Người Hà Nội vốn khá thân thuộc với những gánh hàng rong ngày ngày vẫn qua lại trên những con phố bán hoa quả, bún miến… Nhưng thời gian gần đây, ở một số điểm công cộng người ta còn bắt gặp những gánh cơm di động.
Cơ động
Mới tang tảng sáng, chị Lài đã tỉnh dậy. Sau khi và vội bát mì tôm nghi ngút khói được úp trong lúc… đánh răng, chị xách làn, cuốc bộ ra chợ để bắt đầu công việc. Sà vào những hàng thịt, cá, rau… đã quá đỗi quen thuộc mỗi ngày, chị nhanh chóng lựa cho mình những thực phẩm thiết yếu để về nấu nướng.
Về đến nhà mới hơn 6 giờ, chị Lài đánh thức chồng dậy để đi làm. Sau đó, người phụ nữ này cặm cụi nhặt rau, thái thịt và nấu nướng bên chiếc bếp than lúc nào cũng rực lửa.
Độ chừng 10 giờ, khi những món ăn đã hoàn tất, chị đem chúng cho vào những chiếc hộp nhựa, âu sành đã để sẵn trong chiếc khay nhựa lớn rồi chở đến cổng bệnh viện Ung bướu (bệnh viện K) bày bán.
Đa phần khách hàng của chị Lài đều là người nhà bệnh nhân và ở quê. Họ mua cơm của chị Lài cũng vì rẻ và tiện lợi. Rẻ là ở chỗ, cùng với một số tiền như vậy, nhưng nếu mua trong hàng quán, chắc chắn sẽ không có nhiều thức ăn như của những người bán rong vì họ không phải trả tiền thuê cửa hàng. Thêm vào đó, thức ăn do tay chị Lài nấu lại rất dễ ăn…
Anh Trần Văn Cừu (Lý Nhân, Hà Nam)-một thực khách thường xuyên của chị Lài cho hay, anh phải tá túc lại bệnh viện vì cơn bạo bệnh của vợ. Cửa hàng cơm bụi quanh bệnh viện cũng nhiều, song anh luôn đợi chị Lài bởi vừa rẻ, vừa ngon.
“Nói về vệ sinh thì bây giờ trong quán chắc gì đã khá hơn hả chú? Bây giờ chỉ có tự trồng rau, chế biến lấy thì may ra…,” anh Cừu chép miệng khi nói về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bởi tính nhanh gọn và đơn giản nên cách bán cơm của chị Lài và một số người khác là rất linh hoạt. Người thì cho đồ đạc vào thúng, quẩy trên vai, người thì cho vào khay rồi bê… Khi có khách, họ đặt xuống đất và nhanh chóng đưa cơm, thức ăn, canh… vào hộp nhựa và không quên “đính kèm” một chiếc thìa nhựa, đôi đũa…
Nhọc nhằn
Theo quan sát của phóng viên Vietnam+, những “quán cơm” này thường mọc gần một số bệnh viện, bên trong bến xe ở khu vực trung tâm thành phố - nơi mà những căn nhà mặt tiền có giá thuê ngất ngưởng. Và, nó thường được sử dụng làm cửa hàng, cửa hiệu chứ không dành cho địa chỉ bán “cơm bụi.”
Sau khi đã bán gần hết số cơm và thức ăn đem theo, chị Lài bảo với phóng viên-khi ấy đang trong vai một thực khách ngồi ăn trên vỉa hè-rằng nghề cơm bụi di động này vất vả lắm.
Quê chị Lài ở Khoái Châu (Hưng Yên), cuộc sống đồng áng vất vả, anh chị lại không có nghề phụ nên rất vất vả trong việc nuôi các con ăn học. Sau này, có mấy người cùng quê rủ lên Hà Nội buôn bán, chị Lài đã đi theo được vài năm rồi kéo chồng lên làm chung. Thế rồi, vợ đi buôn bán hoa, chồng đi làm cửu vạn nên cũng có đồng ra đồng vào, mua được xe máy để tiện đi lại và có tiền cho con ăn học.
