Dạo một vòng quanh các vườn hoa lan, cây cảnh, cá cảnh tại các huyện khu vực ngoại thành như Củ Chi, Thủ Đức, Hóc Môn, Bình Chánh và quận 12 (Thành phố Hồ Chí Minh), hầu hết các nhà vườn đều cho biết diện tích hoa, cá cảnh, cây cảnh phục vụ nhu cầu Tết 2012 đều tăng.
Trong hơn 1.900ha, diện tích mai chiếm 530ha, lan 210ha, cảnh, bonsai 450ha và hoa nền 750ha.
Hoa nền, cá cảnh nhộn nhịp người mua
Hiện nay, nhu cầu chơi cá cảnh và hoa nền có phần tấp nập hơn. Từ đầu tháng 11 âm lịch đến nay, số lượng cá cảnh được người dân tiêu thụ cao, tăng lên khoảng 50%, trong khi giá cả không thay đổi.
Ông Nguyễn Văn Minh, chủ 40 hồ cá cảnh các loại trên diện tích 5.000m2 tại ấp 3, xã Phong Phú, huyện Bình Chánh cho biết tổng số cá trong trại đạt khoảng 20.000 con, tập trung vào các loại cá bảy màu, cá chép, hồng kim, tứ vân, cánh buồm, ông tiên và cá giống.
Cứ vào thời điểm gần tết hàng năm, số cá bán ra tăng hơn so với ngày thường. Trong đó, cá bảy màu là loại cá được khách hàng chuộng nhất nên số lượng bán nhiều nhất.
Mặc dù vào dịp tết nguồn hàng cần phải dồi dào để cung cấp cho thị trường, và cũng có rất nhiều khách đến mua cá, nhưng ông Minh chỉ bán cá cho những khách hàng quen, thường xuyên lấy cá của ông để cung cấp lại, còn những khách hàng lạ, khi thiếu cá mới tìm đến thì trại cá ông Minh không bán, bởi cần giữ cá cho khách quen khi họ cần số lượng lớn hơn.
Trong thời gian này, mật độ bắt cá của khách quen dày hơn, thay vì mỗi tuần chỉ bắt cá một lần (với khách bán chậm) và 3 ngày bắt một lần (với khách bán nhanh) thì dịp tết này họ chỉ bắt cá tại trại cách nhau một ngày, số cá mỗi lần bắt tăng từ 1.000 con lên 1.500 con, ước tính thu nhập trong những ngày cận tết từ 1,3 triệu đồng đến 1,5 triệu đồng/ngày.
Ngoài số cá cung cấp cho thị trường trong nước, ông Minh còn cung cấp cho thương lái xuất khẩu sang Singapore và Tiệp Khắc. Số cá được chọn xuất đi là những con khỏe, đạt chất lượng.
Không chỉ cá cảnh, phần lớn các nhà vườn trồng hoa nền đã bán hết số hoa. Điển hình như hộ anh Trần Văn Ngọc, chủ vườn hoa nền 7.000 m2 tại ấp 5, xã Hòa Phú, huyện Củ Chi trồng 11.000 chậu hoa nền bao gồm các loại sống đời, thược dược, hướng dương, mồng gà.
Nhưng với lượng khách đặt hàng lớn, anh đã phải mua thêm 2.000 chậu sống đời của vườn khác để giao cho khách. Theo anh Ngọc, mỗi chậu hoa anh bán cho khách đều thấp hơn giá mặt bằng chung khoảng 10.000 đồng.
Dù số lời trên từng chậu không bằng vườn khác, nhưng chính điểm này đã làm cho vườn hoa nền của anh đông khách đặt hàng hơn.
Không những vậy, với khách hàng ở xa như Tây Ninh, Bình Dương, anh Ngọc đều hỗ trợ chi phí xe vận chuyển, đây cũng chính là phương thức kinh doanh giúp anh thành công trong những năm qua.
Dù chỉ mới nửa tháng chạp, anh đã tính được con số lãi từ vườn hoa, khoảng 150 triệu đồng sau khi trừ các chi phí.
Hoa lan, cây cảnh... chờ khách
Cá cảnh và hoa nền được người tiêu dùng chú ý nhiều, nhưng hoa lan và cây cảnh lại không được như thế. Mặc dù số lượng hoa nhập khẩu từ các nước Thái Lan và Singapore năm nay không nhiều như năm ngoái, nhưng số lượng hoa cảnh ở Thành phố Hồ Chí Minh cũng không dễ dàng tiêu thụ.
