tang.
Bữa “tiệc đứng” ấy (vì chúng ăn đứng chứ không ngồi ghế), tôi đồ rằng vì có đoàn thiện nguyện viên dưới xuôi lên trao quà nên các em mới có thêm đĩa thịt kho trong khẩu phần ăn. Bởi, thấy chúng cứ hớn hở chí chóe nhau và loáng cái đĩa thịt đã hết veo, quanh miệng mấy đứa bé con mỡ mòng bóng nhẫy. Có lẽ chúng ít khi nào được ăn một bữa ngon thỏa thuê đến thế!
Còn khi đến một tỉnh miền núi được đánh giá trù phú hơn Hà Giang là Lào Cai cũng bắt gặp những hình ảnh xúc động không kém. Trên con đường dốc lên Trường Trung học cơ sở Sảng Ma Sáo (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai), chúng tôi gặp người phụ trách bếp ăn của trường Vừ A Sáo đang cõng chiếc gùi nặng trên lưng. Mặt lấm tấm mồ hôi, anh Sáo bảo vừa đi hộ xuống chợ mua thức ăn cho các em học sinh cách đó hơn 5 cây số về và phải nhanh vì sắp đến trưa mất rồi.
Ngó vào chiếc gùi sau lưng anh Sáo chỉ thấy bên trong đựng đầy đậu phụ. Anh bảo đó là thực đơn của các em học sinh trường nội trú dân nuôi Sảng Ma Sáo trưa nay!
Tiền ăn chỉ chưa đầy 300.000 đồng/tháng
Thế nhưng để có những bữa ăn đạm bạc như vậy cho các em, các trường học nội trú đã phải nỗ lực rất lớn, dù tiền nhà nước hỗ trợ đã được tăng lên 292.000 đồng/em/tháng, từ 1/3/2011. Mức trước đó chỉ là 140.000 đồng.
“Số tiền này không đủ đảm bảo cho các bữa ăn của học sinh nên hàng tuần các em vẫn phải mang gạo, ngô của nhà góp với nhà trường. Song, vì đời sống của bà con dân tộc còn nhiều khó khăn nên không phải nhà nào cũng sẵn gạo, sẵn ngô cho con em họ mang đi học. Việc để con em đến trường đã là một cố gắng rất lớn rồi, nói gì đến việc đóng góp,” Hiệu trưởng Trường trung học cơ sở Sảng Ma Sáo Vi Hoài Thanh nói.
Cũng trao đổi về vấn đề này, Hiệu trưởng tiểu học Sủng Trái Nguyễn Văn Thuận chia sẻ: “Thấy các trò của mình ăn uống khổ quá, chúng tôi đã tự nguyện trích lương mua thêm gạo hỗ trợ các em hoặc tích cực vận động, kêu gọi hỗ trợ từ các nguồn tài trợ của các tổ chức xã hội, các nhà hảo tâm, từ thiện… Từ khi giá cả tăng, chúng tôi phải tính toán vất vả để có được bữa ăn đạm bạc cho các em."
Ông hiệu trưởng còn than thở vì xăng tăng giá, một xe nước được chở vào đến trung tâm xã đã tăng lên 1.500.000 đồng/4 khối. Với 220 em học sinh thì 4 khối nước không thấm vào đâu, dù các thầy cô và học sinh luôn bảo nhau tằn tiện từng giọt nước.
Để khắc phục khó khăn, nhà trường đang tích cực vận động học sinh ngoài giờ học trồng rau quanh những chỗ đất trống cạnh trường, tổ chức cho các em nuôi gà, lợn, cải thiện đời sống.
Khó khăn là thế mà các thầy cô vùng cao vẫn cố gắng duy trì đều đặn sĩ số lớp, không để các em vì đói mà bỏ lớp, bỏ trường. Và thực sự là một nỗi ám ảnh với những ai được tận mắt thấy bữa cơm đạm bạc của học sinh trường dân tộc nội trú dân nuôi như thế!./.
Chứng kiến đứa nhỏ 6 tuổi thẳng tay hất đổ bát cơm chỉ vì không có món mà nó thích, mặc cho ông bố trẻ ngon ngọt nài nỉ, thiết nghĩ nên phải để cho chúng một lần tận mắt thấy cuộc sống thiếu thốn, bữa ăn vô cùng đạm bạc của các em ở những trường nội trú dân nuôi miền núi, may chăng mới thấm thía hạnh phúc và sự no đủ mà mình đang có.
Đạm bạc mèn mén
Hà Giang là một trong những tỉnh miền núi khó khăn nhất nước. Riêng ở các huyện Quản Bạ, Yên Minh, Mèo Vạc, Đồng Văn người dân tộc thiểu số chỉ có thể trồng ngô trên khe những núi đá xám ngắt trùng điệp tưởng chừng nối dài tới đường chân trời.
Cũng vì thế mà ở đó, bữa ăn hàng ngày của các em học sinh trường dân tộc nội trú dân nuôi chỉ có mèn mén (ngô xay) chan với canh bí. Chỉ bữa nào có "sự kiện" gì đó, các em mới được cải thiện thêm đĩa thịt.