Mấy tháng trước, khi đi bán hàng qua một số bệnh viện, chị Lài thấy có một số người bán cơm di động. Thấy nghề này có vẻ kiếm ra tiền hơn, chị quyết định chuyển nghề, cho dù biết sẽ vất vả hơn nhiều so với đi bán hoa rong.
Cái vất vả ấy, không chỉ là câu chuyện chuẩn bị hàng hóa ra sao, mà còn cả những lần bị lực lượng giữ trật tự công cộng “lùa” chạy “tuột dép.” Thêm vào đó, nếu “lớ ngớ” mà lấn chiếm địa bàn hoạt động, cũng dễ xảy ra tranh chấp.
Một người bán cơm ở bệnh viện Việt Đức kể, khi mới bán hàng, chị đã sang trước cổng Bệnh viện Phụ sản Trung ương để “bầy hàng.” Chưa ấm chỗ, chị đã được một người phụ nữ “nhắc khéo” về việc phải… dịch chuyển hàng hóa xuống đoạn vỉa hè khác cách xa cổng bệnh viện. Khi chị chưa kịp thực hiện, thì đã có một thanh niên nhìn “rất gớm” đứng cạnh khiến chị phải vội vàng làm theo.
Sau đó, chị lựa chọn “điểm đỗ” cho mình ở gần Bệnh viện Việt Đức [điểm nối ngã tư Phủ Doãn, Tràng Thi-pv], song ban đầu cũng khá dè dặt.
Chị Thành, một người bán “cơm bụi di động” ở bến xe phía Nam thì kể, có lần chị đã gặp những đối tượng “dặt dẹo” đến mua cơm, xong rồi đi thẳng mà chẳng trả tiền, hoặc trả rất ít mà chị cũng phải “ngậm tăm” mà bán.
Tuy nhiên, cho dù vất vả đến mấy thì chị Thành cũng như nhiều người khác vẫn phải bê thùng cơm đi bán hàng ngày, cũng bởi nghề này đem lại cuộc sống khấm khá hơn cũng như giải quyết công việc cho họ trong những lúc nông nhàn./.
Cơ động
Mới tang tảng sáng, chị Lài đã tỉnh dậy. Sau khi và vội bát mì tôm nghi ngút khói được úp trong lúc… đánh răng, chị xách làn, cuốc bộ ra chợ để bắt đầu công việc. Sà vào những hàng thịt, cá, rau… đã quá đỗi quen thuộc mỗi ngày, chị nhanh chóng lựa cho mình những thực phẩm thiết yếu để về nấu nướng.
Về đến nhà mới hơn 6 giờ, chị Lài đánh thức chồng dậy để đi làm. Sau đó, người phụ nữ này cặm cụi nhặt rau, thái thịt và nấu nướng bên chiếc bếp than lúc nào cũng rực lửa.
Độ chừng 10 giờ, khi những món ăn đã hoàn tất, chị đem chúng cho vào những chiếc hộp nhựa, âu sành đã để sẵn trong chiếc khay nhựa lớn rồi chở đến cổng bệnh viện Ung bướu (bệnh viện K) bày bán.
Đa phần khách hàng của chị Lài đều là người nhà bệnh nhân và ở quê. Họ mua cơm của chị Lài cũng vì rẻ và tiện lợi. Rẻ là ở chỗ, cùng với một số tiền như vậy, nhưng nếu mua trong hàng quán, chắc chắn sẽ không có nhiều thức ăn như của những người bán rong vì họ không phải trả tiền thuê cửa hàng. Thêm vào đó, thức ăn do tay chị Lài nấu lại rất dễ ăn…
Anh Trần Văn Cừu (Lý Nhân, Hà Nam)-một thực khách thường xuyên của chị Lài cho hay, anh phải tá túc lại bệnh viện vì cơn bạo bệnh của vợ. Cửa hàng cơm bụi quanh bệnh viện cũng nhiều, song anh luôn đợi chị Lài bởi vừa rẻ, vừa ngon.