Nếu như vào thời điểm này năm ngoái, hầu như các nhà vườn đều có đơn đặt hàng, giá hoa, giá cây chênh lệch trong dịp tết cũng được thể hiện rõ như tăng 30% so với ngày thường thì năm nay, các nhà vườn đều im hơi, giảm hẳn lượng khách đến đặt hàng.
Như vườn lan của bà Trần Ngọc Tuyết, tại ấp 1, xã Hòa Phú, huyện Củ Chi năm nay chưa có nhiều khách, nhưng khi khách đặt hàng thì chủ vườn cũng không dám nhận tiền cọc cho cả gói hàng ngày tết.
Theo bà Tuyết, cận Tết Nguyên đán năm 2011 cũng có nhiều vườn nhận tiền cọc của khách hàng, nhưng rồi hàng hoa trong nước bị lấn át bởi các loại hoa nhập vì khách hàng sẵn sàng bỏ tiền cọc để đầu tư sang loại hoa khác.
Hơn nữa, vườn của bà Tuyết cung cấp hoa quanh năm với số lượng 4.000 cành lan mokara/tuần. Nếu dịp tết có đủ hàng, có thể cung cấp khoảng 5.000 cành/tuần là đã đạt yêu cầu của chủ vườn.
Các nhà vườn chuyên cung cấp các loại cảnh cổ, cây bonsai cũng không nằm ngoài vòng xoay do ảnh hưởng của tình hình kinh tế.
Khu vườn cảnh Minh Tân rộng 7ha tại xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi năm nay cũng chỉ lác đác vài khách quen tới đặt hàng, theo ước tính của nhà vườn, lượng khách từ nay đến tết cũng không nhiều hơn năm ngoái.
Ông Trịnh Minh Tân, chủ vườn cũng đang tính toán mức bán ra của vườn trong năm nay. Nếu thu nhập từ cây quốc (tắc) đạt 1,5 tỷ đồng cũng là điều đáng mừng vì nhu cầu tiêu dùng năm nay không nhiều.
Hơn nữa, ngoài cây quốc cảnh, ông Tân còn bán thêm nhiều cây cảnh được tạo dáng thế mô phỏng theo cây cổ thụ cộng với số tiền chăm sóc các cây quốc được chủ cũ gửi lại, ước tính khoảng 1 tỷ đồng.
Thế nhưng, con số này còn phải chờ vào lượng khách tới mua trong thời điểm cận tết mới có thể biết được.
Tuy lượng khách đến mua trong dịp này chưa nhiều, nhưng nhà vườn không chấp nhận phương thức hạ giá thành của cây cảnh.
Anh Trịnh Minh Tuyên, thành viên của vườn cảnh Minh Tân cho biết Công ty Minh Tân đã đầu tư cho vườn kiểng lớn về vốn lẫn công chăm sóc.
Thông thường, để tạo nên một cây cảnh có dáng đẹp, cân đối hài hòa như một dáng cây cổ thụ thật thì công ty đã dành nhiều thời gian chiết cành, kích thích rễ, sau đó tạo dáng thô sơ phải mất ít nhất 3 năm.
Khi cây có dáng, việc nuôi gốc và bộ rễ chiếm phần lớn công sức và nguồn vốn. Do đó, khi cây đạt thời gian bán được cũng phải mất từ 7 đến 8 năm. Vì sự đầu tư như vậy, giá của các cây cảnh không thể bán ra thấp hơn hoặc phải hạ giá.
Với cây quốc cũng không ngoại lệ, đầu tư cho một gốc quốc đã mất ít nhất từ 500.000 đồng đến 700.000 đồng/cây, đó là chưa kể đến những gốc có dáng đẹp, sử dụng thuốc bảo vệ trái, có thể cao hơn gấp đôi.
Và việc tâm lý khách hàng thường kéo dài đến ngày 30 tháng chạp âm lịch mới đi mua hoa và mua cây đã gây cơn sốt cho các thương lái và nhà vườn đầu tư ngắn hạn, lo sợ tồn cây, mất vốn nên hạ giá các cây này.
Vườn cảnh Minh Tân không bán hàng theo phương thức đó, và cũng khuyến khích khách hàng của mình bán theo trào lưu đó.
Nếu đến ngày cuối cùng mà chưa bán hết cây cảnh và quốc, vườn cảnh sẵn sàng thu về, đầu tư chăm sóc cho năm sau.
Ngay cả ông Nguyễn Văn Hoàng, người quản lý vườn lan Mỹ Vân, tại xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi cũng đồng tình không hạ giá hoa trong dịp tết.
Vì hiện nay, rất nhiều người chú ý đến các loại hoa cao cấp, họ biết vẻ đẹp và giá trị của nó nên hạ giá không phải là biện pháp bán hết hoa.