Như trường Tiểu học Sủng Trái (huyện Đồng Văn), nơi có 220 em học sinh nội trú dân nuôi đang ở và học tập mà chúng tôi đến thăm, những khó khăn cả thầy và trò nơi đây đang phải trải qua thực sự khiến bất cứ ai chứng kiến khó cầm lòng.
Những mái nhà lụp xụp là nơi che nắng mưa cho thầy, trò qua những đêm đông miền núi lạnh cắt da thịt. Bên trong tối tăm, ẩm thấp với những chiếc giường ọp ẹp, chăn màn sờn rách nhuộm một màu "cháo lòng;” những mảng tường mốc meo, bong tróc... Trong không gian ấy, thầy và trò hàng ngày miệt mài dưới ánh đèn tù mù.
Niềm thương cảm trào dâng khi chúng tôi chứng kiến bữa ăn của các em học sinh nơi đây. Đến bữa bàn học thành bàn ăn. Trên bàn, mèn mén đựng trong một âu lớn (thực chất là chiếc chậu nhựa cỡ nhỏ) cùng với đó là một nồi canh khoắng mãi mới vớt được miếng bí mỏng tang.
Bữa “tiệc đứng” ấy (vì chúng ăn đứng chứ không ngồi ghế), tôi đồ rằng vì có đoàn thiện nguyện viên dưới xuôi lên trao quà nên các em mới có thêm đĩa thịt kho trong khẩu phần ăn. Bởi, thấy chúng cứ hớn hở chí chóe nhau và loáng cái đĩa thịt đã hết veo, quanh miệng mấy đứa bé con mỡ mòng bóng nhẫy. Có lẽ chúng ít khi nào được ăn một bữa ngon thỏa thuê đến thế!
Còn khi đến một tỉnh miền núi được đánh giá trù phú hơn Hà Giang là Lào Cai cũng bắt gặp những hình ảnh xúc động không kém. Trên con đường dốc lên Trường Trung học cơ sở Sảng Ma Sáo (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai), chúng tôi gặp người phụ trách bếp ăn của trường Vừ A Sáo đang cõng chiếc gùi nặng trên lưng. Mặt lấm tấm mồ hôi, anh Sáo bảo vừa đi hộ xuống chợ mua thức ăn cho các em học sinh cách đó hơn 5 cây số về và phải nhanh vì sắp đến trưa mất rồi.
Ngó vào chiếc gùi sau lưng anh Sáo chỉ thấy bên trong đựng đầy đậu phụ. Anh bảo đó là thực đơn của các em học sinh trường nội trú dân nuôi Sảng Ma Sáo trưa nay!
Tiền ăn chỉ chưa đầy 300.000 đồng/tháng
Thế nhưng để có những bữa ăn đạm bạc như vậy cho các em, các trường học nội trú đã phải nỗ lực rất lớn, dù tiền nhà nước hỗ trợ đã được tăng lên 292.000 đồng/em/tháng, từ 1/3/2011. Mức trước đó chỉ là 140.000 đồng.
“Số tiền này không đủ đảm bảo cho các bữa ăn của học sinh nên hàng tuần các em vẫn phải mang gạo, ngô của nhà góp với nhà trường. Song, vì đời sống của bà con dân tộc còn nhiều khó khăn nên không phải nhà nào cũng sẵn gạo, sẵn ngô cho con em họ mang đi học. Việc để con em đến trường đã là một cố gắng rất lớn rồi, nói gì đến việc đóng góp,” Hiệu trưởng Trường trung học cơ sở Sảng Ma Sáo Vi Hoài Thanh nói.
Cũng trao đổi về vấn đề này, Hiệu trưởng tiểu học Sủng Trái Nguyễn Văn Thuận chia sẻ: “Thấy các trò của mình ăn uống khổ quá, chúng tôi đã tự nguyện trích lương mua thêm gạo hỗ trợ các em hoặc tích cực vận động, kêu gọi hỗ trợ từ các nguồn tài trợ của các tổ chức xã hội, các nhà hảo tâm, từ thiện… Từ khi giá cả tăng, chúng tôi phải tính toán vất vả để có được bữa ăn đạm bạc cho các em."
Ông hiệu trưởng còn than thở vì xăng tăng giá, một xe nước được chở vào đến trung tâm xã đã tăng lên 1.500.000 đồng/4 khối. Với 220 em học sinh thì 4 khối nước không thấm vào đâu, dù các thầy cô và học sinh luôn bảo nhau tằn tiện từng giọt nước.
Để khắc phục khó khăn, nhà trường đang tích cực vận động học sinh ngoài giờ học trồng rau quanh những chỗ đất trống cạnh trường, tổ chức cho các em nuôi gà, lợn, cải thiện đời sống.
Khó khăn là thế mà các thầy cô vùng cao vẫn cố gắng duy trì đều đặn sĩ số lớp, không để các em vì đói mà bỏ lớp, bỏ trường. Và thực sự là một nỗi ám ảnh với những ai được tận mắt thấy bữa cơm đạm bạc của học sinh trường dân tộc nội trú dân nuôi như thế!./.
ChiLê (Vietnam+)