“Nói về vệ sinh thì bây giờ trong quán chắc gì đã khá hơn hả chú? Bây giờ chỉ có tự trồng rau, chế biến lấy thì may ra…,” anh Cừu chép miệng khi nói về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bởi tính nhanh gọn và đơn giản nên cách bán cơm của chị Lài và một số người khác là rất linh hoạt. Người thì cho đồ đạc vào thúng, quẩy trên vai, người thì cho vào khay rồi bê… Khi có khách, họ đặt xuống đất và nhanh chóng đưa cơm, thức ăn, canh… vào hộp nhựa và không quên “đính kèm” một chiếc thìa nhựa, đôi đũa…
Nhọc nhằn
Theo quan sát của phóng viên Vietnam+, những “quán cơm” này thường mọc gần một số bệnh viện, bên trong bến xe ở khu vực trung tâm thành phố - nơi mà những căn nhà mặt tiền có giá thuê ngất ngưởng. Và, nó thường được sử dụng làm cửa hàng, cửa hiệu chứ không dành cho địa chỉ bán “cơm bụi.”
Sau khi đã bán gần hết số cơm và thức ăn đem theo, chị Lài bảo với phóng viên-khi ấy đang trong vai một thực khách ngồi ăn trên vỉa hè-rằng nghề cơm bụi di động này vất vả lắm.
Quê chị Lài ở Khoái Châu (Hưng Yên), cuộc sống đồng áng vất vả, anh chị lại không có nghề phụ nên rất vất vả trong việc nuôi các con ăn học. Sau này, có mấy người cùng quê rủ lên Hà Nội buôn bán, chị Lài đã đi theo được vài năm rồi kéo chồng lên làm chung. Thế rồi, vợ đi buôn bán hoa, chồng đi làm cửu vạn nên cũng có đồng ra đồng vào, mua được xe máy để tiện đi lại và có tiền cho con ăn học.
Mấy tháng trước, khi đi bán hàng qua một số bệnh viện, chị Lài thấy có một số người bán cơm di động. Thấy nghề này có vẻ kiếm ra tiền hơn, chị quyết định chuyển nghề, cho dù biết sẽ vất vả hơn nhiều so với đi bán hoa rong.
Cái vất vả ấy, không chỉ là câu chuyện chuẩn bị hàng hóa ra sao, mà còn cả những lần bị lực lượng giữ trật tự công cộng “lùa” chạy “tuột dép.” Thêm vào đó, nếu “lớ ngớ” mà lấn chiếm địa bàn hoạt động, cũng dễ xảy ra tranh chấp.
Một người bán cơm ở bệnh viện Việt Đức kể, khi mới bán hàng, chị đã sang trước cổng Bệnh viện Phụ sản Trung ương để “bầy hàng.” Chưa ấm chỗ, chị đã được một người phụ nữ “nhắc khéo” về việc phải… dịch chuyển hàng hóa xuống đoạn vỉa hè khác cách xa cổng bệnh viện. Khi chị chưa kịp thực hiện, thì đã có một thanh niên nhìn “rất gớm” đứng cạnh khiến chị phải vội vàng làm theo.
Sau đó, chị lựa chọn “điểm đỗ” cho mình ở gần Bệnh viện Việt Đức [điểm nối ngã tư Phủ Doãn, Tràng Thi-pv], song ban đầu cũng khá dè dặt.
Chị Thành, một người bán “cơm bụi di động” ở bến xe phía Nam thì kể, có lần chị đã gặp những đối tượng “dặt dẹo” đến mua cơm, xong rồi đi thẳng mà chẳng trả tiền, hoặc trả rất ít mà chị cũng phải “ngậm tăm” mà bán.
Tuy nhiên, cho dù vất vả đến mấy thì chị Thành cũng như nhiều người khác vẫn phải bê thùng cơm đi bán hàng ngày, cũng bởi nghề này đem lại cuộc sống khấm khá hơn cũng như giải quyết công việc cho họ trong những lúc nông nhàn./.
Phương Chi (Vietnam+)