Vườn Mỹ Vân trồng chủ yếu là lan chậu (dendro), trong vườn có khoảng 40.000 chậu đã được thương lái mua hết./.
Trong hơn 1.900ha, diện tích mai chiếm 530ha, lan 210ha, cảnh, bonsai 450ha và hoa nền 750ha.
Hoa nền, cá cảnh nhộn nhịp người mua
Hiện nay, nhu cầu chơi cá cảnh và hoa nền có phần tấp nập hơn. Từ đầu tháng 11 âm lịch đến nay, số lượng cá cảnh được người dân tiêu thụ cao, tăng lên khoảng 50%, trong khi giá cả không thay đổi.
Ông Nguyễn Văn Minh, chủ 40 hồ cá cảnh các loại trên diện tích 5.000m2 tại ấp 3, xã Phong Phú, huyện Bình Chánh cho biết tổng số cá trong trại đạt khoảng 20.000 con, tập trung vào các loại cá bảy màu, cá chép, hồng kim, tứ vân, cánh buồm, ông tiên và cá giống.
Cứ vào thời điểm gần tết hàng năm, số cá bán ra tăng hơn so với ngày thường. Trong đó, cá bảy màu là loại cá được khách hàng chuộng nhất nên số lượng bán nhiều nhất.
Mặc dù vào dịp tết nguồn hàng cần phải dồi dào để cung cấp cho thị trường, và cũng có rất nhiều khách đến mua cá, nhưng ông Minh chỉ bán cá cho những khách hàng quen, thường xuyên lấy cá của ông để cung cấp lại, còn những khách hàng lạ, khi thiếu cá mới tìm đến thì trại cá ông Minh không bán, bởi cần giữ cá cho khách quen khi họ cần số lượng lớn hơn.
Trong thời gian này, mật độ bắt cá của khách quen dày hơn, thay vì mỗi tuần chỉ bắt cá một lần (với khách bán chậm) và 3 ngày bắt một lần (với khách bán nhanh) thì dịp tết này họ chỉ bắt cá tại trại cách nhau một ngày, số cá mỗi lần bắt tăng từ 1.000 con lên 1.500 con, ước tính thu nhập trong những ngày cận tết từ 1,3 triệu đồng đến 1,5 triệu đồng/ngày.
Ngoài số cá cung cấp cho thị trường trong nước, ông Minh còn cung cấp cho thương lái xuất khẩu sang Singapore và Tiệp Khắc. Số cá được chọn xuất đi là những con khỏe, đạt chất lượng.
Không chỉ cá cảnh, phần lớn các nhà vườn trồng hoa nền đã bán hết số hoa. Điển hình như hộ anh Trần Văn Ngọc, chủ vườn hoa nền 7.000 m2 tại ấp 5, xã Hòa Phú, huyện Củ Chi trồng 11.000 chậu hoa nền bao gồm các loại sống đời, thược dược, hướng dương, mồng gà.
Nhưng với lượng khách đặt hàng lớn, anh đã phải mua thêm 2.000 chậu sống đời của vườn khác để giao cho khách. Theo anh Ngọc, mỗi chậu hoa anh bán cho khách đều thấp hơn giá mặt bằng chung khoảng 10.000 đồng.
Dù số lời trên từng chậu không bằng vườn khác, nhưng chính điểm này đã làm cho vườn hoa nền của anh đông khách đặt hàng hơn.
Không những vậy, với khách hàng ở xa như Tây Ninh, Bình Dương, anh Ngọc đều hỗ trợ chi phí xe vận chuyển, đây cũng chính là phương thức kinh doanh giúp anh thành công trong những năm qua.
Dù chỉ mới nửa tháng chạp, anh đã tính được con số lãi từ vườn hoa, khoảng 150 triệu đồng sau khi trừ các chi phí.
Hoa lan, cây cảnh... chờ khách
Cá cảnh và hoa nền được người tiêu dùng chú ý nhiều, nhưng hoa lan và cây cảnh lại không được như thế. Mặc dù số lượng hoa nhập khẩu từ các nước Thái Lan và Singapore năm nay không nhiều như năm ngoái, nhưng số lượng hoa cảnh ở Thành phố Hồ Chí Minh cũng không dễ dàng tiêu thụ.
Nếu như vào thời điểm này năm ngoái, hầu như các nhà vườn đều có đơn đặt hàng, giá hoa, giá cây chênh lệch trong dịp tết cũng được thể hiện rõ như tăng 30% so với ngày thường thì năm nay, các nhà vườn đều im hơi, giảm hẳn lượng khách đến đặt hàng.
Như vườn lan của bà Trần Ngọc Tuyết, tại ấp 1, xã Hòa Phú, huyện Củ Chi năm nay chưa có nhiều khách, nhưng khi khách đặt hàng thì chủ vườn cũng không dám nhận tiền cọc cho cả gói hàng ngày tết.
Theo bà Tuyết, cận Tết Nguyên đán năm 2011 cũng có nhiều vườn nhận tiền cọc của khách hàng, nhưng rồi hàng hoa trong nước bị lấn át bởi các loại hoa nhập vì khách hàng sẵn sàng bỏ tiền cọc để đầu tư sang loại hoa khác.
Hơn nữa, vườn của bà Tuyết cung cấp hoa quanh năm với số lượng 4.000 cành lan mokara/tuần. Nếu dịp tết có đủ hàng, có thể cung cấp khoảng 5.000 cành/tuần là đã đạt yêu cầu của chủ vườn.
Các nhà vườn chuyên cung cấp các loại cảnh cổ, cây bonsai cũng không nằm ngoài vòng xoay do ảnh hưởng của tình hình kinh tế.
Khu vườn cảnh Minh Tân rộng 7ha tại xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi năm nay cũng chỉ lác đác vài khách quen tới đặt hàng, theo ước tính của nhà vườn, lượng khách từ nay đến tết cũng không nhiều hơn năm ngoái.
Ông Trịnh Minh Tân, chủ vườn cũng đang tính toán mức bán ra của vườn trong năm nay. Nếu thu nhập từ cây quốc (tắc) đạt 1,5 tỷ đồng cũng là điều đáng mừng vì nhu cầu tiêu dùng năm nay không nhiều.
Hơn nữa, ngoài cây quốc cảnh, ông Tân còn bán thêm nhiều cây cảnh được tạo dáng thế mô phỏng theo cây cổ thụ cộng với số tiền chăm sóc các cây quốc được chủ cũ gửi lại, ước tính khoảng 1 tỷ đồng.
Thế nhưng, con số này còn phải chờ vào lượng khách tới mua trong thời điểm cận tết mới có thể biết được.
Tuy lượng khách đến mua trong dịp này chưa nhiều, nhưng nhà vườn không chấp nhận phương thức hạ giá thành của cây cảnh.
Anh Trịnh Minh Tuyên, thành viên của vườn cảnh Minh Tân cho biết Công ty Minh Tân đã đầu tư cho vườn kiểng lớn về vốn lẫn công chăm sóc.
Thông thường, để tạo nên một cây cảnh có dáng đẹp, cân đối hài hòa như một dáng cây cổ thụ thật thì công ty đã dành nhiều thời gian chiết cành, kích thích rễ, sau đó tạo dáng thô sơ phải mất ít nhất 3 năm.
Khi cây có dáng, việc nuôi gốc và bộ rễ chiếm phần lớn công sức và nguồn vốn. Do đó, khi cây đạt thời gian bán được cũng phải mất từ 7 đến 8 năm. Vì sự đầu tư như vậy, giá của các cây cảnh không thể bán ra thấp hơn hoặc phải hạ giá.
Với cây quốc cũng không ngoại lệ, đầu tư cho một gốc quốc đã mất ít nhất từ 500.000 đồng đến 700.000 đồng/cây, đó là chưa kể đến những gốc có dáng đẹp, sử dụng thuốc bảo vệ trái, có thể cao hơn gấp đôi.
Và việc tâm lý khách hàng thường kéo dài đến ngày 30 tháng chạp âm lịch mới đi mua hoa và mua cây đã gây cơn sốt cho các thương lái và nhà vườn đầu tư ngắn hạn, lo sợ tồn cây, mất vốn nên hạ giá các cây này.
Vườn cảnh Minh Tân không bán hàng theo phương thức đó, và cũng khuyến khích khách hàng của mình bán theo trào lưu đó.
Nếu đến ngày cuối cùng mà chưa bán hết cây cảnh và quốc, vườn cảnh sẵn sàng thu về, đầu tư chăm sóc cho năm sau.
Ngay cả ông Nguyễn Văn Hoàng, người quản lý vườn lan Mỹ Vân, tại xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi cũng đồng tình không hạ giá hoa trong dịp tết.
Vì hiện nay, rất nhiều người chú ý đến các loại hoa cao cấp, họ biết vẻ đẹp và giá trị của nó nên hạ giá không phải là biện pháp bán hết hoa.
Vườn Mỹ Vân trồng chủ yếu là lan chậu (dendro), trong vườn có khoảng 40.000 chậu đã được thương lái mua hết./.
Hồng Nhung (TTXVN/Vietnam+)